Download Chuyên đề Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ tại Việt Nam

Download Chuyên đề Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ tại Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1_ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2_ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1
3_ ĐÔI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
4_ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
5_ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 2
6_ KẾT CẤU BÀI NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ 3
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ 3
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm trái phiếu Chính Phủ 3
1.1.1.1. Khái niệm 3
1.1.1.2. Đặc điểm của trái phiếu Chính Phủ 4
1.1.2. Phân loại trái phiếu Chính Phủ 5
1.1.2.1. Phân loại theo chủ thể ủy quyền phát hành 5
1.1.2.2. Phân loại theo thời gian đáo hạn 6
1.1.2.3. Phân loại khác 6
1.2. THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ 11
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của thị trường trái phiếu Chính Phủ 11
1.2.1.1. Khái niệm, cấu trúc của thị trường tài chính 11
1.2.1.2. Khái niệm, đặc điểm thị trường trái phiếu Chính Phủ 12
1.2.2. Phân loại thị trường trái phiếu Chính Phủ 13
1.2.2.1. Thị trường phát hành trái phiếu Chính Phủ 13
1.2.2.2. Thị trường giao dịch trái phiếu Chính Phủ 14
1.2.2.3. Mối liên hệ giữa thị trường phát hành và thị trường giao dịch TPCP 15
1.2.3. Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ 16
1.2.3.1. Khái niệm 16
1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thị trường TPCP 16
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ 18
1.3.1. Các nhân tố vĩ mô 19
1.3.1.1. Nhân tố về sự ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế 19
1.3.1.2. Nhân tố pháp lý 20
1.3.1.3. Nhân tố thuộc về mô hình tổ chức thị trường 21
1.3.1.4. Các nhân tố khác 21
1.3.2. Các nhân tố vi mô 23
1.3.2.1. Nhân tố về các tổ chức trung gian tài chính 23
1.3.2.2. Nhân tố về công chúng đầu tư 23
1.3.2.3. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM 25
2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TPCP Ở VIỆT NAM 25
2.1.1. Giai đoạn trước năm 1990: Giai đoạn chưa hình thành thị trường TPCP 25
2.1.2. Giai đoạn 1990 - nay: Giai đoạn bắt đầu hình thành và phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ 25
2.1.2.1. Giai đoạn 1990 – 1999 26
2.1.2.2. Giai đoạn 2000 – 2004 27
2.2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM 28
2.2.1. Thị trường phát hành TPCP 28
2.2.1.1. Khung pháp lý điều chỉnh 28
2.2.1.2. Thành viên tham gia 29
2.2.1.3. Thực trạng hoạt động 29
2.2.2. Thị trường giao dịch TPCP 37
2.2.2.1. Khung pháp lý điều chỉnh: 37
2.2.2.2. Thành viên tham gia 39
2.2.2.3. Thực trạng hoạt động thị trường giao dịch TPCP 42
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TPTP Ở VIỆT NAM 56
2.3.1. Những kết quả đạt được 56
2.3.1.1. Về thị trường phát hành 56
2.3.1.2. Về thị trường giao dịch 58
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 59
2.3.2.1. Hạn chế 59
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 66
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TPCP Ở VIỆT NAM 67
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TPCP Ở VIỆT NAM 67
3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu vốn đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2010 67
3.1.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 67
3.1.1.2. Nhu cầu về vốn đầu tư phục vụ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 69
3.1.2. Định hướng phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ ở Việt Nam 70
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TPCP Ở VIỆT NAM. 71
3.2.1. Giải pháp vĩ mô 71
3.2.2. Giải pháp vi mô 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 79
KẾT LUẬN 80
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

thời gian đáo hạn của TPCP để từ đó các nhà đầu tư có kế hoạch sử dụng và phân bổ nguồn vốn đầu tư có hiệu quả hơn.
