Download Tiểu luận Cơ sở khoa học mô hình công ty mẹ – công ty con miễn phí





MỤC LỤC.
A.Đặt vấn đề 3
B.Nội dung 5
1.Bản chất của mô hình công ty mẹ – công ty con 5
1.1. Công ty mẹ, công ty con là gì 5
1.2. Các hình thức của công ty mẹ, công ty con 7
1.3. Mối quan hệ giữa công ty mẹ –công ty con 9
1.3.1. Mô hình công ty mẹ – công ty con 9
1.3.2. Vai trò, chức năng của công ty mẹ 11
1.3.3. Đặc trưng cơ bản trong nghiệp vụ giao dịch trong mô hình công ty mẹ – công ty con 13
1.3.4. Đặc trưng cơ bản cho nghiệp vụ giao dịch trong mô hình công ty mẹ,công ty con 14
2. Điều kiện, đặc điểm hình thành công ty mẹ – công ty con 15
2.1. Đặc điểm của mô hình công ty mẹ – công ty con 15
2.2. Sự cần thiết hình thành lên công ty mẹ – công ty con 16
2.3. Điều kiện hình thành 16
2.3.1. Điều kiện hình thành lên công ty mẹ – công ty con 16
2.3.2. cách hình thành công ty mẹ – công ty con 16
3. Ưu, nhược điểm của mô hình công ty mẹ – công ty con 17
3.1. Ưu điểm 17
3.2. Nhược điểm 17
3.3. Kiến nghị 18
4. Kinh nghiệm thế giới và bài học vận dụng 18
C. Kết luận 19
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

công ty mẹ đầu tư vốn vào các công ty con và kiểm soát các công ty con đó. Trên thực tế ở nhiều tập đoàn đa quốc gia có cấu trúc sở hữu thuộc loại hình này. Việc hình thành lên các công ty dưới hình thức công ty mẹ - công ty con chính là hệ quả của sự phát triển ở trình độ cao của thị trường tài chính với các ảnh hưỏng của hoạt động đầu tư tài chính giữa các tổ chức và cá nhân
Trước tình hình thế giới hiện nay và tình hình thực tế của nước ta - chúng ta đang trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên cần có các mô hình công ty phát triển đúng hướng với đường lối của Đảng và Nhà nước đồng thời phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta. Với mục đích đó, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến việc xây dựng mô hình Tổng công ty lớn có đủ sức cạnh tranh trên thế giới. Tuy nhiên, các Tổng công ty được thành lập theo mô hình Tổng công ty 90-91 đã nảy sinh một số bất cập về quản lý, về trách nhiệm đồng vốn, về tư cách pháp nhân. Vì thế đã gây không ít khó khăn cho sự phát triển của Tổng công ty. Chính vì vậy các Tổng công ty của nước ta trong thời gian qua vẫn chưa phát huy hết được vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân và trên thị trường quốc tế. Nhận thức được điều đó, hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá IX đã chủ trương xây dựng một số tập đoàn kinh tế Nhà nước mạnh, đổi mới các Tổng công ty sang mô hình công ty mẹ - công ty con .
Đề tài “Cơ sở khoa học mô hình công ty mẹ – công ty con “ là một đề tài sâu và rộng. Nhờ sự giúp đỡ của thầy Lê Thục, em đã nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Do thời gian và khả năng có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.
B. Nội dung
1. Bản chất của mô hình công ty mẹ - công ty con .
1.1. Công ty mẹ - công ty con là gì?
Công ty mẹ - công ty con là cách gọi của chúng ta, chuyển ngữ từ tiếng Anh “Holding company”và “Subsidiaries company” sang Tiếng Việt. Tuy thế, các từ này không liên quan đến hai từ “mẹ - con” của Tiếng Việt. . Holding company là công ty nắm vốn, Subsidiaries company là công ty nhận vốn. Từ “mẹ - con” là cách gọi suy nên có thể gây nhiều hiểu lầm, nếu chúng ta không đi sâu vào nội dung của từng từ.
Có thể khái quát những nét chính về công ty mẹ - công ty con như sau: Công ty mẹ - công ty con là một hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh được thực hiện bởi sự liên kết của nhiều pháp nhân kinh doanh, nhằm hợp nhất các nguồn lực của một nhóm các doanh nghiệp ; đồng thời thực hiện sự phân công, hợp tác về chiến lược dài hạn cũng như kế hoạch ngắn hạn trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp để tạo ra sức mạnh chung và nâng cao hiệu quả hoạt động. Sự liên kết giữa các công ty mẹ với công ty con là liên kết về vốn. Công ty con đuợc công ty mẹ đầu tư về vốn đồng thời bị công ty mẹ chi phối bằng việc nắm giữ 50% quyền biểu quyết hay nắm giữ quyền chỉ định đa số thành viên Hội đồng quản trị. Những công ty dù có vốn đầu tư của công ty mẹ song công ty mẹ không nắm quyền chi phối thì không phải là công ty con. Như vậy, để trở thành công ty mẹ của công ty khác thì phải có hai điều kiện: có vốn đầu tư vào công ty đó và nắm quyền chi phối công ty đó.
