vitduc_199x

New Member
Luận văn Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

Download Luận văn Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ miễn phí





MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ . 3
1.1. Tổng quan về cạnh tranh . 3
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh . 3
1.1.2. Phân loại cạnh tranh . 6
1.1.3. Vai trò của cạnh tranh . 7
1.2. Sức cạnh tranh của hàng hoá . 9
1.2.1. Khái niệm . 9
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá . 9
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá . 11
1.2.4. Các công cụ cạnh tranh . 14
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu . 17
1.3.1. Đối với doanh nghiệp . 17
1.3.2. Đối với nền kinh tế quốc dân . 18
1.3.3. Đối với xã hội . 19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH CỦA GIẦY DÉP VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 20
2.1. Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ . 20
2.1.1. Khái quát về nền kinh tế Hoa Kỳ 20
2.1.2. Đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ 21
2.1.3. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ . 27
2.1.4. Thị trường giầy dép Hoa Kỳ . 31
2.1.4.1. Tình hình sản xuất . 31
2.1.4.2. Tình hình tiêu thụ . 32
2.1.4.3. Quy định của Hoa Kỳ về nhập khẩu giày dép . 32
2.2. Tình hình chung về xuất khẩu giầy dép của Việt Nam . 35
2.2.1. Ngành giầy dép Việt Nam . 35
2.2.2. Vai trò của Hiệp hội Da giầy Việt Nam . 37
2.2.3. Các thị trường cho giầy dép xuất khẩu Việt Nam . 40
2.2.3.1. Thị trường EU . 40
2.2.3.2. Thị trường Hoa Kỳ . 41
2.2.3.3. Thị trường Mêhicô . 42
2.2.3.4. Thị trường Nhật Bản . 42
2.2.3.5. Thị trường châu Phi . 43
2.2.3.6. Các thị trường khác . 44
2.3. Phân tích sức cạnh tranh của giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ . 45
2.3.1. Sản lượng và doanh thu xuất khẩu . 45
2.3.2. Thị phần của hàng hoá 48
2.3.3. Giá bán hàng hoá 49
2.4. Đánh giá sức cạnh tranh của giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ . 51
2.4.1. Ưu điểm . 51
2.4.1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng lên rõ rệt . 51
2.4.1.2. Các mặt hàng ngày càng đa dạng . 53
2.4.1.3. Chất lượng sản phẩm được nâng cao . 54
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân . 55
2.4.2.1. Hạn chế . 55
2.4.2.2. Nguyên nhân . 57
CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CHO GIẦY DÉP VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ . 60
3.1. Cơ hội và thách thức đối với giầy dép xuất khẩu Việt Nam . 60
3.1.1. Cơ hội . 60
3.1.2. Thách thức . 63
3.2. Định hướng phát triển ngành giầy dép . 67
3.3. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam . 69
3.3.1. Giải pháp từ phía Chính phủ . 69
3.3.1.1. Giải pháp về đầu tư . 69
3.3.1.2. Các giải pháp cung ứng nguyên liệu . 70
3.3.1.3. Giải pháp tổ chức quản lý và phát triển nguồn nhân lực . 71
3.3.1.4. Nâng cao vai trò của hiệp hội Da giầy Việt Nam . 72
3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp . 73
3.3.2.1. Tăng lượng xuất khẩu trực tiếp . 73
3.3.2.2. Đa dạng hoá mẫu mã . 74
3.3.2.3. Thực hiện tốt quan hệ công chúng . 75
3.2.3.4. Tăng cường xúc tiến thương mại . 76
3.2.3.5. Xây dựng thương hiệu cho giầy dép Việt Nam . 76
KẾT LUẬN . 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 81
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Hoa Kỳ chủ yếu đế giầy và những giầy dép loại không phổ thông và cạnh tranh không phải trên cơ sở giá mà trên cơ sơ như chủng loại đặc biệt (ví dụ, như giầy dép ngoại cỡ hay khâu tay), chất lượng, kênh phân phối, mẫu mốt mới, và thương hiệu.
Xuất khẩu giầy dép của Hoa Kỳ không đáng kể và liên tục giảm. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của Hoa Kỳ tuy tăng 12,7% so với năm 2004 nhưng cũng chỉ đạt 507 triệu USD. Xuất khẩu giầy dép của Hoa Kỳ phần lớn là đế giầy để gia công thành thành phẩm và nhập trở lại Hoa Kỳ. Do vậy, những nước xuất khẩu lớn nhất giầy dép vào Hoa Kỳ như Trung Quốc, Canada, Mêhicô, Việt Nam, Cộng hoà Đôminican đồng thời là những bạn hàng nhập khẩu chủ yếu về giầy dép của Hoa Kỳ.
