Download Báo cáo Thực tập tại Vụ huy động vốn Kho bạc Nhà nước

Download Báo cáo Thực tập tại Vụ huy động vốn Kho bạc Nhà nước miễn phí





Thực hiện nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, Vụ Huy động vốn đã triển khai đồng bộ các kênh đấu thầu và bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ, duy trì đều đặn việc tổ chức các đợt phát hành theo đúng lịch biểu đã công bố. Trong 2 năm 2008 và 2009 là thời gian mà nền kinh tế thế giới cũng như trong nước lâm vào khủng hoảng, 8 tháng đầu năm 2008 nền kinh tế có nhiều diễn biến xấu, thị trường tài chính và giá cả luôn biến động nên thị trường trái phiếu Chính phủ gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể có thể thấy rằng kết quả huy động vốn rất thấp, năm 2008 là 64,7% và năm 2009 chỉ là 31,1%. Từ tháng 8 năm 2008, thị trường vốn có dấu hiệu phục hồi, Vụ huy động vốn đã tổ chức phát hành tín phiếu, trái phiếu thường xuyên, số lượng thành viên thị trường tham gia tương đối đều đặn, số phiên đấu thầu, bảo lãnh thành công tăng lên đáng kể. Từ kết quả đó Bộ Tài chính đã giao nhiệm vụ huy động vốn năm cho KBNN là 106.000 tỷ đồng nhưng do hậu quả của cuộc khủng hoảng trong năm 2008, nền kinh tế vẫn chưa thể hồi phục hoàn toàn. Chính phủ thực hiện các giải pháp kích cầu và hỗ trợ lãi suất, thị trường biến động; đặc biệt những tháng cuối năm thị trường bất động sản, chứng khoán và vàng rất nóng, thu hút vốn của các nhà đầu tư, các tổ chức tài chi chính, ngân hàng thương mại, thị trường trái phiếu Chính phủ gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình thực tế nên nhiệm vụ huy động vốn năm 2009 đã được điều chỉnh xuống 88.200 tỷ đồng. Tuy nhiên đến hết năm 2009, tổng vốn huy động được vẫn chỉ dừng lại ở 33.000 tỷ đồng, chỉ đạt 37,4% so với kế hoạch điều chỉnh.Vụ Huy động vốn đã tích cực đối thoại và vận động các thành viên thị trường, chủ yếu là các ngân hàng thương mại; đồng thời thường xuyên báo cáo lãnh đạo KBNN, lãnh đạo Bộ Tài chính về diễn biến tình hình thị trường để có những chỉ đạo điều hành phù hợp về lãi suất, thời hạn trái phiếu.



