pe_matmotmi

New Member
Download Chuyên đề Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp

Download Chuyên đề Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp miễn phí





Nhìn chung, tổng giá trị của công nghiệp Hoà Bình đã có một bước phát triển mới nhưng trong mặt bằng tăng trưởng chung của kinh tế Hoà Bình thì sự tăng trưởng của công nghiệp còn đứng sau sự tăng trưởng của các ngành dịch vụ. Công nghiệp Hoà Bình đang cần có sự liên kết với các ngành công ngiệp trong và ngoài nước, khẩn trương thực hiện mở cửa, tạo mọi điều kiện cần thiết và thuận lợi cho sự quảng bá đầu tư vào kêu gọi đầu tư vốn từ trong và ngoài nước. Thực hiện tốt sự liên kết trên thì Hoà Bình sẽ giải quyết được khó khăn trong công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá.



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

a bàn tỉnh ngày càng tăng mạnh. Từ chỗ tỉnh chỉ thu hút được 113,986 tỷ đồng từ các doanh nghiệp vào năm 2000 thì chỉ hai năm sau, vào năm 2002 thì lượng vốn đầu tư đã tăng lên gấp 2.5 lần là 269,810 tỷ đồng. Sau 5 năm, lượng vốn thu hút được đã là 482.050 tỷ đồng và tiếp tục tăng mạnh trong những năm về sau. Chỉ trong vòng 5 năm 2003-2008, đã có 90 dự án công nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh với tổng số vốn đăng ký là 3398,958 tỷ đồng, trung bình mỗi dự án có giá trị khoảng 37,776 tỷ đồng. Năm 2007, 2008 là bước đột phá trong công tác thu hút vốn từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình, lượng vốn thu hút được trong năm 2007 là 700,2 tỷ đồng tăng hơn so với năm trước là 76,86 tỷ đồng, năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 là 105,9 tỷ đồng gần bằng lượng vốn đầu tư cả năm 2000. Và theo đà phát triển, dự kiến năm 2009 sẽ thu hút được 932,6 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay.
Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ngày càng chiếm đa số. Năm 2000, từ chỗ toàn tỉnh chỉ mới có khoảng 5 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, thì đến nay toàn tỉnh có 108 dự án đầu tư vào lĩnh vực này. Các dự án chủ yếu là đầu tư xây dựng sản xuất nhà máy gạch và chế biến nông lâm sản. Hiện trên địa bàn tỉnh có 8 nhà máy gạch đang hoạt động trên địa bàn, đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng trong tỉnh, và các tỉnh lân cận. Những dự án sử dụng công nghệ cao như Ximăng lò đứng đang ở bước hoàn thành.
Biểu đồ 1.4: Vốn đầu tư vào ngành công nghiệp qua các năm
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hoà Bình
Sự gia tăng của nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào lĩnh vực công nghiệp đã phát huy những kết quả rất tích cực trong những năm qua. Từ một tỉnh Giai đoạn trước năm 2000, tỷ trọng công nghiệp trong GDP chỉ chiếm khoảng 17%, rất thấp so với mặt bằng chung lúc bấy giờ. Nhưng nhờ có sự tập trung đầu tư vào những ngành công nghiệp thế mạnh nên trong năm 2007, công nghiệp của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt bình quân 15.7%/năm, cơ cấu trong GDP tăng lên 21,6%. Phân ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất là công nghiệp khai thác, bình quân đạt 41.9%/năm do trong giai đoạn 1996-2000 đã xây dựng một số nhà máy sản xuất xi măng, đá xây dựng, gạch ngói… đến giai đoạn 2001- 2005, bên cạnh việc khai thác nâng cao công suất sản xuất của các cơ sở trên, tỉnh đã đẩy mạnh phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh và kêu gọi các dự án đầu tư từ bên ngoài tiếp tục.
Bảng 1.9: Một số chỉ tiêu tăng trưởng công nghiệp tỉnh Hoà Bình
Chỉ tiêu
1996
2000
2002
2005
2007
I. Phân theo ngành
GTTT công nghiệp
121.6
145,8
217.2
302,5
415,1
1. Công nghiệp khai thác
9.2
12,9
35.6
73,8
90,2
2. Công nghiệp chế biến
95.1
106,2
158.3
226,5
320,3
3.Công nghiệp SX và phân phối điện, ga, nước
17.3
26,7
23.3
22,2
24,6
II. Theo thành phần KT
GTTT công nghiệp
121.6
145,8
217.2
302,5
415,1
1. Nhà nước
95.3
92,0
106.6
123,9
74,8
Trung ương quản lý
54.1
55,5
70.8
90,4
66,5
Địa phương quản lý
41.2
36,4
35.8
33,5
8,3
2. Ngoài quốc doanh
24.6
46,2
90.5
148,0
286,1
3. Đầu tư nước ngoài
1.7
7,6
20.1
30,6
54,2
Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 2005-2010
Như ta thấy, trong lượng giá trị gia tăng của công nghiệp thì thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng ngày càng lớn: từ chỗ chiếm 20% năm 1996 đến nay thành phần kinh tế này đã tăng lên và chiếm 68.9% giá trị gia tăng công nghiệp trong năm 2007 với giá trị là 286.1 tỷ đồng. Một con số đáng kể so với nền công nghiệp chưa phát triển mạnh của tỉnh Hoà Bình. Lượng giá trị mà các doanh nghiệp trong nước tạo ra chiếm 94.8 % tổng giá trị tạo ra trong ngành công nghiệp của tỉnh.
