quoc_sinh_hoang

New Member
Download Đề tài Quản lý rủi ro trong giao dịch kinh doanh của công ty cổ phần dệt may – đầu tư – thương mại Thành Công

Download Đề tài Quản lý rủi ro trong giao dịch kinh doanh của công ty cổ phần dệt may – đầu tư – thương mại Thành Công miễn phí





Nghĩa vụ trả tiền hàng cho người xuất khẩu: Trên thực tế, DN VN D muốn nhập hàng của Cty A để bán trên thị trường VN, nhưng DN D khi đó không có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp, cho nên đã uỷ thác nhập khẩu cho DNC. DN C đã ký hợp đồng nhập khẩu với Cty A. Hàng về VN, DN C đã nhận hàng và giao hàng đó cho DN D. Như vậy, Cty A đã thực hiện xong nghĩa vụ giao hàng cho nên có quyền đòi DN C trả tiền hàng. DN C là người trực tiếp ký hợp đồng nhập khẩu với Cty A nên phải có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho Cty A. Còn DN D là người ký hợp đồng uỷ thác nhập khẩu với DN C thì DN D phải trả tiền hàng cho DN C. DN D không có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng trực tiếp cho Cty A nước ngoài, trừ khi có thoả thuận hợp pháp khác.



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

thị trường này. Năm 2010, kế hoạch kinh doanh cụ thể như sau:
- Doanh thu thuần: 1,299,130,200,000 VND
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: 189,216,324,808 VND
- Lợi nhuận trước thuế: 124,198,931,776 VND
- Lợi nhuận sau thuế : 108,674,065,304 VND
4.2. Kế hoạch phân phối lợi nhuận
- Dự kiến vốn điều lệ đến 31/12/2010:447.413.902.000 đồng.
- Hình thức chi trả cổ tức : Dự kiến năm 2010 Công Ty chia cổ tức với hình thức tiền mặt: cơ cấu, cách thức sẽ do HĐQT quyết định căn cứ vào tình hình thực tế.
III. BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC
1. Báo cáo tình hình tài chính (số liệu hợp nhất)
1.1. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn
1.2. Khả năng sinh lời
1.3. Khả năng thanh toán
Các chỉ số về khả năng thanh toán trong năm 2009 đều tăng so với năm 2008 cho thấy tính thanh khoản được cải thiện.
2. Giá trị cổ phiếu: Giá trị sổ sách của cổ phiếu 12.120
3. Những tiến bộ công ty đã đạt được
3.1. Những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý
- Bố trí lại nhân sự và phân công công việc phù hợp với năng lực để phát triển tối đa khả năng.
- Tăng cường giao quyền đối với cán bộ quản lý nhằm tạo sự chủ động trong giải quyết công việc, nâng cao ý thức trách nhiệm.
- Tăng cường đào tạo kiến thức tài chính, quản trị cho cán bộ quản lý nhằm cải tiến cách thức làm việc phù hợp định hướng phát triển của Công ty.
- Tăng cường hợp tác để phát triển kỹ thuật sản xuất, mời các chuyên gia nước ngoài đánh giá và góp ý cải tiến cách thức quản lý sản xuất nhằm nâng cao sản lượng sản xuất.
3.2. Các biện pháp kiểm soát
- Công ty đã áp dụng công cụ Thẻ cân bằng điểm (BSC) để xây dựng kế hoạch cho Công ty cũng như từng Đơn vị
- Ứng dụng hệ thống phần mềm ERP để minh bạch hóa các báo cáo tài chính cũng như giảm thiểu thời gian thực hiện các báo cáo liên quan đến Kế toán và kho.
4. Kế hoạch phát triển trong tương lai
- Tập trung để mở rộng khách hàng xuất khẩu, tăng tỉ lệ hàng FOB lên 85% so với CMPT là 15%
- Phát triển thị trường nội địa thương hiệu TCM thông qua các kênh phân phối như hệ thống siêu thị, mở thêm cửa hàng ở các thành phố lớn
- Liên tục cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm
- Giảm thiểu thời gian phát triển sản phẩm mới
- Đầu tư máy chải kỹ cho nhà máy sợi 4 để tăng sản lương sợi CM
- Tìm kiếm đối tác để phát triển các dự án BĐS
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong giao dịch kinh doanh của công ty THÀNH CÔNG. Phân tích các phương án rủi ro, so sánh và chọn một số phương án phóng ngừa và quản trị rủi ro trong hiện tại và tương lai.
I. Nhận định về các rủi ro có thể gặp phải dưới góc độ là 1 nhà xuất khẩu
Trong quá trình thương lượng, ký kết hợp đồng, thực hiện sản xuất, giao hàng và nhận thanh tóan vói các đối tác nước ngòai, công ty có thể phải đối mặt với các rủi ro sau đây:
1.1. RR về vận tải: sơ đồ sự chuyển nhượng rủi ro.
Nhóm E, chỉ có 1 điều kiện EXW (Ex Works) là giao hàng tại xưởng. Đối với điều kiện này người mua chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan ở nước xuất khẩu và người bán hết mọi nghĩa vụ sau khi giao hàng tại kho của mình.
Nhóm F, gồm có 3 điều kiện: FCA (Free carrier): giao cho người vận tải; FAS (Free alongside ship): giao dọc mạn tàu; FOB (Free on board): giao lên tàu. Đối với điều kiện của nhóm này, người bán làm thủ tục hải quan nhưng không trả chi phí vận tải chính và địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa là sau khi giao hàng ở nước xuất khẩu.