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc.
1.3.13 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hay kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước của Kho bạc Nhà nước; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.
1.3.14 Hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nước:
- Xây dựng cơ chế, chính sách và quy trình nghiệp vụ phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam;
- Tổ chức quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại hoá cơ sở vật chất của hệ thống Kho bạc Nhà nước.
1.3.15 Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
1.3.16 Thực hiện công tác tổ chức và cán bộ:
- Xây dựng tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực bảo đảm yêu cầu cải cách về cơ chế, chính sách và hiện đại hoá công nghệ quản lý;
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
1.3.17 Quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và tài sản được giao theo quy định của pháp luật; được sử dụng các khoản thu phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.
1.3.18 Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
1.3.19 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.
1.4. Cơ cấu tổ chức.
Kho bạc Nhà nước được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất.
1.4.1.Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở Trung ương
- Vụ Tổng hợp - Pháp chế;
- Vụ Kiểm soát chi ngân sách nhà nước;
- Vụ Huy động vốn;
- Vụ Kế toán nhà nước;
- Vụ Kho quỹ;
- Vụ Hợp tác quốc tế;
- Vụ Tổ chức cán bộ;
- Vụ Tài vụ - Quản trị;
- Văn phòng;
- Thanh tra;
- Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước;
- Cục Công nghệ thông tin;
- Trường Nghiệp vụ Kho bạc;
- Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia.
1.4.2. Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở địa phương
- Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh) trực thuộc Kho bạc Nhà nước;
- Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp huyện) trực thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
Kho bạc Nhà nước được tổ chức điểm giao dịch tại các địa bàn có khối lượng giao dịch lớn theo quy định của Bộ Tài chính.
Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, Kho bạc Nhà nước cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
1.5. Mô hình Kho bạc Nhà nước Cộng hoà Pháp
Tháng 3 năm 1989, đoàn cán bộ Liên Bộ Tài chính – Ngân hàng Nhà nước do đồng chí Chu Tam Thức, Thứ trưởng Bộ Tài chính và đồng chí Lê Hồ, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước dẫn đầu đã trực tiếp nghiên cứu và khảo sát mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống Kho bạc Nhà nước Cộng hoà Pháp. Mặc dù tình hình kinh tế - tài chính của Việt Nam và Pháp có nhiều điểm khác biệt, song mô hình tổ chức của Kho bạc Pháp được coi là phù hợp để Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ đề án xây dựng hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam hiện nay.
Hệ thống Kho bạc Nhà nước Pháp bao gồm Vụ Kế toán công thuộc Bộ Kinh tế - Tài chính và các đơn vị Kho bạc Nhà nước tại các địa phương ( trực thuộc Vụ Kế toán công). Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống Kho bạc Nhà nước Pháp được quy định như sau:
Thực hiện tập trung các khoản thu và cấp phát thanh toán các khoản chi của Nhà nước;
Quản lý tài chính và biên chế của các cơ quan nhà nước tại địa phương;
Quản lý các khoản nợ của Chính phủ và các nghiệp vụ về ngân quỹ;
Theo dõi tiền gửi tiền gửi tiết kiệm;
Kiểm soát các tổ chức
Nghiên cứu kinh tế, tài chính và truyền tin;
Thực hiện, quản lý các hoạt động hợp tác đối ngoại;
Toàn bộ hệ thống Kho bạc Nhà nước Pháp có khoảng 60 ngàn người. Số cán bộ làm việc ở Trung ương chỉ khoảng 3%. Số cán bộ làm việc ở địa phương chiếm khoảng 97%.
Tổ chức bộ máy của hệ thống Kho bạc Nhà nước Pháp như sau:
- Ở Trung ương có Vụ Kế toán công chịu trách nhiệm về các khoản thu, chi cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh Vụ trưởng Vụ Kế toán công có kế toán trưởng Kho bạc Nhà nước.
- Ở tỉnh, thành phố có Chi cục Kho bạc.
- Ở cấp huyện có Chi nhánh Kho bạc.
Chương II : Những nét cơ bản về hoạt động của Vụ Huy động vốn Kho bạc Nhà nước
Vụ huy động vốn thực hiện nhiệm vụ huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua phát hành các loại trái phiếu. Vì vậy hoạt động của Vụ huy động vốn chủ yếu gắn liền với công tác phát hành trái phiếu Chính phủ.
2.1. Quá trình phát triển thị trường trái phiếu
Trước khi hệ thống Kho bạc Nhà nước ra đời, trái phiếu Chính phủ được phát hành chủ yếu dưới hình thức công trái xây dựng Tổ quốc và do Ngân hàng Nhà nước đảm nhiệm. Việc phát hành không thường xuyên và kết quả còn hạn chế do đồng tiền chưa ổn định và nguồn tích lũy trong dân còn ở mức thấp.
Sau khi hệ thống Kho bạc Nhà nước được thành lập, trái phiếu Chính phủ được tổ chức phát hành thường xuyên dưới nhiều hình thức và cách khác nhau, đã mở ra một trang sử mới của công tác huy động vốn để đáp ứng nhu cầu bù đắp bội chi ngân sách và tăng cường nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế.
Quá trình phát triển của thị trường trái phiếu có thể được chia thành 3 giai đoạn chủ yếu sau:
Giai đoạn 1991 - 1994
Tín phiếu kho bạc lần đầu tiên được phát hành thí điểm tại thành phố Hải Phòng loại kì hạn 3 tháng, lãi suất 5%/tháng và do Kho bạc Nhà nước bán trực tiếp cho các tầng lớp dân cư. Kết quả phát hành rất khả quan: trong 6 tháng cuối năm 1991 đã thu được 204,4 tỷ đồng. Từ thành công bước đầu đó, Bộ Tài chính đã quyết định mở rộng địa bàn phát hành tín phiếu kho bạc ra các thành phố lớn: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và từ cuối năm 1992 phát hàng rộng khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Nguồn tín phiếu được sử dụng chủ yếu để cân đối ngân sách nhà nước.
Có thể nói đây là giai đoạn thử nghiệm trong việc sử dụng công cụ trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển. Hánh lang pháp lý cho công tác phát hành trái phiếu Chính phủ chưa đầy đủ, hiệu lực pháp lý chưa cao; các hình thức và cách phát hành còn sơ khai… Mặc dù vậy, những kết quả đạt được trong...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top