Download Luận văn Những giải pháp chủ yếu góp phần tạo lập vốn kinh doanh tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành miễn phí




MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TẠO VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VỐN KINH DOANH 1
1. Khái niệm về vốn kinh doanh 1
2. Vai trò của vốn kinh doanh 2
3. Những đặc trưng của vốn kinh doanh 2
4. Phân loại vốn kinh doanh trong doanh nghiệp 3
4.1. Căn cứ vào đặc điểm luôn chuyển vốn 3
4.1.1. Vốn cố định 3
4.1.2. Vốn lưu động 4
4.2. Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn 4
4.2.1. Vốn bằng tiền 4
4.2.2. Vốn hiện vật 5
5. Nguồn vốn kinh doanh 5
5.1. Căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn 5
5.1.1. Vốn chủ sở hữu: 5
5.1.2. Nợ phải trả 5
5.2. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng 5
5.2.1.Nguồn vốn thường xuyên 5
5.2.2. Nguồn vốn tạm thời 5
5.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn kinh doanh 6
5.3.1. Nguồn vốn bên trong 6
5.3.2. Nguồn vốn bên ngoài 6
II. SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC HÌNH THỨC CHỦ YẾU TẠO VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 6
1. Sự cần thiết phải tạo vốn kinh doanh của doanh nghiệp 6
2. Các hình thức chủ yếu tạo vốn kinh doanh của doanh nghiệp 7
2.1. Vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước 7
2.2. Vốn tự huy động của doanh nghiệp 7
2.2.1. Nguồn vốn bên trong: 7
2.2.2. Nguồn vốn bên ngoài: 8
3. Vai trò của tài chính trong việc tạo vốn kinh doanh ở các doanh nghiệp 10
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỐN KINH DOANH VÀ VẤN ĐỀ TẠO LẬP VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHÂU THÀNH 11
I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA CÔNG TY 11
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành 11
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 12
2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty 12
2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty 12
2.3. Bộ máy kế toán của Công ty 13
2.4. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản trong sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành 14
II. THỰC TRẠNG VỀ VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHÂU THÀNH NĂM 2004-2005 15
1. Vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty 15
1.1. Vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành 15
1.2. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành 17
2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn ở Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành 19
III. NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU TRONG VIỆC TẠO LẬP VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHÂU THÀNH 25
1. Những biện pháp nhằm huy động vốn ở công ty 25
1.1. Các biện pháp nhằm huy động vốn từ ngân hàng thương mại 25
1.2. Các biện pháp khai thác vốn từ nguồn bên trong công ty 25
1.3. Các biện pháp nhằm khai thác vốn từ nguồn khác. 27
2. Nhận xét về các biện pháp tạo vốn kinh doanh ở công ty cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành 27
2.1. Những điểm mạnh trong công tác tạo lập vốn ở Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành. 27
2.2. Những khó khăn trong công tác tạo lập vốn ở Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành 28
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN TẠO LẬP VỐN
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU CHÂU THÀNH 29
1. Phương hướng và mục tiêu kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 29
2. Những giải pháp chủ yếu góp phần tạo lập vốn kinh doanh ở công ty cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành 30
2.1. Khai thác tốt nguồn vốn nhàn rỗi từ cán bộ công nhân viên trong công ty 31
2.2. Nâng cao tính khả thi của dự án đầu tư, thực hiện huy động vốn thông qua việc vay vốn dài hạn của các ngân hàng. 31
2.3. Những năm tới cần khơi thông nguồn vốn thuê tài chính nhằm đẩy mạnh hơn việc đổi mới thiết bị công nghệ 32
2.4. Tăng cường huy động vốn thông qua liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài tỉnh. 33
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

CHƯƠNG I
VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TẠO VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VỐN KINH DOANH
1. Khái niệm về vốn kinh doanh
Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp nào cũng cần có vốn. Vốn là điều kiện cần thiết, cơ bản với mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.
Vậy vốn kinh doanh là gì?
Đó là lượng tiền vốn nhất định cần thiết ban đầu nhằm đảm bảo cho các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh (mua sắm nguyên vật liệu, trang bị tài sản cố định, trả tiền công cho người lao động …). Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Trong nền kinh tế thị trường, vốn kinh doanh còn được coi là một qũy tiền tệ đặc biệt không thể thiếu của doanh nghiệp.
Tiền được gọi là vốn khi nó thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Một là, tiền thay mặt cho một lượng hàng hoá nhất định hay nói cách khác tiền phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực.
- Hai là, tiền phải được tích tụ và tập trung một lượng nhất định, đủ để tiến hành kinh doanh.
- Ba là, tiền phải được vận động bằng mục đích sinh lời.