2.1.4.2. Tình hình tiêu thụ
Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới về giầy dép. Một người dân Hoa Kỳ tiêu thụ bình quân 7-8 đôi giầy một năm. Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, năm 2005, tổng giá trị giầy dép tiêu thụ tại Hoa Kỳ khoảng 19,7 tỷ USD, năm 2006 nhu cầu nhập khẩu giầy dép và phụ kiện giầy dép vào thị trường Hoa Kỳ rất cao, đạt khoảng 20 tỷ USD và năm 2007 con số này là xấp xỉ hơn 20 tỷ USD. Trong đó sản xuất trong nước là 1,9 tỷ (tính theo trị giá xuất xưởng), còn lại là hàng nhập khẩu (tính theo trị giá hải quan). Nếu tính theo giá bán lẻ thì tổng trị giá tiêu dùng giầy dép ở Hoa Kỳ năm 2007 xấp xỉ 60 tỷ USD. Khoảng trên 90% lượng giầy dép tiêu thụ ở Hoa Kỳ là hàng nhập khẩu. Vì vậy, số lượng các nước xuất khẩu giầy dép vào Hoa Kỳ ngày càng tăng và hầu hết là các nước đang phát triển do tận dụng được nguồn nguyên liệu và giá nhân công thấp. Giá bình quân giầy dép nhập khẩu tiếp tục giảm do giầy dép thường giá thấp chiếm tỷ lệ tiêu thụ ngày càng tăng.
2.1.4.3. Quy định của Hoa Kỳ về nhập khẩu giầy dép
Theo quy định của luật thương mại Hoa Kỳ, giầy dép bao gồm tất cả giầy dép các loại cho người lớn và trẻ em làm bằng cao su, nhựa, da, da hỗn hợp, da lơn, gỗ, vải,v.v. Ngoài ra còn bao gồm cả mũi/gót giầy băng kim loai, giầy trượt tuyết, trượt băng, ủng lao động, sandan, ủng đi mưa, dép trong nhà, giầy thể thao và các phụ kiện giầy dép.
Việc nhập khẩu phải:
- Phù hợp quy chế hạn ngạch và visa nhập khẩu theo Hiệp định Đa Sợi (Multi-Fibber Arangements) do Bộ Thương mại (DOC) quản lý, đối với giầy dép có các thành phần bằng vải.
- Xuất trình tờ khai hải quan về nước xuất xứ, nếu giầy dép các các thành phần từ vải.
- Phù hợp các quy định về lập hoá đơn nhập khẩu đối với giầy dép và nguyên, phụ liệu.
-Phù hợp với quy định về nhãn mark theo Luật về phân biệt các sản phẩm sợi dệt (TFPIA) và Luật về nhãn hiệu sản phẩm len (WPLA) và Quy Tắc về Nhãn hiệu (Care Labeling Rule).
- Phù hợp các tiêu chuẩn chống cháy của Uỷ Ban An Toàn Tiêu dùng (CPSC) theo đạo luật về vải dễ cháy (FFA).
- Nhập khẩu hàng giầy dép có các thành phần từ vải nói chung cũng thuộc hàng nhạy cảm. Các chuyến hàng không phù với các quy đinh ở trên sẽ bị tịch thu và phạt. Cần tuân theo quy định về xác định nước xuất xứ
- Thỉnh thoảng USDA có thể giám định tại cảng đối với các sản phẩm làm từ một số nguyên liệu cây.
-Hạn chế nhập khẩu một số loai cây nguyên liệu quý hiếm dùng làm nguyên liệu làm mũ.
Số văn bản
Loại biện pháp áp dụng
Các cơ quan nhà nước điều hành
15 USC 1191-1204
Luật về hàng giầy dép dễ cháy.
DOC, CPSC, FTC, USC Quotas Branch
15 USC 68-68J
WPLA- Luật về nhãn sản phẩm
DOC, CPSC, FTC, USC Quotas Branch
15 USC 70-77
TFPIA- Luật về hàng giầy dép và dệt may.
DOC, CPSC, FTC, USC Quotas Branch
16 CFR 1610, 1611, 1615,1616,1630-1632
Tiêu chuẩn hàng da giầy dễ cháy.
DOC, CPSC, FTC, USC Quotas Branch
19 CFR 11.12, 16 CFR 300 et seq.
Quy chế về nhãn mác hàng dệt may, giầy dép.
DOC, CPSC, FTC, USC Quotas Branch
19 CFR 12.130 et seq.
Quy chế về thủ tục nhập khẩu hàng dệt may, giầy dép.
