Download Tiểu luận Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và cải cách các Tổng Công ty - Tập đoàn kinh tế miễn phí





MỤC LỤC
1. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. 2
1.1. Khái niệm về CPH và sự cần thiết phải CPH DNNN 2
1.1.1. Khái niệm CPH DNNN 2
1.1.2. Phân biệt CPH và tư nhân hóa DNNN 3
1.1.3. Sự cần thiết phải CPH DNNN. 5
1.2. Thực trạng CPH DNNN 8
1.3. Giải pháp 14
2. Tổng công ty Nhà nước và tập đoàn kinh tế 16
2.1. Tổng công ty nhà nước: 16
2.2. Tập đoàn kinh tế 18
2.3. Tổng công ty 90 và tổng công ty 91 19
2.4. Quá trình cải cách các TCT và TĐKT 21
2.5. Những hạn chế trong quá trình cải cách theo mô hình công ty mẹ-con và CPH 24
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

kinh doanh.
Việc phân phối về tính chất không dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động mà mạng nặng tính bình quân không kích thích người quản lý và công nhân trong các DNNN nâng cao hiệu quả công tác và năng suất lao động. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ với kiến thức và trình độ quản lý không phù hợp, thiếu năng động.
Như vậy, tình trạng kém hiệu quả của các DNNN làm cho nền kinh tế không thể phát triển được, chế độ quan liêu bao cấp kìm hãm sự phát triển lực lượng sản xuất, đẩy nền kinh tế vào khủng hoảng. Do đó, khi chuyển sang nền KTTT, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì việc CPH một bộ phận DNNN là cần thiết và cấp bách.
1.1.3.3. Xuất phát từ sự thay đổi nhận thức về vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.
Hội nghị Trung ương lần thứ VI tháng 3/1989 đã nêu rõ vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước không phải có mặt với tỷ trọng lớn ở tất cả mọi ngành mà chỉ chiếm giữ những vị trí then chổt trong nền kinh tế. Giải pháp được đặt ra để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là: tập trung nguồn lực phát triển có hiệu quả kinh tế Nhà nước trong những lĩnh vực DNNN, thực hiện tốt chủ trương CPH và đa dạng hóa sở hữu đối với những DNNN không cần giữ 100% vốn.
1.1.3.4. CPH là sự lựa chọn tốt nhất của các doanh nghiệp.
Ø Chế độ cổ phần là sản phẩm tất yếu của xã hội hóa sản xuất và của nền KTTT. Là một hình thức quyền tài sản, chế độ cổ phần là biểu hiện hình thức vận hành ở góc độ quan hệ sản xuất của sự xã hội hóa sản xuất, theo cách nói của Mác nó là “tư bản xã hội”, tư bản tự nó vốn dựa trên cách sản xuất xã hội và đòi hỏi phải có sự tập trung xã hội về tư liệu sản xuất và sức lao động. Ở đây, trực tiếp mang hình thái tư bản xã hội (tư bản của những cá nhân trực tiếp liên hiệp lại với nhau), Mác coi đó là “hình thái quá độ từ cách sản xuất tư bản chủ nghĩa sang cách sản xuất tập thể” là “sự phủ định”, là hình thức phủ định cao nhất đối với tư bản tư nhân.
Ø DNNN áp dụng chế độ CPH sẽ có lợi cho giải phóng và thuận lợi sản xuất được thể hiện.
- Phân định ranh giới rành mạch về quan hệ về quyền tài sản tức là quyền sở hữu cuối cùng. Như vậy, doanh nghiệp sẽ thực sự là sản xuất kinh doanh.
- Thể hiện sự thống nhất về vai trò song cũng vừa là người lao động vừa là người sở hữu. Khi đó quyền lợi của công nhân sẽ gắn chặt với vận mệnh của công ty. Vì vậy, giúp cho công nhân và công ty trở thành một khối vững chắc đoàn kết.
- Tách quyền sở hữu ra khỏi quyền kinh tế. Nó cho phép nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời tạo cơ chế phân bổ rủi ro đặc thù.
- CPH giúp cho việc khơi thông nguồn vốn xuyên khu vực kết hợp các yếu tố sản xuất xuyên khu vực, vì vậy mà gắn chặt với việc xây dựng và mở rộng thị trường vốn.
Ngoài ra, CPH giúp ích cho việc mở cửa thị trường và thu hút nguồn vốn nước ngoài.
Từ kinh nghiệm của nhiều nước và phân tích trên cho thấy CPH DNNN là quá trình phát triển tiến lên phù hợp với quy luật của thời đại, có lợi cho việc phát triển lực lượng sản xuất xã hội hóa hiện đại phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Bởi vậy mà CPH là bộ phận DNNN ở nước ta là cần thiết, tạo tiền đề cho sự phát triển đất nước thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển hiện đại.
Tóm lại, CPH DNNN là một trong những hướng quan trọng của quá trình cải cách DNNN - bộ phận không thể thiếu trong thành phần kinh tế nhà nước. Trong đổi mới kinh tế, một vấn đề lớn được đặt ra là phải phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất.