Hiện trên địa bàn tỉnh có 7 cụm công nghiệp và 2 khu công nghiệp đang đi vào hoạt động. Việc quy hoạch các cụm công nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh. Đầu tư vào cụm công nghiệp, nhà đầu tư được nhanh chóng chấp thuận chủ trương, hỗ trợ giải phóng mặt bằng… có thể nhanh chóng triển khai dự án và đưa dự án đi vào hoạt động.
Ngày 31 tháng 12 năm 2008, Thủ tướng chính phủ đã ký văn bản số 2350/TTg-KTN về việc điều chỉn và bổ sung các khi công nghiệp của tỉnh Hoà Bình vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam.
Danh mục các khu công nghiệp thành lập mới và mở rộng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020:
Mở rộng khu công nghiệp Lương Sơn, diện tích từ 72 ha lên 230ha;
- Khu công nghiệp Bờ trái sông Đà diện tích 86 ha;
- Khu công nghiệp Yên Quang diện tích 200ha;
- Khu công nghiệp Thanh Hà, diện tích 300ha;
- Khu công nghiệp Mông Hoá. diện tích 200ha;
- Khu công nghiệp Nam Lương Sơn, diện tích 200ha;
- Khu công nghiệp Nhuận Trạch, diện tích 200ha;
- Khu công nghiệp Lạc Thanh, diện tích 200ha;
Đây là một trong những tiền đề để Hoà Bình có thể thu hút nhiều hơn nữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào địa bàn.
Nhìn chung, tổng giá trị của công nghiệp Hoà Bình đã có một bước phát triển mới nhưng trong mặt bằng tăng trưởng chung của kinh tế Hoà Bình thì sự tăng trưởng của công nghiệp còn đứng sau sự tăng trưởng của các ngành dịch vụ. Công nghiệp Hoà Bình đang cần có sự liên kết với các ngành công ngiệp trong và ngoài nước, khẩn trương thực hiện mở cửa, tạo mọi điều kiện cần thiết và thuận lợi cho sự quảng bá đầu tư vào kêu gọi đầu tư vốn từ trong và ngoài nước. Thực hiện tốt sự liên kết trên thì Hoà Bình sẽ giải quyết được khó khăn trong công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá.
3.3.2. Trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp.
Lượng vốn đầu tư cho nông lâm nghiệp tăng dần qua các năm 2000 - 2003, nhưng đến năm 2004 thì lượng vốn đầu tư lại có sự sụt giảm so với các năm trước, và bắt đầu tăng từ năm 2005 có sự sụt giảm này là do những thiên tai xảy ra làm giảm mức đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Bắt đầu từ năm 2005, lượng vốn đầu tư cho ngành bắt đầu gia tăng ổn định. Nhìn chung thì lượng vốn đầu tư tăng đều, năm 2007 lượng vốn đầu tư tăng thêm là 47.44 tỷ đồng, đến năm 2008 thì giá trị tăng thêm của vốn là nhiều nhất, cao hơn năm 2007 là 92.7 tỷ đồng.
Trong ba ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp thì ngành lâm nghiệp được tập trung phát triển nhất. Hiện toàn tỉnh có 21 dự án đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp chủ yếu tập trung vào trồng và khai thác sản phẩm từ rừng như trồng rừng nguyên liệu giấy, trồng cây dược liệu… Tổng số vốn đăng ký đầu tư từ trước đến nay trong lĩnh vực trồng rừng là 1.232,713 tỷ đồng, các dự án đang trong giai đoạn hoàn thành . Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Hoà Bình khá lớn, đất không có mục đích sử dụng cũng rất nhiều, tận dụng được điều này, các nhà đầu tư đã tiến hành rất nhiều dự án đầu tư trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái, và du lịch văn hoá. Những dự án này rất được tỉnh ủng hộ, không gây ô nhiễm môi trường, không phá hoại cảnh quan xung quanh, tạo việc làm cho những lao động không có trình độ, giải quyết khó khăn cho tỉnh.
Như dự án trồng rừng, bảo vệ thực v...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở Chợ Đầu Mối Phường Phú Hậu Thành Phố Huế Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích thống kê tình hình thu nhập của người lao động trong Công ty Cổ Phần Quốc Tế MBA Luận văn Kinh tế 0
C Báo cáo thu hoạch lớp kế toán trưởng với tình hình thực tế kế toán tại Công ty vận tải Thủy Bắc Luận văn Kinh tế 2
C Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình thực hiện doanh thu ở Công ty xuất nhập khẩu Công nghệ thông tin 0
M Tình hình tiêu thụ sản phẩm và Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty vật tư - Vận tải - xi măng Luận văn Kinh tế 0
M Tình hình thu hút và sử dụng vốn viện trợ chính thức (ODA) giai đoạn 2001-2005, kế hoạch giai đoạn 2 Luận văn Kinh tế 0
T Đánh giá tình hình thực hiện việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành giáo dục ở Việt Nam g Luận văn Kinh tế 0
H Phân tích tình hình doanh thu bán hàng ở Công ty TNHH Vật tư thiết bị phụ tùng Quảng Ninh Luận văn Kinh tế 0
A Tình hình quản lý thu - Chi quỹ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện Văn Giang Luận văn Kinh tế 0
N Phân tích tình hình thu ngân sách nhà nước năm 2006 - 2007 và giải pháp tài chính nhằm thực hiện nhi Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top