congchua_cin

New Member
Download Chuyên đề Phân tích hoạt động kinh doanh đối với công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu Hào Phát

Download Chuyên đề Phân tích hoạt động kinh doanh đối với công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu Hào Phát miễn phí





Chi phí kinh doanh là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền. Chi phí của doanh nghiệp là toàn bộ những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khâu tiêu thụ.
Đối với công ty Hào Phát, chi phí hoạt động kinh doanh là tất cả những hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình thực hiện hợp đồng thi công công trình sơn cho đến khi công trình được nghiệm thu.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

suất lao động bình quân giờ lại giảm từ 8000 đồng xuống 7800 đồng 1 giờ lao động. Nguyên nhân giảm là do tổng số giờ làm việc trong tháng tăng 2,8% và số giờ làm việc bình quân ngày tăng lên từ 7,5 giờ lên 7,8 giờ; trong khi kết quả hoạt động theo chỉ tiêu tổng giá trị công trình tăng 59,1%. Việc tốc độ tăng số giờ nhanh hơn tốc độ tăng của CTr không phải là nhược điểm của công ty, bởi vì tổng số giờ tăng tất yếu làm cho số giờ làm việc bình quân ngày tăng, nhưng số giờ làm việc bình quân ngày của năm nay chỉ là 7,8 giờ, nhỏ hơn 8 giờ theo qui định của Nhà nước.
So sánh tốc độ tăng giữa năng suất lao động bình quân 1 lao động (2,9%) với tốc độ tăng về tổng giá trị công trình (59,1%) (CTr) cho thấy đây cũng là xu thế tăng hợp lý theo hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tổng giá trị công trình tăng trong khi số lao động bình quân cũng tăng, điều đó khẳng định năng suất lao động vẫn đang ở mức thấp. Nếu xem xét mức biến động tương đối về giá trị các công trình theo lao động sẽ cho chúng ta thếy rõ hơn về quản lý sử dụng lao động trong công ty.
Mức biến động tương đối CTr theo lao động:
= 135.243.190 - 85.027.400 * 114,2% = +57.246.432đồng
Rõ ràng cùng trong điều kiện bình thường, với việc sử dụng lao động thực tế như ở công trình Hazolens thì tổng giá trị công trình thực tế công ty đạt được là 135.243.190đồng, tăng so với công trình Muto là 57.246.432đồng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do công ty đã ký được hợp đồng có giá trị lớn; quản lý, sắp xếp các công việc ở công trình phù hợp hơn; nguyên vật liệu được tính toán kỷ trước khi đưa vào sử dụng.
Kết quả phân tích sẽ chỉ ra rằng tình hình về NSLÐ nói chung và giá trị công trình đã được cải thiện và đánh dấu thành tích của công ty trong công tác quản lý, chỉ đạo công việc và quản lý sử dụng lao động tốt hơn.
Ðể nâng cao năng suất lao động, trước hết phải cải tiến hình thức phân công và hợp tác lao động, sắp xếp một cách hợp lý và có hiệu quả quá trình làm việc ở mỗi công trình. Tổ chức hợp lý việc phục vụ và bảo hộ lao động tại công trình mà công nhân tham gia làm việc. Mặc khác phải đảm bảo làm việc và nghỉ ngơi, nâng cao trình độ tay nghề và sử dụng hợp lý các chỉ tiêu khen thưởng...vv.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh.
2.1. Các chỉ tiêu phân tích:
2.1.1. Chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động kinh doanh: Là toàn bộ số tiền bán sơn và cung ứng dịch vụ sơn sau khi trừ các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và được khách hàng chấp nhận thanh toán. Doanh thu chính tại công ty gồm:
Doanh thu từ việc bán sơn các loại cho khách hàng.
Doanh thu từ việc thi công các công trình sơn theo hợp đồng.
Doanh thu từ việc nhận gia công một phần công trình cho các công ty khác.
2.1.2. Chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động khác của công ty hiện nay chủ yếu chỉ là khoản thu từ lãi tiền gửi ngân hàng.
2.2. Phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu.
2.2.1. Phân tích quy mô của giá trị công trình sơn mà công ty thi công.
