Download Đề tài miễn phí

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………..……….1
PHẦN I, Một vài cơ sở lý luận quan trọng …………………………………...….2
1.1 Khái niệm hàng tồn kho trong doanh nghiệp…………………....……………………..2
1.2 Sự cần thiết và nguyên nhân của hàng tồn kho…………………………………….2
1.3 Nội dung quản trị hàng tồn kho…………………………………………………….3
1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ……………………….…………….…….3
1.3.2 Chi phí tồn kho…………………………………………………………………….………4
1.3.3 Mô hình đặt hàng hiệu quả………………………………………………………..……..4
PHẦN II, Thực trạng quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Máy tính CMS (CMS Computer- một công ty thành viên thuộc tập toàn công nghệ CMC)
2.1 Giới thiệu về công ty Máy tính CMS (CMS Computer)……………………………6
2.2 Thực trạng quản trị hàng tồn kho tại công ty Máy tính CMS………………………7
2.2.1 Nguyên tắc giao nhận hàng tồn kho của công ty CMS Computer…………...……..7
2.2.2 Phân loại hàng tồn kho của công ty CMS Computer………………………….……..8
2.2.3 Yếu tố tác động đến quản lý tồn kho hàng hoá tại CMS Computer………...………9
2.2.4 Tình hình thực hiện công tác quản lý tồn kho hàng hoá tại CMS Compuer….….13
2.2.5 Hệ thống phần mềm hỗ trợ quản lý tồn kho của CMS Computer……………...….14
2.3 Nhận xét và đánh giá hoạt động quản trị hàng tồn kho của Công ty Máy tính CMS
2.3.1 Ưu điểm………………………………………………………………………….15
2.3.2 Điểm yếu còn tồn tại………………………………………………………….....16
PHẦN III, Đề xuất, giải pháp và phương hướng nâng cao chất lượng và hoàn thiện hiệu quả quá trình quản trị hàng tồn kho tại công ty Máy tính CMS
3.1 Đề xuất giải pháp khắc phục nhược điểm, điểm yếu trong công tác quản trị hàng tồn kho của công ty Máy tính CMS……………...……………………………………18
3.2 Phương hướng nâng cao và hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty Máy tính CMS…………………………………………………………………………19
KẾT LUẬN……………………………………………………..………………...20
Tài liệu tham khảo………………………………………………………...….......22









LỜI MỞ ĐẦU


Trong xu thế hiện nay, Việt Nam đã gia nhập sâu rộng vào Tổ chức Thương mại quốc Tế (WTO) tất yếu làm cho môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước diễn ra hết sức sôi động với nhiều thời cơ, cơ hội và cả những thách thức nguy hiểm. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp trong nước buộc phải thay đổi cách quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất để bảo đảm tính cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất cũng như các doanh nghiệp thương mại, công tác quản lý tồn kho nguyên vật liệu là một vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt vì công tác quản lý tồn kho nguyên vật liệu được thực hiện tốt sẽ giúp doanh nghhiệp giảm được chi phí cho việc tồn trữ nguyên vật liệu, tránh được việc chiếm dụng nhiều vốn cho tồn kho, giảm chi phí cho việc thuê mướn mặt bằng, thuê kho để chứa nguyên vật liệu, đồng thời đảm bảo cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, tránh thiếu hụt nguyên vật liệu dẫn đến việc đình trệ dây chuyền sản xuất, thiếu hụt thành phẩm cung ứng cho thị trường dẫn đến giảm lợi nhuận, hay mất khách hàng, mất thị trường mất đi thị phần vốn có v.v…
Hiện nay, công tác quản lý hàng tồn kho được đánh giá là một khâu rất quan trọng trong quản trị doanh nghiệp nhưng đôi khi nó lại chưa thực sự được coi trọng, quan tâm đúng mực tại các doanh nghiệp trong nước nói chung và những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, máy tính, linh kiện điện tử nói riêng. Chính bởi lẽ đó, chúng tui đã quyết định lựa chọn đề tài về “Thực trạng quản lý hàng tồn kho tại Công ty Máy tính CMS- một công ty thành viên thuộc tập toàn công nghệ CMC” để phần nào có cái nhìn tổng quát về công tác quản trị hàng tồn kho của một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực chế tạo máy tính, từ đó có thể đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị này.





