vingot_doimoi

New Member
Download Đề tài Thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương mại

Download Đề tài Thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương mại miễn phí





MỤC LỤC
Chương I Thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại .3
1.1.Hoạt động cho vay theo dự án của ngân hàng thương mại .3
1.1.1.Tổng quan về Ngân Hàng Thương Mại.3
1.1.2.Vai trò của tín dụng và cho vay theo dự án của Ngân hàng thương mại.6
1.2. thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương Mại.12
1.2.1.Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư. .12
1.2.1.1.Những vấn đề cơ bản về dự án đầu tư. .12
1.2.1.2.Thẩm định dự án đầu tư .15
1.2.1.2.1.Thẩm định và sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư.15
1.2.1.2.2.Qui trình và nội dung thẩm định dự án đầu tư .19
1.3.2.Các nhân tố ảnh hưởng .37
1.3.2.1Nhân tố chủ quan.37
Chương II Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng
Công thương Đống Đa .42
2.1.Vài nét về Ngân hàng Công thương Đống Đa.42
2.1.1.Giới thiệu về Ngân hàng Công thương Đống Đa .42
2.1.2 Tình hình huy động vốn.44
2.1.1.Tình hình cho vay.45
2.2.Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công
thương Đống Đa.55
2.2.1 Tình hình chung.55
Thẩm định dự án vay vốn đầu tư mua tàu vận chuyển container KEDAH. 56
2.2.2. Đánh giá và nhận xét về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại
Ngân hàng Công thương Đống Đa .75
2.2.2.1 Một số thành tựu đạt được: .75
2.2.2.2 Những mặt tồn tại và khó khăn vướng mắc.78
Chương III Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại
Ngân hàng công thương Đống Đa .86
3.1 Định hướng cho vay theo dự án của NHCT Đống Đa & Sự cần thiết nâng cao
chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư. .86
3.2. Những giải pháp trước mắt .88
3.2.1. Giải pháp khi thực hiện thẩm định tài chính.88
3.2.2. Giải pháp về thông tin.90
3.2.3. Giải pháp về hỗ trợ thẩm định.92
3.3 Những kiến nghị.93
3.3.1 Kiến nghị với chính phủ. .93
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.94
3.3.3Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam. .9