Từ cách định nghĩa này có thể thấy điều kiện 1,2 được coi là điều kiện ràng buộc để trở thành vốn, điều kiện 3 được coi là đặc trưng cơ bản nhất của vốn.Thử hình dung chúng ta có tiền nhưng lượng tiền lớn đó chỉ nằm một chỗ, không vận động quay vòng thì đó chỉ là những đồng tiền "chết". Theo Mác thì "tiền không tự đẻ ra tiền".
Một lượng tiền nhất định trở thành vốn chỉ khi nó được vận động và nhằm mục đích sinh lời, tức là cho vay phải có lãi. Các Mác đã khái quát hoá phạm trù vốn qua phạm trù tư bản: "Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư" định nghĩa như vậy đã bao hàm đồng thời bản chất và tác dụng của vốn.
2. Vai trò của vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh luôn là điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới thiết bị công nghệ, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp… và vai trò của vốn chỉ được phát huy trên cơ sở thực hành tiết kiệm và hiệu quả. Do đó doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý vốn để tăng vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3. Những đặc trưng của vốn kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là yếu tố số 1 của mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Vốn của doanh nghiệp mang các đặc trưng sau:
- Vốn thay mặt cho một lượng giá trị tài sản: điều đó có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng những giá trị tài sản như: nhà xưởng, đất đai, máy móc thiết bị…
- Vốn được vận động sinh lời. Để tiền biến thành vốn thì đồng tiền đó phải được vận động sinh lời. Trong quá trình vận động, đồng vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện, nhưng điểm xuất phát và điểm kết thúc của vòng tuần hoàn phải là giá trị - là tiền; đồng tiền phải quay về điểm xuất phát với giá trị lớn hơn (T-T' ), (T' > T).
Trường hợp tiền có vận động nhưng bị thất tán, quay về vạch xuất phát nhưng với giá trị nhỏ hơn ban đầu (T' < T) thì đồng vốn không được đảm bảo. Chu kỳ vận động tiếp theo của nó bị ảnh hưởng.
- Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy được tác dụng. Do đó các doanh nghiệp phải tìm cách thu hút nguồn vốn như góp vốn, hùn vốn, phát hành cổ phiếu…
- Vốn có giá trị về mặt thời gian: điều này cũng có nghĩa là phải xem xét yếu tố thời gian của đồng vốn bởi vì:"đồng tiền có giá trị về mặt thời gian, đồng tiền ngày nay khác với đồng tiền ngày mai".
- Vốn phải gắn với chủ sở hữu: Mỗi một đồng vốn phải được gắn liền với một chủ sở hữu nhất định. Trong nền kinh tế thị trường không thể có những đồng vốn vô chủ. Cũng cần phân biệt quyền sử dụng và quyền sở hữu vốn.Tùy theo hình thức đầu tư mà người sở hữu vốn có thể đồng nhất với người sử dụng vốn hay người sở hữu vốn được tách khỏi người sử dụng vốn.
- Vốn phải được quan niệm là hàng hoá đặc biệt: những người dư thừa vốn có thể đầu tư vốn vào thị trường. Những người cần vốn tới thị trường vay nghĩa là được sử dụng vốn của người chủ nợ. Quyền sở hữu vốn không di chuyển nhưng quyền sử dụng vốn được chuyển nhượng qua sự vay nợ. Người vay được quyền sử dụng trong một thời gian nhất định, phải trả cho một khoản chi phí nhất định cho chủ sở hữu đó là lãi vay.
- Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của những tài sản hữu hình mà còn được biểu hiện bằng những tài sản vô hình như: bản quyền phát minh sáng chế, bí quyết công nghệ, thương hiệu..... Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, những tài sản vô hình ngày càng giữ vai trò quan trọng, tạo khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
4. Phân loại vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp thường được chia thành nhiều phần khác nhau tuỳ theo mục đích và tính chất sử dụng vốn.
4.1. Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn
Vốn kinh doanh được chia thành 2 loại: Vốn cố định và vốn lưu động
4.1.1. Vốn cố định
Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng ra hình thành TSCĐ của doanh nghiệp. Là một khoản đầu tư ứng trước để mua sắm TSCĐ có hình thái vật chất và TSCĐ không có hình thái vật chất nên quy mô của vốn cố định sẽ quyết định đến quy mô TSCĐ. Song đặc điểm vận động của TSCĐ lại quyết định đến đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định. Từ mối quan hệ đó ta có thể khái quát sự vận động của vốn cố định trong sản xuất kinh doanh như sau:
- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, có đặc điểm này là do TSCĐ tham gia trực tiếp hay gián tiếp và phát huy tác dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất. Vì thế vốn cố định hình thái biểu hiện bằng tiền của TSCĐ cũng tham gia vào các chu kỳ sản xuất tương ứng.
