Biaiardo

New Member
Đề tài Giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước, thực trạng và giải pháp phát triển

Download Đề tài Giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước, thực trạng và giải pháp phát triển miễn phí





MỤC LỤC
Chương 1 1
Tính tất yếu khách quan của việc chuyển đổi sở hữu một bộ phận DNNN. 1
1.1. Tại sao lại cần thiết phải giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN? 1
1.2. Thế nào là giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN? 3
1.3. Nghị định của chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN. 3
Chương 2 9
Thực trạng về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN những năm qua. 9
2.1. Tình hình giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN những năm qua. 9
2.1.1. Trước tháng 9/1999 9
2.1.2. Sau tháng 9/1999 11
2.2. Đánh giá tình hình thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN những năm qua. 13
2.2.1. Ưu điểm 13
2.2.2. Nhược điểm 15
Chương 3 18
Các giải pháp phát triển. 18
3.1. Các giải pháp chung. 18
3.2. Những giải pháp cụ thể. 18
3.2.1. Vấn đề giải quyết công nợ của doanh nghiệp. 18
3.2.2. Giải quyết vần đề người lao động. 21
3.2.3. Hổ trợ các doanh nghiệp trong và sau chuyển đổi hình thức sở hữu. 22
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

của chủ trương này, việc tiến hành giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp sẽ phức tạp hơn, trước tiên phải tổ chứa cổ phần hoá hay chỉ rõ rằng không thể cổ phần hoá được mới có thể thực hiện bán, khoán kinh doanh hay cho thuê.
Tháng 9/1999, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 103/1999/NĐ – CP, quy định một cách có hệ thống và tương đối toàn diện những nội dung cụ thể về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN. Để mở ra “lối thoát” cho các DNNN làm ăn thua lỗ; đồng thời mang đến cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn đầu tư vào các DNNN.
Mục tiêu của Nghị định là quy định trình tự thủ tục trong việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN, xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, tận dụng nguồn tài sản đã có sẵn ở các doanh nghiệp để tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất. Với Nghị định này, Chính phủ chủ trương ưu tiên cho tập thể người lao động trong các doanh nghiệp thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định tự đứng ra nhận khoán, thuê hay mua doanh nghiệp đó, khuyến khích tối đa, duy trì sản xuất và tạo việc làm cho người lao động. Chính phủ cũng chủ trương giao không thu tiền các doanh nghiệp thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định cho người lao động của mỗi doanh nghiệp tương ứng, với điều kiện doanh nghiệp phải được duy trì và phát triển, việc làm của người lao động phải được đảm bảo ổn định (ít nhất là trong một số năm đầu sau khi chuyển đổi).
Cùng với việc ban hành Nghị định trên, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị cán bộ các cơ quan quản lí các ngành soạn thảo, ban hành hay trình Chính phủ các văn bản có liên quan nhằm triển khai Nghị định 103/1999/NĐ – CP. Theo đánh giá của bộ kế hoặch đầu tư cho đến năm 2000 về cơ bản, đã có các văn bản hướng dẫn thực hiện nghị định 103/1999/NĐ – CP do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành. Trong thời gian tiếp theo, các cơ quan hữu quan tiếp tục bổ sung các hướng dẫn liên quan tới việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN, đặc biệt có:
- Hai thông tư của bộ tài chính
- Một thông tư của bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn việc sử lí lao động trong các DNNN cần bán, khoán , cho thuê.
- Một Công văn của Tổng Liên đoàn Lao động hướng dẫn nhiệm vụ công đoàn tham gia thực hiện Nghị định 103/1999/NĐ – CP của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN.[2, trang 83-85]
Tuy nhiên, do quy định chưa đầy đủ, thiếu tính khả thi, nên chuyện mua bán DNNN trên thực tế chưa như mong muốn.
Thấy được thực trạng này, tháng 4/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định 49 để điều chỉnh Nghị định 103, nhưng cũng không thay đổi được tình hình. Năm 2005, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 80 thay thế cho hai nghị định 103 và 49. Thế nhưng, vì Nghị định 80 vẫn còn thiếu những quy định chi tiết nên việc mua bán DNNN vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Thực ra, cuối năm 2005, Bộ Tài chính cũng đã có Thông tư 109 hướng dẫn một số nội dung về tài chính của Nghị định 80 nhưng vẫn chưa thể đầy đủ. Chẳng hạn như quy định về cơ sở pháp lý để thỏa thuận giá khoán, bán, cho thuê chưa rõ ràng; quy định về giải quyết thủ tục đất đai gắn liền với tài sản nhà nước chưa cụ thể; quy định về chính sách, chế độ đối với những người lao động tại các DNNN quá phức tạp...