DOC, CPSC, FTC, USC Quotas Branch
19 CFR 141.89
Quy chế về hoá đơn hàng giầy dép.
DOC, CPSC, FTC, USC Quotas Branch
Bảng 2.1. Những văn bản pháp luật điều tiết chế độ nhập khẩu hàng hoá
(Nguồn: Bộ Thương Mại Hoa Kỳ)
2.2. Tình hình chung về xuất khẩu giầy dép của Việt Nam
2.2.1. Ngành giầy dép Việt Nam
Sản xuất giầy dép của Việt Nam từ năm 1991 trở về trước hầu như chỉ có tiêu thụ nội địa, không có xuất khẩu. Đến năm 1992, ngành Giầy dép đã xuất khẩu được 5 triệu USD và đã liên tục tăng trưởng với tốc độ cao từ năm 1993 đến nay. Sau 10 năm xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu giầy dép đã tăng 369,2 lần, đó là tốc độ tăng cao nhất so với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác trong thời gian tương ứng.  
Ngành da giầy Việt Nam là ngành công nghiệp đạt vị trí thứ ba về kim ngạch xuất khẩu, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Là ngành có định hướng xuất khẩu rõ rệt (chiếm trên 90% sản lượng sản xuất), tỷ lệ xuất khẩu của ngành luôn chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Bảng 2.2. Giá trị xuất khẩu da giầy Việt Nam 2001-2007 ( Đơn vị: Triệu USD)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Kim ngạch
1.600
1.800
2.250
2.700
3.039
3.550
3.994
(Nguồn: Bộ Công Thương)
Việt Nam đã trở thành một trong 10 nước sản xuất và xuất khẩu giầy lớn nhất thế giới. Từ năm 2004, Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu giầy dép, sau Trung Quốc, Hồng Kông, Italy, với kim ngạch đạt hơn 2,6 tỷ USD trong năm 2004, tăng gần 15% so với năm 2003. Đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam đã đạt 3,039 tỷ USD. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam đạt 3,59 tỷ USD, tăng bình quân 0,403 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2001-2006. Đến cuối năm 2006, theo thống kê trong 10 đôi giầy tiêu thụ trên thế giới có tới 2 đôi sản xuất tại Việt Nam, giúp Việt Nam trở thành "nước lớn" về sản xuất giầy dép trên thế giới, xét trong châu Á thì chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ.
(Nguồn: Bộ Công Thương)
Tính chung năm 2007, xuất khẩu giầy, dép của Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh nhất, tăng 56,7%, đạt 65,9 triệu USD; tiếp đến là xuất khẩu sang Nga tăng 50,6%, đạt 28,3 triệu USD…Xuất khẩu giầy, dép sang các thị trường lớn đều duy trì được mức tăng khá trong năm 2007.
Về chủng loại:
Năm 2007, xuất khẩu một số loại giầy, dép tiếp tục tăng mạnh và đa dạng về chủng loại . Điển hình như kim ngạch xuất khẩu giầy thể thao đế/mũ cao su/plastic tăng tới 116,64%; giầy thể thao mũ da tổng hợp tăng 81%, giầy mũ da tổng hợp tăng 41,6%. Nhưng bên cạnh đó, giá nhiều loại giầy, dép bị giảm mạnh so với năm 2006. Cụ thể, các mặt hàng bị giảm là giầy mũ nguyên liệu dệt ; giá giầy thể thao mũ nguyên liệu dệt giảm 19,5% xuống 8,35 USD/đôi; giầy tennis,giầy bóng rổ giảm 12,4% xuống 9,66 USD/đôi…
Về doanh nghiệp:
Năm 2006, có 490 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu giầy dép, nhiều hơn 15 doanh nghiệp so với năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu của 321 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước chiếm 36,2% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành, đạt 1,3 tỷ USD, tăng 18,18% so với năm 2005. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh ở khách sạn Hoà Bình trong nền kinh tế thị trường Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm nông sản của Việt Nam vào thị trường M Luận văn Kinh tế 0
P Một số đề xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu trong quá trình hội nhập Luận văn Kinh tế 0
H Khảo sát về vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của công ty dược phẩm TWI trong nên kinh tế thị trường Luận văn Kinh tế 0
V Thực trạng nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty sản xuất - Xuất nhập khẩu dệt may trên t Luận văn Kinh tế 0
H Một số ý kiến nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty Cơ Khí Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
M Một số kinh nghiệm của các nước bạn trong vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong quá trìn Luận văn Kinh tế 0
Q Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường Luận văn Kinh tế 0
A Phương hướng về giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ Công nghiêp Luận văn Kinh tế 0
C Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt may trên th Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top