cartoonphuc2

New Member
Đề tài Thực trạng hoạt động công bố trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Download Đề tài Thực trạng hoạt động công bố trên thị trường chứng khoán Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC TỔNG QUÁT
LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC CHỮVIẾT TẮT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀCÔNG BỐMINH BẠCH THÔNG TIN . 1
1.1 Công bốMinh bạch thông tin. 2
1.2 Nguyên tắc công bốminh bạch thông tin của OECD . 3
1.3 Lợi ích - chi phí của việc công bốminh bạch thông tin . 5
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN CÔNG BỐ- MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN THẾGIỚI . . 21
2.1 Thực tiễn tình hình công bốthông tin tại tập đoàn Goldman Sachs . 22
2.2 Thực tiễn tình hình công bốthông tin tại ngân hàng Lehman Brothers . 26
2.3 Bài học kinh nghiệm vềcông bốthông tin của các nước phát triển . 29
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG BỐTRÊN THNTRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM . 33
3.1 Quy định pháp lý và công bốminh bạch thông tin . 34
3.2 Thực trạng hoạt động công bốthông tin của công ty niêm yết . 36
3.3 Thực tiễn hoạt động bên thứba . 42
3.4 Nguyên nhân thiếu minh bạch thông tin . 46
CHƯƠNG 4: KHẢO SÁT HỆTHỐNG CÔNG BỐTHÔNG TIN TRÊN THNTRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM . 50
4.1 Mức độcông bốthông tin của công ty niêm yết . 51
4.2 Mức độquan tâm đối với các thông tin của nhà đầu tư. 58
4.3 Tổng quát vềkết quảkhảo sát và đềxuất thông tin công bố. 60
CHƯƠNG 5: ĐỀXUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG BỐ- MINH BẠCH THÔNG
TIN TRÊN THNTRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM . 66
5.1 Đềxuất đối với các cơquan nhà nước có liên quan . 67
5.2 Đềxuất đối với công ty niêm yết . 70
5.3 Đềxuất đối với nhà đầu tư. 71
5.4 Đềxuất đối với bên thứba . 73
KẾT LUẬN



