Download Tiểu luận Khảo sát du lịch làng quê tại Bắc Ninh

Download Tiểu luận Khảo sát du lịch làng quê tại Bắc Ninh miễn phí





MỤC LỤC
 
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. Du lịch làng quê và điều kiện để phát triển du lịch làng quê 3
1.1. Du lịch làng quê 3
1.2. Các điều kiện để phát triển du lịch làng quê 4
Chương 2. Tiềm năng và thực trạng khai thác du lịch làng quê tại Bắc Ninh 7
2.1. Nguồn lực để phát triển du lịch làng quê Bắc Ninh 7
2.1.1. Các điều kiện chung của Bắc Ninh để phát triển du lịch làng quê 7
2.1.2. Một số làng quê có thể phát triển du lịch làng quê tại Bắc Ninh 9
2.1.2.1. Cụm làng ở huyện Thuận Thành 9
2.1.2.2. Làng gốm Phù Lãng 11
2.1.2.3. Làng Diềm Xá 13
2.1.2.4. Làng Đình Bảng 14
2.2. Thực trạng khai thác du lịch làng quê tại Bắc Ninh 15
2.2.1. Những làng đã được khai thác cho hoạt động du lịch làng quê tại Bắc Ninh 15
2.2.2. Hình thức tổ chức 16
2.2.3. Nguồn khách 16
2.2.4. Những kết quả bước đầu 16
Chương 3. Một số đề xuất nhằm phát triển du lịch làng quê tại Bắc Ninh 18
3.1. Một số nhận xét về tiềm nang và thực trạng Du lịch làng quê tại Bắc Ninh 18
3.1.1. Những lợi thế của Bắc Ninh trong việc phát triển du lịch làng quê 18
3.1.2. Những hạn chế của Bắc Ninh trong việc phát triển du lịch làng quê 19
3.2. Giải pháp để phát triển du làng quê tại Bắc Ninh 20
KẾT LUẬN 23
PHỤ LỤC 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ch sinh thái.
Đúng vậy, muốn phát triển được du lịch làng quê thì văn hóa của làng quê đó là không thể thiếu được. Đến với mỗi một làng, một vùng để khám phá thêm một số nét văn hóa mới lạ là một trong những yếu tố hấp dẫn du khách.
“Du lịch làng quê trở thành cầu nối giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo cũng như giữa sinh hoạt hàng ngày với các hoạt động phục vụ cho du lịch.” (hội đồng du lịch Australia). Tuy nhiên, để tạo nên được mối quan hệ hòa đồng giữa du khách với người dân địa phương và làm cho cuộc sống hàng ngày của họ không biến đổi hay biến đổi ít là một vấn đề lớn đối với việc phát triển du lịch làng quê.
CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH LÀNG QUÊ TẠI BẮC NINH
2.1. Nguồn lực để phát triển du lịch làng quê Bắc Ninh
2.1.1.Các điều kiện chung của Bắc Ninh để phát triển du lịch làng quê
Cách Hà Nội 30 km về phía Tây, Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng Bắc Bộ. Phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp với Hải Dương, phía Tây và Tây Nam giáp với thủ đô Hà Nội và Hưng Yên. Với diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 799,8 km2 , Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất toàn quốc. Dân số (2004) là 989,2 nghìn người, trong đó 85% số dân sống ở nông thôn. Đây là một nhân tố giúp du lịch làng quê có thể phát triển được tại Bắc Ninh.
Hơn thế nữa, Bắc Ninh còn nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Nằm trên các tuyến đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 18, tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn, đường thủy qua các hệ thống sông lớn. Điều này tạo nhiều thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa với các tỉnh khác trong khu vực và cả nước. Đó cũng là điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với các làng quê của Bắc Ninh.
Bắc Ninh có địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%). Do có một số đồi núi nhỏ như vậy đã tạo cho Bắc Ninh có những cảnh quan đột biến, nếu biết khai thác có thể tạo ra cảnh quan sinh thái nhằm phục vụ cho một số hoạt động du lịch sinh thái. Với địa hình như vậy, ta có thể dễ dàng thấy được Bắc Ninh là một vùng quê điển hình của đồng bằng Bắc Bộ nên đây chính là một điều kiện thuận lợi nhằm phát triển du lịch làng quê.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thời tiết có bốn mùa rõ rệt, với nhiệt độ trung bình năm là 23,30 C. Có sự chênh lệnh rõ ràng giữa mùa hạ và mùa đông, nhiệt độ chênh lệch khoảng 15 – 16oC. Do đó, mùa để hấp dẫn du khách tham gia vào các tour du lịch làng quê là mùa Xuân (thường là mùa lễ hội nơi đây) hay mùa thu. Vì khí hậu hai mùa này khá phù hợp không quá nóng hay không quá lạnh, đặc biệt khi đi vào mùa này du khách còn cảm nhận được những gì là đẹp nhất của vùng nông thôn.