1.2. Thực trạng CPH DNNN
Quá trình CPH các DNNN trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn thí điểm (1992 - 1996)
Chính phủ ở nước ta đã có chủ trương CPH một số DNNN từ năm 1987. Tại Điều 22 của Quyết định 217/HĐBT (14/11/1987) đã ghi: “Bộ Tài chính nghiên cứu và cho tổ chức làm thử việc mua cổ phần ở một số xí nghiệp (quốc doanh) và báo cáo kết quả lên HĐBT vào cuối năm 1988”. Đến năm 1990, Chính phủ lại có quyết định số 143/ HĐBT (10/5/1990) về làm thí điểm CPH một số DNNN cùng với việc sắp xếp lại khu vực kinh tế quốc doanh nhưng không thành công.
Đến năm 1992, Nhà nước ta có chủ trương CPH DNNN, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 202/CT (8/6/1992) kèm theo đề án triển khai CPH DNNN. Và Việt Nam đã bắt đầu CPH với một chương trình thí điểm vào năm 1992.
Đến năm 1996, Chính phủ đã đẩy mạnh hơn việc CPH DNNN với Nghị định mới số 28-CP. Nghị định này cùng với các quy định bổ sung đã hình thành một khung pháp lý cho CPH ở Việt Nam.
Kết quả: Ở giai đoạn này, chỉ có 5 DNNN đã được CPH.
- Giai đoạn mở rộng (1996 - 2002)
Kết quả: Số DNNN đã được CPH là 858 doanh nghiệp
- Giai đoạn chủ động (6/2002 – 11/2004)
Năm 2002: 185 doanh nghiệp
Năm 2003: 537 doanh nghiệp
Năm 2004: 805 doanh nghiệp
Kết quả: Từ 6/2002 đến cuối năm 2004 cả nước đã CPH được 1435 doanh nghiệp.
Tuy có sự tăng lên một cách đáng kể so với các năm trước nhưng vẫn không thực hiện được như kế hoạch đề ra.
- Giai đoạn đẩy mạnh (12/2004 - nay).
Năm 2005, cả nước CPH được 724 doanh nghiệp
Năm 2007, cả nước sắp xếp CPH được 116 doanh nghiệp, chỉ đạt khoảng 21% so với kế hoạch đề ra.
Tính đến hết năm 2009, đã có gần 4.500 doanh nghiệp hoàn tất CPH nhưng phần lớn trong số đó là các doanh nghiệp cỡ nhỏ và vừa, có quy mô vốn, giá trị tài sản chưa đầy 30% trong tổng giá trị vốn, tài sản của khối DNNN. Năm 2009 chỉ vẻn vẹn 60 doanh nghiệp được CPH.
Đến tháng 7-2010, với khoảng 1.500 doanh nghiệp trong đó, có tới 8 tập đoàn, 70-80 tổng công ty nhà nước và hàng trăm công ty lớn thì việc CPH chắc chắn không thể hoàn thành được và phần lớn trong số đó đơn thuần chuyển tên thành công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.
Qua CPH, nhiều yếu kém cố hữu đã được giải quyết là: nợ xấu, tồn kho vật tư hàng hoá kém phẩm chất, các trang thiết bị và tài sản cũ nát…
Với các doanh nghiệp đã CPH, bộ máy và phương pháp quản lý đã thích nghi, năng động và sát với thị trường hơn, phần nào làm tăng trách nhiệm của người lao động đối với doanh nghiệp, động lực lao động mới đang dần được tạo ra.
Các biện pháp tiến hành CPH ngày càng được hoàn thiện hơn. Cơ chế định giá doanh nghiệp mới qua các tổ chức tư vấn độc lập (thay vì qua hội đồng định giá như trước đây) được áp dụng. Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện đấu thầu giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Sau CPH, các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn trên hầu hết các mặt chủ yếu. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, hiệu quả kinh tế của các DNNN sau CPH tăng lên rõ rệt. Kết quả khảo sát hơn 850 doanh nghiệp cổ phần (năm 2005) cho thấy: vốn điều lệ tăng bình quân 44%, doanh thu tăng gần 24%, lợi nhuận tăng 140%, nộp ngân sách tăng 25%, thu nhập người lao động tăng 12%. Cũng theo điều tra của Ban, ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Tiểu luận: pháp luật về việc cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: Pháp luật Việt Nam về cổ phần hoá doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
P Tiểu luận: sự giống và khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương đông, phương tây trong thế giới cổ Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: Chiến lược cạnh tranh về sản phẩm của Công ty cổ phần Sữa Việt NAm Vinamilk Tài liệu chưa phân loại 0
O Tiểu luận: BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Công ty CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐẤT BÀ RỊA - VŨNG TÀU Luận văn Kinh tế 0
A Tiểu luận: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ Luận văn Kinh tế 0
N Tiểu luận: các phương thức phát hành cổ phiếu. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam. Hãy bình luận , nhận Luận văn Kinh tế 0
C Tiểu luận: thực trạng và giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước Văn hóa, Xã hội 0
S Tiểu luận: Văn hoá doanh nghiệp tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn Luận văn Kinh tế 2
D Tiểu luận: Văn hoá doanh nghiệp tại CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BIỂN Việt Luận văn Kinh tế 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top