Phương pháp phân tích:
So sánh giữa các công trình để phân tích, đánh giá sự biến động về quy mô của giá trị công trình.
Phân tích các yếu tố cấu thành để tìm nguyên nhân gây nên sự biến động về quy mô của giá trị công trình.
Phân tích quy mô của giá trị công trình trong mối liên hệ giữa các chỉ tiêu để thấy mối quan hệ tác động giữa chúng.
Phân tích giá trị công trình theo các yếu tố cấu thành:
Chỉ tiêu giá trị công trình: So với mục tiêu kế hoạch đề ra giảm 5,57% tương ứng với 8.098.881đồng là do yếu tố 1 giảm, còn yếu tố 2 tăng so với kế hoạch. Công ty có thể đi sâu vào từng yếu tố cấu thành của chỉ tiêu này để thấy rõ hơn.
Chỉ tiêu thi công bằng NVL của công ty: so với kế hoạch giảm 9,15%, tương ứng giảm 10.089.481đồng là do công ty có tính toán chính xác để không có vật liệu thừa sau khi pha chế.
Chỉ tiêu thi công bằng NVL của khách hàng: so với kế hoạch tăng 5,65%, tương ứng tăng 1.990.600đồng, nguyên nhân do khách hàng nhiều khách hàng muốn tự lựa chọn màu sắc và chất lượng sơn theo ý muốn của mình.
Qua phân tích ta thấy chỉ tiêu thi công bằng NVL của công ty giảm so với kế hoạch đề ra nhưng chỉ tiêu giá trị công trình là giảm, không đạt mục tiêu kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu do chưa cân bằng trong việc sử dụng công cụ công cụ cho công trình, làm chi phí công cụ công cụ tăng. Xét về tính chất của từng yếu tố tác động đến hai chỉ tiêu này có thể cho ta đánh giá là chất lượng công tác quản lý và tổ chức thi công của công ty nhìn chung là chưa tốt.
Phân tích giá trị công trình liên hệ với giá trị đầu tư cho việc thi công công trình: (lấy số liệu từ bảng 3)
Quá trình phân tích này được thực hiện là so sánh chỉ tiêu phản ánh giá trị công trình thực tế so với kế hoạch được điều chỉnh theo hướng quy mô của giá trị đầu tư cho việc thi công công trình nhằm xác định mức biến động tương đối của chỉ tiêu giá trị công trình thực tế.
Mức biến động tương đối giá trị công trình = giá trị công trình thực tế - giá trị công trình kế hoạch * giá trị đầu tư thực tế/giá trị đầu tư kế hoạch.
Dựa vào bảng 2, ta có: Mức biến động tương đối giá trị công trình
= 137.321.520 - 145.420.401 * 15.920.052/15.204.100
= 137.321.520 - 152.268.160 = -14.946.640đồng
Mức biến động tương đối trên (-14.946.640đồng) biểu hiện trong điều kiện như mục tiêu kế hoạch đề ra, công ty đầu tư 1.5204.100đồng chi phí thì giá trị công trình thu được là 145.420.401đồng, công ty đầu tư 15.920.052đồng chi phí thì kết quả thu được giá trị tương ứng như kế hoạch phải là 152.268.160đồng nhưng thực tế công ty chỉ đạt 137.321.520đồng. Như vậy giảm so với kế hoạch là 14.946.640đồng hay chỉ đạt (137.321.520/152.268.160)x100 = 90,18%. Ðiều này chứng tỏ hiệu quả đầu tư chi phí cho 1 triệu đồng giá trị công trình thực tế so với kế hoạch giảm.
Chi phí đầu tư bình quân cho 1.000.000đồng giá trị công trình kế hoạch là: 15.204.100/145.420.401 = 0,105đồng.
Chi phí đầu tư bình quân cho 1.000.000đồng giá trị công trình thực tế là: 15.920.052/137.321.520 = 0,116đồng.
Chi phí đầu tư để sản xuất 1.000.000đồng giá trị công tình thực tế so với kế hoạch tăng 0,011đồng (0,116đồng – 0,105đồng). Ðiều này chứng tỏ chất lượng quản lý chi phí đầu tư kém hiệu quả so với mục tiêu đề ra. Nhưng đối với một công ty mới thì điều này cũng có thể được đánh giá là khá tốt vì chênh lệch chi phí đầu tư không vượt quá 1đồng (0,116 < 1).
III. Phân tích chi phí hoạt động kinh doanh
1. Khái niệm chi phí:
Chi phí kinh doanh là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền. Chi phí của doanh nghiệp là toàn bộ những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khâu tiêu thụ.
Đối với công ty Hào Phát, chi phí hoạt động kinh doanh là tất cả những hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình thực hiện hợp đ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top