Hệ thống sông ngòi ở đây khá dày đặc, trung bình 1,0 – 1,2 km/km2. Có ba hệ thống sông lớn chảy qua Bắc Ninh gồm sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình. Hệ thống sông ngòi dày đặc như vậy nên Bắc Ninh trở thành một vùng có nền nông nghiệp điển hình của đồng bằng Bắc Bộ. Do vậy, khi tham gia vào du lịch làng quê tại Bắc Ninh, du khách sẽ biết được tập quán canh tác nông nghiệp không những của vùng quê Kinh Bắc nói riêng mà của cả nông dân miền Bắc nói chung.
Thêm vào đó, Bắc Ninh còn là nơi hội tụ của rất nhiều những làng nghề thủ công truyền thống đặc sắc như: Làng gốm Phù Lãng, gỗ Đồng Kỵ, đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ,… Đây chính là những điểm đặc trưng nhằm tạo nên một sản phẩm du lịch làng quê độc đáo.
Mặt khác, trong suốt quá trình phát triển đất nước, Bắc Ninh còn được biết đến là cái nôi sinh ra nền văn minh lúa nước của Việt Nam với thành Luy Lâu cổ nhất Việt Nam. Đây còn là vùng đất có truyền thống khoa bảng, vùng đất có truyền thống văn hiến, văn vật, quật cường chống giặc ngoại xâm và là nơi sản sinh ra nhiều vị danh nhân, anh hùng nổi tiếng của lịch sử. Ngày nay, Bắc Ninh vẫn lưu giữ rất nhiều di sản văn hóa đặc sắc, có giá trị như những công trình kiến trúc, các lễ hội truyền thống, làn điệu dân ca quan họ mượt mà,…. Điều này đã tạo nên những nét văn hóa riêng của vùng quê này. Và đó cũng là những nhân tố góp phần tạo nên sản phẩm du lịch làng quê mà không nơi đâu có như trên vùng đất Kinh Bắc này.
“Làng quan họ quê tôi
Tháng giêng mùa hát hội
Những đêm trăng sáng gọi
Con sông Cầu làng bao quanh
Ngang lưng đồi quan họ xanh xanh”
Vốn là một vùng quê điển hình của nông thôn Bắc Bộ, lại mang những nét văn hóa riêng biệt, độc đáo, do vậy có thể nói Bắc Ninh là một địa danh khá lý tưởng cho việc phát triển du lịch làng quê – một loại hình du lịch khá mới mẻ đối với người dân Việt Nam.
2.1.2. Một số làng quê có thể phát triển du lịch làng quê tại Bắc Ninh
Với những điều kiện thuận lợi như trên, Bắc Ninh có khá nhiều làng quê phù hợp cho việc hình thành nên loại du lịch làng quê. Sau đây là một số làng có thể phát triển được du lịch làng quê. Tất cả những làng được giới thiệu dưới đây đều là những làng thuần nông, còn giữ được nhiều những nét cổ kính và mang những nét văn hóa, bản sắc riêng của làng mình nhằm tạo nên những trải nghiệm độc đáo cho du khách khi tham gia.
2.1.2.1 Cụm làng ở huyện Thuận Thành
Trước tiên, ta phải kể đến cụm làng tại Thuận Thành. Thuận Thành là một huyện nông nghiệp và khá đông dân của tỉnh Bắc Ninh, đời sống của người dân ở mức trung bình. Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Trong những năm qua, kinh tế - xã hội Thuận Thành đã dần phát triển khá toàn diện, đời sống của người dân từng bước được nâng lên. Đặc biệt, trong những năm gần đây, du lịch đang ngày càng tỏ rõ là một ngành đầy tiềm năng. Lợi thế đặc biệt của Thuận Thành trong phát triển du lịch là tiềm năng văn hoá – nhân văn phong phú và đa dạng với nhiều loại hình khác nhau. Vốn nổi tiếng từ xưa với làng tranh Đông Hồ và hệ thống các di tích lịch sử văn hoá như chùa Dâu, chùa Bút Tháp, thành cổ Luy Lâu, nhất là di tích lăng mộ và đền thờ King Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ. Những địa danh này đang là những địa điểm thu hút ngày càng nhiều du khách khắp nơi đến tham quan, du lịch. Đối với du lịch làng quê ở Thuận Thành, cụm làng tiêu biểu nhất để phát triển đó là làng tranh Đông Hồ, làng Dâu và làng Bút Tháp.
Về không gian địa lý, ba làng này ở gần nhau, do vậy, rất tiện cho du khách thăm quan. Nếu ba làng này được đưa vào khai thác để phát triển loại hình du lịch làng quê thì du khách không những được thẩm nhận những giá trị nhân văn sẵn có của nơi đây mà họ còn được hòa nhập vào với cuộc sống của người dân bản địa. Điều này được thể hiện qua hình thức farm-stay. Du khách sẽ được xuống đồng làm những công việc đồng áng với người nông dân hay cùng tham gia vào bữa ăn dân dã cùng gia đình họ. Ngoài ra, một điều đặc biệt ở cụm làng này đó là nghề trồng dâu, nuôi tằm vẫn đang được lưu truyền. Do vậy, du khách sẽ rất thích thú nếu đư
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top