- Vốn cố định được luôn chuyển giá trị dần dần từng phần: Khi tham gia vào quá trình sản xuất, TSCĐ không bị thay đổi hình thái hiện vật ban đầu nhưng chức năng và công suất giảm dần, tức là nó bị hao mòn và cùng với sự giảm dần về giá trị sử dụng thì giá trị của nó cũng giảm đi. Theo đó vốn cố định được tách thành 2 phần:
+ Một phần tương ứng với giá trị hao mòn được chuyển vào giá trị của sản phẩm dưới hình thức của sản phẩm dưới hình thức chi phí khấu hao và được tích luỹ lại thành quỹ khấu hao sau khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ.
+ Phần còn lại của vốn cố định được "cố định" ngày càng giảm đi thì phần vốn luân chuyển lại càng tăng lên tương ứng với sự suy giảm dần giá trị sử dụng TSCĐ. Kết thúc quá trình vận động đó cũng là lúc TSCĐ hết thời hạn sử dụng và vốn cố định cũng hoàn thành một vòng luân chuyển.
Vốn cố định là một bộ phận quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm luân chuyển của nó lại tuân theo quy luật riêng. Do đó, việc quản lý và sử dụng vốn cố định có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
4.1.2. Vốn lưu động
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành lên tài sản lưu động đảm bảo cho quá trình sản xuất và tái sản xuất của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động tham gia quá trình sản xuất kinh doanh dưới nhiều hình thức khác nhau. Đặc điểm luân chuyển là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và toàn bộ giá trị sẽ chuyển dịch giá trị sản phẩm sản xuất ra. Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh .
Đặc điểm luân chuyển vốn lưu động đòi hỏi công tác tổ chức quản lý sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp phải thực sự có hiệu quả. Phải luôn chú trọng nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động, sử dụng vốn tiết kiệm nhằm bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
4.2. Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn
Nếu căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn người ta chia vốn kinh doanh thành hai loại: vốn bằng tiền và vốn hiện vật
4.2.1. Vốn bằng tiền
Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, vốn trong thanh toán và các khoản đầu tư ngắn hạn. Ngoài ra vốn bằng tiền của doanh nghiệp còn bao gồm cả những giấy tờ có giá trị để thanh toán.
4.2.2. Vốn hiện vật
Là các khoản vốn có hình thái biểu hiện cụ thể bằng hiện vật như tài sản cố định, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hoá.
5. Nguồn vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của một doanh nghiệp thường được hình thành từ các nguồn khác nhau tuỳ từng trường hợp vào loại hình, điều kiện và mục đích kinh doanh của từng doanh nghiệp. Dựa vào những tiêu thức nhất định có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành nhiều loại, ở đây chúng ta đi nghiên cứu một số phương pháp phân loại chủ yếu sau:
5.1. Căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn
Theo cách phân loại này nguồn vốn kinh doanh có thể chia thành 2 loại: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
5.1.1. Vốn chủ sở hữu:
Bao gồm vốn điều lệ do chủ sở hữu đầu tư, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế và từ các quỹ của doanh nghiệp; vốn tài trợ của Nhà nước (nếu có).
5.1.2. Nợ phải trả
Là các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như tiền vay ngân hàng và các tổ chức khác, tiền vay từ phát hành trái phiếu, các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước, các khoản phải trả cho người bán…
Để đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh bình thường, doanh nghiệp phải phối hợp giữa 2 nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay một cách hợp lý.
5.2. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng
Theo các phân loại này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành 2 loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
5.2.1.Nguồn vốn thường xuyên
Là tổng thể là nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng.Nguồn vốn thường xuyên bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản vay dài hạn. Vốn được xác định bằng cách:
Vốn thường xuyên = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu
5.2.2. Nguồn vốn tạm thời
Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm), nhằm đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn.
Vốn tạm thời = tổng giá trị tài sản - vốn thường xuyên
Việc phân loại này giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố trong quá trình kinh doanh .
5.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn kinh doanh
Theo cách phân loại này vốn kinh doanh có thể chia thành

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp khắc phục bội chi ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Tiêu chuẩn Công chứng Viên theo pháp Luật những hạn chế bất cập và giải pháp hoàn thiện Luận văn Luật 0
D Đánh giá thực trạng chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp kiến nghị Văn hóa, Xã hội 0
D Những giải pháp nâng cao chất lượng múa hát tập thể cho học sinh tiểu học Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu xu thế phát triển, những tác động của công nghệ IoT (internet of things) và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu những hạn chế và giải pháp khắc phục cho canh tác ruộng bậc thang tại Huyện Văn Chấn-Tỉnh Nông Lâm Thủy sản 0
B Những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thanh Xuân Luận văn Kinh tế 2
H Đề án Giải pháp để giải quyết những khó khăn đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế t Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top