Như vây, công ty mẹ - công ty con không phải là một mô hình tổ chức. Nó được dùng để thể hiện sự chi phối ( hay lệ thuộc ) của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác. Vì không phải là một mô hình tổ chức nên nó không bị cứng nhắc với các quyết định của bất cứ cấp hành chính nào. Mối quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con được xác định trong luật pháp và điều lệ của công ty, nó tương đối ổn định. Song việc hình thành công ty mẹ - công ty con lại rất linh hoạt. Một công ty con hôm nay còn là công ty con của công ty khác, song ngày mai có thể chỉ là công ty liên kết hay hoàn toàn độc lập với công ty mẹ nếu công ty mẹ bán một phần hay toàn bộ số cổ phần ở công ty con cho đơn vị khác. Ngược lại, một công ty có thể trở thành công ty mẹ của một công ty khác nếu nó mua lại được số cổ phần đủ để sở hữu công ty đó. Tất cả sự thay đổi đó không cần bất cứ một quyết định nào của các cấp hành chính. Tất nhiên, việc mua, bán, xác nhập, chia tách này nếu như vượt thẩm quyền của doanh nghiệp thì cần có ý kiến của chủ sở hữu. Song nó không phải là các quyết định mang tính chất hành chính.
Tổ hợp giữa công ty mẹ với công ty con hình thành lên tập đoàn kinh tế. Một tập đoàn có thể nhỏ, vừa hay lớn, thậm chí rất lớn tuỳ theo vị trí của công ty mẹ và các công ty con trong nền kinh tế. Tập đoàn có thể chỉ hoạt động trong một địa phương, song cũng có thể hoạt động trong một vùng, trong cả nước hay xuyên quốc gia. Việc hình thành công ty mẹ - công ty con đương nhiên sẽ hình thành tập đoàn kinh tế. Muốn có một tập đoàn kinh tế mạnh thì phải có một công ty mẹ thức sự vững mạnh trên tất cả các mặt vốn liếng, công nghệ, lĩnh vực hoạt động... đủ để giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Không có công ty mẹ mạnh thì không thể có một tập đoàn kinh tế mạnh.
ở nước ta hiện nay, cùng với tiến trình đổi mới và phát triển doanh nghiệp, đã xuất hiện một số doanh nghiệp Nhà nước có nhu cầu chuyển đổi tổ chức và hoạt động theo mô hình liên kết công ty mẹ - công ty con. Đó là các công ty như Tổng công ty hàng hải Việt Nam, Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ việt Nam, đang thí điểm thực hiện mô hình tổng công ty tham gia góp vốn với đơn vị thành viên. Công ty Contrexim tuy chỉ là một doanh nghiệp Nhà nước độc lập, nhưng do điều kiện phát triển đặc thù cũng đang thực hiện thí điểm mô hình công ty mẹ - công ty con. Ngoài ra còn có các công ty như Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng công ty dầu khí Việt nam cũng đang thực hiện thí điểm mô hình công ty mẹ - công ty con ... Còn có nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác, do diều kiện phát triển sản xuất - kinh doanh cũng đang rất quan tâm nghiên cứu mô hình này.
1.2. các hình thức của công ty mẹ - công ty con .
Hiện nay, mô hình công ty mẹ công ty con đã dược các nước công nghiệp sử dụng rất nhiều. Chúng có thể đựơc phân chia dưới ba hình thức công ty mẹ chủ yếu: công ty mẹ tài chính, công ty mẹ kinh doanh, và công ty mẹ là đơn vị nghiên cứu khoa học.
+ Công ty mẹ tài chính chỉ thực hiện thuần tuý chức năng đầu tư vốn vào các công ty con mà không tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác. Công ty mẹ thường là các ngân hàng hay công ty tài chính, thực hiện việc đa dạng hoá đầu tư vào nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, chủ yếu chỉ tập trung vào việc giám sát tài chính với mục tiêu là nhận được nhiều cổ tức từ hoạt động đầu tư đó và khi có thời cơ thì có thể bán lại cổ phần để kiếm lời. Công ty mẹ chỉ thực hiện quyền lãnh đạo với các công ty con bằng việc đưa ra những quyết sách về nhân lực, vật lực, sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm...một s
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top