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

lớn các công việc kiểm toán như đánh giá hệ
thống kiểm soát nội bộ, thu thập bằng chứng kiểm toán hay lấy mẫu kiểm toán được thực hiện bởi
các trợ lý kiểm toán viên hay các KTV còn ít kinh nghiệm. dễ dẫn đến những sai lầm trong việc
thu thập bằng chứng làm sai lệch ý kiến kiểm toán.
Quan hệ kiểm toán và công ty: Gần đây xuất hiện các hiện tượng thông đồng, bỏ qua các
gian lận, báo cáo sai số liệu. Trong nhiều trường hợp hiện tượng trên có thể giải thích là do sự cố
Trang 45
gắng của các công ty kiểm toán trong việc gia tăng khả năng cạnh tranh trong việc thoả mãn nhu
cầu khách hàng về dịch vụ kiểm toán.
Chưa có Luật kiểm toán độc lập: Hiện nay mới chỉ có nghị định là văn bản pháp lý cao nhất
điều chỉnh các vấn đề về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty kiểm toán, khách hàng, đơn vị
được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả kiểm toán,…nên không đảm bảo được hiệu
lực pháp lý đầy đủ để những tổ chức, cá nhân có liên quan thực thi quyền và trách nhiệm của mình.
3.3.2.3 Công ty chứng khoán
Thiếu hụt nhân sự am hiểu chuyên sâu và có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích, không
thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các khách hàng. Đặc biệt NĐT cá nhân hầu như không được tiếp
cận với sự tư vấn của CTCK mặc dù họ chiếm số đông.
Môi giới chứng khoán: dùng thông tin mật (từ các mối quan hệ riêng của công ty chứng
khoán, từ những người chuyên săn lùng tin tức quan trọng liên quan đến công ty) để cung cấp cho
khách hàng thân thiết, sử dụng một số trang web có ảnh hưởng lớn đối với giới đầu tư chứng khoán
để tung tin ra thị trường nhằm mục đích tạo ra sức cầu mạnh để dễ bề làm giá,...
Chất lượng báo cáo phân tích: đôi lúc mang tính mang tính chủ quan, gây thiệt hại nghiêm
trọng cho công ty bởi NĐT đã “phản ứng” mạnh với các thông tin nhạy cảm được công bố rộng rãi
trên những phương tiện thông tin đại chúng.
3.3.2.4 Xếp hạng tín nhiệm
Có ít nhất là 3 tổ chức ở Việt Nam được đánh giá là cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm:
• Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam CIC (Credit
Information Centre)
• Trung tâm khoa học thNm định tín nhiệm công ty (Enterprise Credit Rating Appraise
Science Center CRC)
• Công ty thông tin và xếp hạng tín nhiệm Việt Nam ( Credit information and Rating
company viết tắt là C&R).
Nhưng chất lượng hoạt động của 3 tổ chức này chưa thật sự hiệu quả Theo đánh giá chung
thì dịch vụ mà CIC và C&R cung cấp giống như là của cơ quan thông tin tín dụng hơn là công ty
xếp hạng tín dụng. Hai cơ quan này cung cấp thông tin về hồ sơ công ty (tên, địa chỉ, ngành nghề
Trang 46
kinh doanh, lịch sử hoạt động v.v), và xếp hạng của riêng họ. CRC có dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
nhưng vẫn chưa chính thức đưa vào hoạt động do vậy vẫn chưa tìm thấy bản báo cáo xếp hạng nào.
Tính độc lập của các tổ chức này không rõ ràng, nhất là trong trường hợp CIC đưa ra các
xếp hạng tín nhiệm cho các ngân hàng quốc doanh vì bản thân nó cũng là một bộ phận của NHNN
có cổ phần ở các ngân hàng quốc doanh.
Những chỉ tiêu xếp hạng không phản ánh được mức độ tín nhiệm theo kỳ vọng mà CIC
muốn thể hiện qua công bố của mình. Chúng cũng chưa tạo được sự khác biệt và độ sâu phân tích
chỉ tiêu tài chính khi đánh giá xếp hạng tín dụng công ty mà cụ thể ở đây là phân loại hệ số nợ theo
phân ngành.
3.4 Nguyên nhân thiếu công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đề tài sẽ phân tích từ góc độ vĩ mô của các nhà làm luật, kẽ hở pháp lý đến những nguyên
nhân chủ quan và khác quan từ khía cạnh NĐT và công ty niêm yết.
3.4.1 Từ góc độ vĩ mô nền kinh tế và quy định pháp luật
Thị trường chứng khoán có những bản chất nội tại bên trong nó như tính gián tiếp của loại
hình đầu tư (NĐT không trực tiếp bỏ vốn cho sản xuất kinh doanh mà mua cổ phần qua đó bổ sung
vốn kinh doanh cho công ty) dẫn đến sự tách bạch quyền quản lý và quyền sở hữu - vấn đề xung đột
lợi ích và bất cân xứng thông tin; người quản lý công ty dễ dàng nắm rõ thông tin có thể tận dụng
để trục lợi cho bản thân.
Thị trường Tài chính nói chung và Thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng đang ở giai
đoạn đầu mới phát triển, còn non trẻ. Vai trò của UBCK và các Sở giao dịch trong vấn đề kiểm soát
thông tin, thu thập thông tin của các công ty công bố cho NĐT còn nhiều thiết sót khiến cho các
website của UBCK hay Sở giao dịch không còn là nơi thu thập thông tin hiệu quả, kịp thời của
NĐT.
Thực tế vẫn tồn tại các cơ quan thông tin đại chúng như báo chí, Internet, diễn đàn v.v...,
nhưng không phải là những tổ chức chuyên nghiệp về tài chính, do vậy những thông tin, số liệu mà
họ cung cấp không hẳn là xác thực, thêm vào đó là quá nhiều thông tin ảo nhằm những mục đích
khác nhau được tung ra có thể do vô tình hay cố ý. Chính vì thế, khi tiếp cận với những nguồn
thông tin này để phân tích sẽ dẫn đến đánh giá sai lệch về công ty niêm yết.
Trình độ tập hợp thông tin cũng như thống kê số liệu của những người trực tiếp làm công tác
cung cấp số liệu chưa cao. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một tổ chức nào chuyên về thu thập, xử lý
Trang 47
thông tin của các công ty như: thông tin về rủi ro, lịch sử hoạt động... để cung cấp cho người phân
tích những thông tin xác thực khi đánh giá về một công ty.
Vai trò trung gian thông tin của Bên thứ ba bị lu mờ, không phát huy khả năng nhằm gia
tăng lợi ích cho NĐT và giúp thị trường Chứng khoán phát triển bền vững.
Kẽ hở của pháp lý cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn gián tiếp cho việc
thu thập thông tin: (một vài quy định chưa rõ ràng thông tin hướng dẫn thiếu cụ thể chồng chéo,
nhiều quy định còn cứng nhắc trong việc áp dụng với các loại hình công ty niêm yết khác nhau..).
Cụ thể như trường hơp dự thảo luật quy định một số đối tượng, như công ty chứng khoán, công ty
quản lý quỹ... phải công bố thông tin theo yêu cầu khi có những thông tin "ảnh hưởng nghiêm
trọng" đến lợi ích hợp pháp của NĐT, hay "ảnh hưởng lớn" đến giá chứng khoán..., song lại không
có hướng dẫn cụ thể về mức độ thế nào được coi là "ảnh hưởng nghiêm trọng", "ảnh hưởng lớn".
Điều này khiến thành viên thị trường muốn công bố thông tin cũng khó công bố cho đúng, cho kịp
thời.
Các "thông tin đầu vào" của TTCK, như thông tin trong cáo bạch của các công ty niêm yết
chưa hoàn toàn được kiểm chứng độc lập: Theo thông lệ quốc tế, các công ty tiến hành IPO hay
niêm yết lần đầu tiên trên sàn chứng khoán có trách nhiệm phải cung cấp các báo cáo thNm định của
kiểm toán viên độc lập đối với các thông tin công bố trên bản cáo bạch của mình, để đảm bảo các
thông tin NĐT được tiếp cận lần đầu là thông tin trung thực, đầy đủ và hợp lý. Tuy nhiên, ở Việt
Nam đây chưa phải là một quy định bắt buộc và cũng không mấy công ty tự nguyện "đầu tư" vào
việc này, dẫn đến tình trạng có những báo cáo đã thiếu sót, sai lệch ngay từ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng hoạt động của tổ chức Tài Chính Vi Mô CEP Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp hoạt động bù trừ thanh toán và lưu ký Chứng khoán ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng phát triển hoạt động logistics của nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty cổ phần May 10: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động của công ty Bảo Hiểm Việt Nam - Bảo Việt trong thời gian qua Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động của bảo hiểm tiền gửi việt nam Chi nhánh khu vực Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu than và tập đoàn công nghiệp thanh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top