PHẦN I, MỘT VÀI CƠ SỞ LÝ LUẬN QUAN TRỌNG
1.1 Khái niệm hàng tồn kho trong doanh nghiệp:
- Trước khi hiểu hàng tồn kho trong doanh nghiệp là gì, ta nên biết từ “stock” (hàng tồn kho) có hai nghĩa chủ yếu:
+ Toàn bộ hàng hoá có sẵn trên thị trường hay trong cửa hàng.
+ Tập hợp tất cả các hàng hoá, nguyên liệu ban đầu, sản phẩm trung gian hay sản phẩm cuối cùng …thuộc quyền sở hữu của một doanh nghiệp.
- Nếu thu hẹp ở một doanh nghiệp thì định nghĩa đầu tiên có liên quan đặc biệt đến các doanh nghiệp có chức năng phân phối sản phẩm (siêu thị, doanh nghiệp bán hàng qua mạng, điện thoại…), các doanh nghiệp này cũng có vấn đề quản trị như các doanh nghiệp khác nhưng chúng có tầm quan trọng hơn.
- Định nghĩa thứ hai có liên quan đến các doanh nghiệp sản xuất hay chế biến. Trong các doanh nghiệp này có 4 loại hàng tồn kho (Stock):
 Hàng tồn kho đầu nguồn: là giao diện giữa người cung ứng và doanh nghiệp (hàng cung ứng), gồm nguyên vật liệu, thành phần cung cấp cho dây chuyền sản xuất.
 Hàng tồn kho sản phẩm trung gian (tồn kho đệm hay đang dang dở): tồn kho các sản phẩm đang trong quá trìn sản xuất giữa các máy hay các phân xưởng sản xuất.
 Hàng tồn kho cuối nguồn: thành phẩm, sẵn sàng để đợi được chuyển đi như đến với khách hàng, đến với các người đặt hàng.
 Hàng tồn kho của những chi tiết, phụ tùng thay thế của máy móc, các công cụ hay những vật liệu để bảo trì.
 Như vậy: Tồn kho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản doanh nghiệp lưu giữ để sản xuất hay bán ra sau này. Trong các doanh nghiệp, tồn kho thường bao gồm nguyên liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất, sản phẩm dở dang, thành phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ…

1.2 Sự cần thiết và nguyên nhân của hàng tồn kho:
- Tồn kho hàng cung ứng: Tồn kho này cho phép một mức độ độc lập nào đó đối với nhà cung cấp và cho phép đảm bảo cân bằng giữa chi phí vận chuyển và chi phí mua hàng. Đối với những vật liệu rẻ tiền, ta nên tồn trữ. Đối với những vật liệu đắt tiền, ta có thể chọn giải pháp “khi cần mới mua” nhưng điều đó đồng nghĩa với sự hiểu biết hoàn chỉnh giữa nhu cầu và thời hạn giao hàng của bộ phận cung ứng.
- Tồn kho thành phẩm: là nhiệm vụ của những công ty chuyên bán hàng được tồn kho. Đối với những công ty khác, tồn kho loại này cho phép thích ứng với những sự thay đổi nhu cầu của khách hàng. Rất hiếm khi nhu cầu này được đều đặn. Để đáp ứng có ta có những cách sau:
+ Sẵn sàng đáp ứng với nhu cầu bằng cách các trang thiết bị phải dư khả năng sản xuất và nhân lực có thể huy động dễ dàng (nhân công tạm thời).
+ Có thể sản xuất sau đơn đặt hàng, điều này cũng có nghĩa là phải có hàng tồn kho.
- Tồn kho bán thành phẩm: Do 3 nguyên nhân chính:
+ Sản xuất theo lô, cần thời gian chuyển đổi từ dây chuyền sản xuất này sang sang loại sản phẩm khác.
+ Việc làm cân bằng các công đoạn (do sự khác nhau về nhịp độ hoạt động của máy)
+ Dự phòng trường hợp máy hư và phế phẩm.
- Tồn kho công cụ và linh kiện: Kho công cụ được dùng trong các hoạt động của xí nghiệp (thiết bị công cụ chế tạo máy, công cụ cắt, các khuôn trong kỹ thuật chế tạo sản phẩm, kho chi tiết cần thiết cho việc bảo trì và dịch vụ hậu mãi.
- Thông thường các doanh nghiệp sản xuất phải dự trữ một lượng hàng tồn kho phù hợp với từng giai đoạn khác nhau trong toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu thô cho đến khi sản phảm được hoàn tất. Trong khi đó, các doanh nghiệp thương mại như nhà phân phối sỉ hay lẻ chỉ dự trữ hàng tồn kho dưới một dạng duy nhất là sản phẩm hoàn chỉnh chờ được tiêu thụ. Mặc dù vậy, mức độ đầu tư vào lượng hàng tồn kho của các nhà sản xuất có khuynh hướng phụ thuộc vào khả năng phân phối. Ngay cả đối với các nhà phân phối, mức độ đầu tư vào lượng hàng dự trữ cũng có nhiều khác biệt. Vì thế, tính toán để cân bằng giữa chi phí và rủi ro trong việc dự trữ lượng hàng hóa tồn kho ít hay nhiều rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
- Dự trữ ít hay không có hàng dự trữ cũng gây ra nhiểu rủi ro không mong muốn cho doanh nghiệp: Mất sự tín nhiệm của khách hàng, làm hỏng kế hoạch sản xuất, mất sự linh hoạt… nên tất yếu hàng tồn kho là thứ không thể thiếu trong các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất.