Dường như Chính phủ cũng đã thấy được sự bất cập của các quy định pháp luật về việc giao, khoán, bán cho thuê DNNN, nên giữa tháng 11/2006, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu bổ sung Nghị định 80 theo hướng xóa bỏ cơ chế khoán kinh doanh và cho thuê DNNN; thực hiện việc bán DNNN theo hình thức bán đấu giá...
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận Nghị định 80 có một số điểm rất đáng chú ý được nhiều doanh nghiệp giá là những “bước đột phá” cụ thể như quy định về việc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế - tài chính được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoạt động kinh doanh tại nước ngoài hay tại Việt Nam sẽ có quyền mua công ty Nhà nước hay một bộ phận công ty Nhà nước thuộc danh mục các ngành nghề, lĩnh vực mà Nhà nước cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư 100% vốn hay được góp vốn liên doanh. Việc này sẽ tạo thêm kênh thu hút vốn đầu tư nước ngoài mới. Hay như trong cuộc trả lời phỏng vấn của báo Đầu Tư, ông Trần Tiến Cường, Trưởng ban Doanh nghiệp (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) nhận định, “Những sửa đổi trong Nghị định 80/2005/NĐ - CP cũng tập trung giải quyết được vấn đề về công khai, minh bạch trong thông tin giao, bán, khoán, kinh doanh và cho thuê công ty Nhà nước. Theo quy định, thời gian công khai thông tin được kéo dài hơn, tăng từ 30 ngày lên 45 ngày và có 15 ngày gia hạn. Chúng tui cho rằng, tăng cường công khai hoá các hoạt động này sẽ giải quyết được những vụ việc mua bán nội bộ không hiệu quả như đã từng xảy ra trước đây”. Ông Cường cũng nhấn mạnh: “Khác với việc thành lập doanh nghiệp mới, nhà đầu tư nước ngoài có thể giảm bớt nhiều thủ tục, thời gian khi mua lại một công ty Nhà nước. Họ có quyền lựa chọn việc có sử dụng hay không lực lượng lao động sẵn có, lựa chọn cách thức thuê/mua quyền sử dụng đất ngay trên địa điểm của công ty Nhà nước cũ... Đây là điểm rất hấp dẫn của hoạt động này”.
Ngoài ra, công ty Nhà nước thuộc diện bán sẽ không bị khống chế về quy mô. Bất cứ công ty Nhà nước nào thuộc diện phải sắp xếp lại, không thực hiện cổ phần hoá được đều là đối tượng của các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước.
Việc mua bán công ty Nhà nước hay một bộ phận công ty Nhà nước sẽ được thực hiện theo cách đấu thầu (nếu người mua muốn mua trọn gói công ty Nhà nước bao gồm cả lao động) hay đấu giá (nếu chỉ mua tài sản). Việc xác định giá trị công ty Nhà nước phải được xác định trên cơ sở giá trị thực tế của công ty, bộ phận công ty tại thời điểm bán.
Cũng giống như cổ phần hoá công ty Nhà nước, Nghị định 80/2005/NĐ - CP quy định, nếu công ty có giá trị tài sản theo sổ sách kế toán từ 30 tỷ đồng trở lên, việc xác định giá trị sẽ phải thực hiện thông qua tổ chức tài chính chuyên nghiệp trong danh sách do Bộ Tài chính công bố. Cách làm này sẽ đảm bảo được đúng giá thị trường của công ty Nhà nước.
Thêm vào đó, quy định về thanh toán tiền mua công ty cũng được quy định lại theo hướng nâng cao trách nhiệm của bên mua công ty Nhà nước. Theo quy định, người mua có thể thanh toán tiền mua trong thời hạn không quá 2 năm, trong đó lần đầu phải thanh toán ngay 70% giá trị. Đây là giải pháp để tránh tiền lệ dây dưa kéo dài trong thanh toán tiền mua công ty Nhà nước đã từng xảy ra.
Nhìn chung, những quy định của nhà nước về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN cho tới thời điểm này đã tương đối phù hợp với tình hình hiện tại. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế - xã hội luôn biến đổi nên Chính phủ cần không ngừng sửa đổi, bổ sung những chủ trương, chính sách về giao, bán, khoán ki...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P Đối với các trường hợp mua, bán chứng khoán trên sàn giao dịch thì thời điểm ghi nhận tăng hoặc giảm Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
D Để giao dịch mua, bán chứng khoán trên sàn, các đơn vị phải mở tài khoản tiền gửi tại Công ty chứng Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
H Thực trạng về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN những năm qua Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
Q Nhà bán máy hủy giấy giao hàng tận nơi toàn quốc Thị trường, Mua bán 0
B Chế độ pháp lý về giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ Luận văn Kinh tế 2
Z Xây dựng chương trình Quản lý bán hàng tại Công ty TNHH Chuyển giao Công nghệ Việt Thái Luận văn Kinh tế 0
Q Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Đá Đồng Giao Luận văn Kinh tế 2
D Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Chi Nhánh Sở Giao dịch 1 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Vi Luận văn Kinh tế 5
D Khai thác luật kết hợp từ cơ sở dữ liệu giao dịch của siêu thị bán lẻ Hệ Thống thông tin quản trị 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top