c- Tình hình bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước:
_ Trái phiếu bán lẻ kỳ hạn 2 năm: Qua kinh nghiệm của đợt phát hành thí điểm trái phiếu kỳ hạn 3 năm (1994) không hiệu quả, năm 1995, Kho bạc Nhà nước đã thay đổi bằng các phát hành trái phiếu chỉ với kỳ hạn 1 năm. Tuy nhiên, sau 2 năm phát hành loại trái phiếu này đã cho thấy nó không thể đáp ứng được yêu cầu về huy động vốn phục vụ cho đầu tư phát triển. Do vậy, để khắc phục nhược điểm này, tháng 6/1999 cho đến nay Kho bạc Nhà nước đã chuyển hẳn sang tổ chức phát hành loại trái phiếu có thời hạn 2 năm có ghi tên và không in trước mệnh giá, bán cho các đối tượng là người Việt Nam và người nước ngoài đang làm việc và sinh sống ở Việt Nam; Các tổ chức tín dụng hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng; Các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư hoạt động hợp pháp tại Việt Nam,các chi nhánh đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;Các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế của Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế. Điều này đã cho phép kho bạc Nhà nước có thể huy động một khối lượng vốn với thời gian hợp lý và tạo điều kiện cho việc sử dụng vốn của ngân sách Nhà nước được kéo dài. Tính từ năm 2000 – 2004, kho bạc Nhà nước đã huy động được 18.960 tỷ đồng với kỳ hạn 2 năm với lãi suất năm 2000: 8,9 - 10,5%/năm; 2001: 6.8 - 7.0%/năm; 2002: 7,1 – 7,4%.năm; 2003 – 2004: 8,2 - 8,4%/năm.
Bảng 2.3: Kết quả huy động trái phiếu kho bạc bằng hình thức bán lẻ giai đoạn 2000 - 2004
Năm
Lãi suất
Khối lượng huy động
( tỷ đồng)
2000
8,9 – 10,5
4.316
2001
6,8 – 7,0
2.667
2002
7,1 – 7,4
4.117
2003
8,2 – 8,4
3.254
2004
8,2 – 8,4
4.606
Tổng cộng
18.960
( Nguồn kho bạc nhà nước )
_ Trái phiếu chiết khấu kho bạc kỳ hạn 5 năm: Để tiếp tục phát triển thị trường vốn trong nước, đồng thời với mục đích tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán còn non trẻ của Việt Nam, bắt đầu từ ngày 16/4 đến ngày 15/6/2001, kho bạc Nhà nước đã tiến hành phát hành thí điểm trái phiếu chiết khấu kỳ hạn 5 năm với lãi suất 7,2 %/năm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là loại trái phiếu không ghi tê, in sẵn mệnh giá, quy định thống nhât ngày phát hành và ngày đến tới hạn thanh toán. Trái phiếu này đã được niêm yết và giao dịch tại SGDCK Tp.HCM. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như: giá ngoại tệ và giá bất động sản có biến động lớn, tâm lý người dân thích đầu tư vào cổ phiếu vì lợi tức cao, cơ chế lãi suất chưa tạoneen sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư... dẫn đến giá trị huy động của đợt phát hành không được như mong muốn. Trong thời gian đó, giá trị huy động chỉ đạt khoảng 50 tỷ đồng.
_ Công trái giáo dục: Nhằm mục tiêu phát triển giáo dục – đào tạo, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền, năm 2003 quốc hội, Chính Phủ đã có chủ trương phát hành 2000 tỷ đồng công trái giáo dục để hỗ trợ các tỉnh miền núi, Tây Nguyên và các tỉnh có nhiều khó khăn thực hiện mục tiêu không còn phòn học ba ca, phòng học tranh tre nứa lá. Từ ngày 5/5/2003, toàn bộ hệ thống kho bạc Nhà nước đã triển khai phát hành công trái giáo dục cũng giống như công trái xây dựng tổ quốc đã phát hành năm 1999. Tuy nhiên, để khắc phục một số hạn chế của đợt phát hành trước và nhằm thu hút vốn có hiệu quả hơn, công trái giáo dục phát hành có 2 loại: in sẵn mệnh giá và không in sẵn mệnh giá. Kết quả toàn đợt thu được 2.580 tỷ đồng, vượt 29% chỉ tiêu được giao.