Nhóm C, gồm có 4 điều kiện: CFR (cost and freight): Tiền hàng và cước phí; CIF (Cost, insurance and freight): tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí; CPT (Carriage paid to): cước trả tới; CIP (Carriage and Insurance paid to): cước và bảo hiểm trả tới. Đối với các điều kiện nhóm này người bán làm thủ tục hải quan, chịu chi phí vận tải chính, mua bảo hiểm (đối với điều kiện CIF và CIP). Địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa là sau khi giao hàng ở nước xuất khẩu.
Nhóm D, gồm có 5 điều kiện: DAF (Delivered at frontier): giao tại biên giới; DES (Delivered ex ship): giao tại tàu; DEQ (Deliverd ex quay): giao tại cầu cảng; DDU (delivered duty unpaid): giao tại nơi đến chưa nộp thuế. DDP (Delivered duty paid): giao hàng tại nơi đến đã nộp thuế. Đối với các điều kiện nhóm này người bán chịu chi phí vận tải chính (trừ điều kiện DAF) và địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa là sau khi giao hàng ở nước người nhận hàng.
1.2. Rủi ro tỷ giá:
Rủi ro phát sinh từ sự biến động tỷ giá, hay giá cả các loại hàng hoá trên thị trường. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ tập trung kinh doanh một vài loại mặt hàng, điều này tạo nên rủi ro khá lớn khi giá cả mặt hàng đó biến động, nhất là trong tình hình lạm phát và khủng hoảng kinh tế hiện nay. Nhiều khi doanh nghiệp vừa ký hợp đồng bán hàng xong, giá cả biến động tăng, tiền thu về không còn đủ để mua lại số hàng tương tự vừa bán.
Tiền thu về sau khi XK nhỏ hơn tổng chi phí đã bỏ ra
Tỷ giá tăng, người mua sợ lỗ không chịu nhận hàng khi hàng đã chuyển đến cảng nhà nhập khẩu. Khi đó nhà NK thường bịa các lý do hàng kém phẩm chất, hư hại không đúng với hợp đồng để đòi giảm giá hay có thể kéo dài thời gian trả tiền…
1.3. Rủi ro khi thanh tóan:
1.3.1.Rủi ro khi áp dụng hình thức tín dụng chứng từ
L/C được coi là phương pháp an tòan nhất đối với nhà XK tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp:
Giả mạo L/C
Sửa chữa L/C nhiều lần làm kéo dài thời gian trả tiền, ảnh hưởng đến việc sản xuất gây khó khăn cho nhà XK
Người mua phá sản hay ngân hàng chấp nhận chi trả L/C phá sản. Ví dụ: đã có trường hợp 1 nhà XK sau khi giao hàng đầy đủ và đến hạn được thanh tóan thì nhận thông tin là công ty kí kết hợp đồng XNK với mình bị phá sản nên chỉ được thanh tóan 50% giá trị lô hàng (tiền lấy từ tài sản bảo đảm của cty đó) 50% còn lại chi trả cho người lao động, thuế, các khỏan nợ khác của nhà NK ở nước NK. Một trường hợp khác là ngân hàng chấp nhận thanh tóan L/C bị phá sản ví dụ như trong giai đọan khủng hỏang vừa qua 1 lọat ngân hàng ở nước ngòai phá sản.
Sự không phù hợp giữa L/C và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà nhà xuất khẩu không phát hiện ra được mà cứ tiếp tục giao hàng dẫn đến nhà xuất khẩu sẽ khó đòi được tiền hay ngược lại nếu từ chối giao hàng thì vi phạm hợp đồng.
1.3.2 Rủi ro khi sử dụng các hình thức T/T, ghi sổ, nhờ thu trơn, nhờ thu kèm chứng từ
Rủi ro lớn đối với nhà XK vì hàng hóa đã giao rồi, bộ chứng từ thương mại lẫn tài chính cũng giao rồi (T/T, ghi sổ, nhờ thu trơn) hay chưa giao (D/A) , nhà XK mất quyền kiểm sóat lô hàng, việc thanh tóan phụ thuộc vào thiện chí của người mua.
Hình thức chuyển tiền remittance
Trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, theo cách này, nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do nhà nhập khẩu quy định.
cách chuyển tiền có thể là bộ phận của cách thanh toán khác như cách nhờ thu, tín dụng dự phòng, tín dụng chứng từ… nhưng...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay dự án BOT tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà nội Luận văn Kinh tế 0
T Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHCT Tỉnh Nam Định Luận văn Kinh tế 0
P Quản lý rủi ro tín dụng tại Sài Gòn Công thương Ngân hàng chi nhánh Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
F Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
C Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Luận văn Kinh tế 0
B Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương Luận văn Kinh tế 0
G Đánh giá quy trình tác nghiệp tín dụng trong quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Luận văn Kinh tế 2
T Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP công Luận văn Kinh tế 0
F Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà nội chi nhánh Hưng Yên Luận văn Kinh tế 0
T Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh H Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top