1.3 Nội dung quản trị hàng tồn kho
1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ: Mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp nhiều hay ít thường phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản sau:
- Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa của doanh nghiệp thường bao gồm: dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ.
- Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường
- Thời gian vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp
- Xu hướng biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liêu.
- Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm
- Trình độ tổ chức sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
- Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm…
Quản trị tồn kho bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức quản lý các hoạt động nhằm vào nguồn nguyên liệu và hàng hóa đi vào, đi ra khỏi doanh nghiệp. Quản trị tồn kho phải trả lời được các câu hỏi:
+ Lượng hàng đặt là bao nhiêu để chi phí tồn kho là nhỏ nhất?
+ Vào thời điểm nào thì bắt đầu đặt hàng?
1.3.2 Chi phí tồn kho:
- Chi phí đặt hàng: liên quan đến việc chuẩn bị và phát hành đơn đặt hàng: chi phí giao dịch, quản lý, kiểm tra và thanh đoán. Chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng thường tương đối ổn định không phụ thuộc vào số lượng hàng được mua.
- Chi phí lưu kho (hay chi phí bảo quản ): xuất hiện khi doanh nghiệp phải lưu giữ hàng để bán bao gồm chi phí đóng gói hàng, chi phí bốc xếp hàng vào kho, chi phí thuê kho, bảo hiểm, khấu hao kho và thiết bị kho, chi phí hao hụt, hư hổng hàng hóa, lãi vay…các yếu tố chi phí này phụ thuộc vào hàng hóa mua vào. Nếu khối lượng hàng đặt mua mỗi lần lớn, thì chi phí lưu kho tăng và ngược lại.
- Các chi phí khác:
+ Chi phí giảm doanh thu do hết hàng: là một loại chi phí cơ hội do doanh nghiệp hết một loại hàng nào đó mà khách hàng có nhu cầu. Doanh nghiệp có thể xử lý tình trạng hết hàng bằng cách hối thúc một đơn đặt hàng từ người cung cấp loại hàng đó. Chi phí hối thúc cho lần đặt hàng sẽ bao gồm chi phí đặt hàng bổ sung cộng với chi phí vận chuyển( nếu có). Nếu không doanh nghiệp sẽ mất một khoản doanh thu do hết hàng.
+ Chi phí mất uy tín với khách hàng: là một loại chi phí cơ hội và được xác định căn cứ vào khoản thu nhập hàng dự báo sẽ thu được từ việc bán hàng trong tương lai bị mất đi do việc mất uy tín với khách hàng vì việc hết hàng gây ra.
+ Chi phí gián đoạn sản xuất.
1.3.3 Mô hình đặt hàng hiệu quả (Economic Ordering Quantity – EOQ): là mô hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, có thể sử dụng nó để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp.
- Dự báo chính xác khối lượng các loại hàng hóa cần dự trữ trong kỳ nghiên cứu – thường là một năm.
- Sau khi đã có só liệu dự báo chính xác về mức dự trữ hàng năm. Mục đích của những tính toán này là tìm được cơ cấu tồn kho có tổng chi phí năm ở mức tối thiểu.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu giải pháp phát hiện tấn công từ chối dịch vụ sử dụng phương pháp phân tích thống kê Công nghệ thông tin 0
D Tìm hiểu quy trình sản xuất bột ngũ cốc tại công ty CP SXTM Thực phẩm KAT Food Nông Lâm Thủy sản 0
D Tìm hiểu quy trình sản xuất dứa khoanh mini trong nước đường đóng hộp tại công ty cổ phần rau quả tiền giang Nông Lâm Thủy sản 0
D Tìm hiểu quy trình công nghệ sản suất sữa chua 6 tấn/ngày Khoa học kỹ thuật 0
D Tìm hiểu sự thành công thách thức của một chuỗi cung ứng Luận văn Kinh tế 0
D tìm hiểu công nghệ nén ảnh jpeg, chuẩn jpeg và các loại jpeg. thử nghiệm ứng dụng cụ thể Công nghệ thông tin 0
D Tìm hiểu công tác sưu tầm hiện vật tại bảo tàng tỉnh nam định từ năm 2000 đến nay Luận văn Kinh tế 2
D tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất kem Khoa học kỹ thuật 0
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán do công ty TNHH kiểm toán An Phú thực hiện Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top