Như vậy, Đối với kênh phát hành trực tiếp TPCP (bán lẻ) qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, số lượng phát hành hành năm không đáng kể, chỉ khoảng 2.000 tỷ đồng mỗi năm với kỳ hạn ngắn, chủ yếu là 02 năm. KBNN đã thực hiện kế hoạch từng bước giảm dần kênh bán lẻ qua hệ thống KBNN. Từ đầu năm 2007 đến nay không thực hiện phát hành theo hình thức này.
d - Trái phiếu công trình trung ương và trái phiếu công trình giao thông thủy lợi
Trái phiếu công trình TW: bắt đầu từ năm 2000 trở lại đây, theo quy định trái phiếu công trình trung ương được phát hành qua các kênh như : đấu thầu trên trung tâm giao dịch chứng khoán và bảo lãnh phát hành. Như vậy, các công trình sẽ được huy động vốn dài hạn hơn, chi phí thấp hơn.Tuy đã có quy định mới về trái phiếu Chính Phủ và trái phiếu chính quyền địa phương cũng như trái phiếu được Chính Phủ bảo lãnh , những việc huy động vốn cho các công trình đã được phê duyệt dù là của địa phương vẫn được coi là nguồn huy động từ trái phiếu Chính Phủ. Kết quả, từ năm 2000 đến hết năm 2004, tổng giá trị huy động được cho trái phiếu công trình để thực hiện nốt kế hoạch đề ra đạt khoảng 300 tỷ đồng.
Trái phiếu giao thông thủy lợi: Trong 2 năm 2003 – 2004, được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tài Chính, hệ thống kho bạc Nhà nước dã tổ chức phát hành 2 đợt trái phiếu huy động vốn cho các công trình trọng điểm quốc gia thuộc lĩnh vực giao thông, thủy lợi trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, được phát hành qua cả 3 cách : bán trực tiếp ra công chúng qua hệ thống kho bạc Nhà nước, đấu thầu qua TTGDCK và bảo lãnh phát hành. Việc phát hành trái phiếu giao thông thủy lợi có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế và chính trị, được các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương đặc biệt quan tâm phối hợp chỉ đạo và tích cực hưởng ứng nên chỉ trong thời gian ngắn đã huy động được khối lượng vốn khá lớn đáp ứng kịp thời nhu cầu giải ngân vốn đầu tư. Đợt 1: từ 15/10/2003 – 15/12/2003, tổng khối lượng trái phiếu phát hành bằng đồng Việt Nam là 4.505 tỷ đồng, bằng đô la Mỹ là 33.034.000 USD. Đợt 2: từ 15/4/2004 – 15/6/2004, tổng khối lượng trái phiếu phát hành bằng đồng Việt Nam là 2.067 tỷ đồng, bằng đo la Mỹ là 43.665.000 USD. Đây là các đợt phát hành trái phiếu công trình có quy mô lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định quan điểm đúng đắn của Chính Phủ trong việc sử dụng trái phiếu Chính Phủ để huy động các nguồn vốn phục vụ cho đầu tư phát triển.
2.2.2. Thị trường giao dịch TPCP
2.2.2.1. Khung pháp lý điều chỉnh:
Trước tháng 11/2003, Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính Phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán là văn bản pháp quy cao nhất trong lĩnh vực chứng khoán, trong đó hoạt động giao dich trái phiếu được thực hiện theo cả hai cách là giao dịch khớp lệnh và giao dịch thỏa thuận. Đồng thời, Nghị định số 01/2000/NĐ-CP ngày 13/01/2000 quy định việc phát hành TPCP theo cách đấu thầu qua Trung tâm Giao dịch chứng khoán và bảo lãnh phát hành.
Hiện nay hoạt động đấu thầu và giao dịch TPCP trên TTGDCK được điều chỉnh bởi các văn bản pháp quy sau:
- Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 về phát hành TPCP, trái phiếu được Chính Phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương được ban hành thay thế Nghị định 01 trước đây cũng tạo cơ chế khuyến khích phát hành huy động vốn qua trái phiếu.
- Thông tư 21/2004/BTC ngày 24/03/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn việc đấu thầu TPCP, trái phiếu...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển thị trường phát thải carbon ở Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0
D Hoàn thiện marketing – mix nhằm phát triển thị trường của nhà hàng oven d’or, khách sạn sheraton hà nội Marketing 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty cổ phần may Đức Giang tại Tỉnh Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển xúc tiến thương mại sản phẩm chăn ga Everon của công ty CP Everpia Việt Nam trên thị trường Hà Nội Marketing 0
D Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Một số giải pháp góp phần phát triển thương hiệu trà lipton tại thị trường việt nam đến năm 2015 Luận văn Kinh tế 0
D Tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị Luận văn Sư phạm 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top