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

1
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trên con đường bước vào thiên niên kỷ mới, con
đường đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự hội nhập đó đã khép lại một
thời kỳ kinh tế tự cung tự cấp, phát triển chạm chạp và lạc hậu. Nhìn lại những năm
qua, tốc độ đầu tư trong nền kinh tế nước ta có sự tăng trưởng mạnh mẽ thúc đẩy
kinh tế phát triển cũng như cải thiện đời sống xã hội. Trong đó, không thể không kể
đến vai trò của các NHTM với tư cách là nhà tài trợ lớn cho các dự án đầu tư, đặc
biệt là dự án trung và dài hạn. Phải khẳng định rằng,để đẩy mạnh công cuộc công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nhằm tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với
các nước khác, trong khi xuất phát điểm của chúng ta lại thấp hơn họ nhiều, đòi hỏi
chúng ta phải có sự ưu tiên về đầu tư chiều sâu, đặc biệt cần bổ sung một lượng vốn
đáng kể bao gồm vốn ngắn hạn và vốn trung dài hạn để đầu tư vào các dự án có khả
năng tranh thủ “đi tắt, đón đầu”công nghệ.
Trong khi đó, khả năng về vốn tự có của các doanh nghiệp rất hạn chế, việc
huy động vốn của các doanh nghiệp qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu cũng rất khó
khăn do thị trường chứng khoán của nước ta còn đang ở giai đoạn sơ khai, người
dân còn chưa quen thuộc và tin tưởng vào loại hình đầu tư này. Do vậy để có thể
đáp ứng nhu cầu về vốn trung dài hạn,các doanh nghiệp chủ yếu đi vay các tổ chức
tài chính trung gian trong đó hệ thống NHTM là nguồn huy động và cung cấp vốn
trung dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế.
Với tư cách là trung tâm tiền tệ tín dụng của nền kinh tế, để phù hợp với xu
hướng đa dạng hoá các hoạt động của Ngân hàng nhằm phục vụ bổ sung vốn lưu
động và vốn cố định cho doanh nghiệp, hệ thống NHTM Việt Nam cũng đã chủ
trương đẩy mạnh hoạt động tín dụng trung dài hạn đối với các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế bên cạnh hoạt động ngắn hạn truyền thống.
Tuy nhiên, cũng như mọi hoạt động kinh doanh khác, hoạt động tín dụng cũng
chứa đầy rẫy những rủi ro. Do đặc thù kinh doanh tín dụng Ngân hàng là kinh
doanh chủ yếu dựa vào tiền của người khác, kinh doanh qua tay người khác nên rủi
ro trong hoạt động tín dụng cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp vì nó vừa phụ
thuộc vào kết quả kinh doanh của chính bản thân Ngân hàng và vừa phụ thuộc vào
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hậu quả của nó rất dễ lan truyền trong cả hệ
thống Ngân hàng gây ra những vụ hoảng loạn và sụp đổ của hàng loạt Ngân hàng
cùng một loạt hậu quả nghiêm trọng khác về mọi mặt kinh tế, xã hội đặc biệt là
lòng tin của người dân vào sự lãnh đạo của chính phủ bị suy giảm. Trong thời gian
qua, những mất mát to lớn về tiền của tập trung qua công tác tín dụng đã là những
hậu quả đáng quan tâm. Nhất là trong vài năm gần đây, số lượng dự án đầu tư trung
– dài hạn trong nước và nước ngoài ngày càng gia tăng, mang lại một tỷ lệ lợi
2
nhuận đáng kể trong tổng lợi nhuận của các Ngân hàng. Nhưng bên cạnh đó cũng
không tránh khỏi một số vướng mắc sai sót trong quá trình thực hiện cho vay các
dự án đặc biệt là các dự án đầu tư trung – dài hạn.
Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao hạn chế được rủi ro cho hoạt động tín dụng của
Ngân hàng trong điều kiện để tiến tới công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì
việc gia tăng số lượng các dự án đầu tư là điều tất yếu. Muốn vậy thì những dự án
này phải đảm bảo chất lượng, tức là phải làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, trong đó
có việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án. Chính vì vậy, vai trò to lớn của công tác
thẩm định tín dụng dự án đầu tư, đặc biệt là thẩm định tài chính dự án đầu tư là
không thể phủ nhận được.
Hơn nữa, một yêu cầu có tính nguyên tắc đối với Ngân hàng trong hoạt động
đầu tư tín dụng là phải xem xét, lựa chọn những dự án đầu tư thực sự có hiệu quả
vừa mang lại lợi ích cho nền kinh tế, vừa phải đảm bảo lợi nhuận Ngân hàng, đồng
thời hạn chế thấp nhất rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Công tác
thẩm định dự án đầu tư là công cụ đắc lực giúp các Ngân hàng thực hiện yêu cầu
này.
Với ý nghĩa đó việc thẩm định dự án đầu tư góp phần cực kỳ quan trọng đối
với sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì tính cấp bách, tầm
quan trọng của công tác này đã tạo cho em một niềm say mê hứng thú đi sâu vào
tìm tòi nghiên cứu. Đồng thời, có sự tận tình hướng dẫn và những ý kiến đóng góp
quý báu của cô giáo T.S Nguyễn Thu Thảo cùng sự giúp đỡ, chỉ đạo trực tiếp của
cô Nguyễn Mai Lan – cán bộ phòng tín dụng thương nghiệp đã giúp em hoàn thành
luận văn tốt nghiệp đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự
án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Đa”.
Đề tài được nghiên cứu và hoàn thiện ngoài lời mở đầu, phần kết luận và danh
mục tài liệu tham khảo gồm những nội dung sau:
Chương I:Thẩm định tài chính dự án đầu tư của NHTM.
Chương II:Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại
Ngân hàng Công thương Đống Đa.
Chương III:Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu
tư tại Ngân hàng Công thương Đống Đa.
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế chưa nhiều, trình độ lý luận và
năng lực bản thân còn hạn chế, luận văn tốt nghiệp này không tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn để bài viết
của em đạt kết quả tốt hơn.
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.
3
Các trung gian tài
chính. NHTM, Công ty
tài chính, bảo hiểm
Người cho vay
-Hộ gia đình
-Hãng kinh
Người cho vay
-Hộ gia đình
-Hãng kinh
Vốn
Vốn
CHƯƠNG I
THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
1.1.HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO DỰ ÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
1.1.1.TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
Sự ra đời, tồn tại và phát triển của các NHTM được coi như là một tất yếu
khách quan, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hàng hoá. Đồng thời, nó có ý nghiã
như một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển và tiến bộ của loài người,
được ví như “sự phát minh ra lửa”hay “sự phát minh ra bánh xe ”…
Trong nền kinh tế hàng hoá, tại những thời điểm nhất định luôn tồn tại một
mâu thuẫn là: có những người thiếu vốn và có những người thừa vốn, những người
có cơ hội đầu tư sinh lời nhưng không có tiền và những người có tiền nhưng không
có cơ hội sử dụng sinh lời hay sinh lời thấp hơn. Mâu thuẫn này càng lớn hơn khi
nền kinh tế càng phát triển, khi mà cung cầu về sản phẩm cũng như tốc độ chu
chuyển hàng hoá, tiền tệ tăng lên mạnh mẽ. Các NHTM ra đời đã kết nối được sự
khác biệt về không gian và thời gian khắc phục đựoc sự thiếu hụt về thông tin (là
những trở ngại ngăn cản gặp gỡ giữa những người tiết kiệm và người đầu tư), đưa
đồng vốn tư nơi thừa đến nơi thi
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính đối với các dự án đầu tư dài hạn của Tổng công ty Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vốn vay tại SGD ngân hàng ngoại thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
E Hoàn thiện phương pháp thẩm định giá bất động sản tại công ty cổ phần tư vấn dịch vụ tài sản bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
A Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại NHNo & PTNT Cầu Giấy Luận văn Kinh tế 0
K Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Techcombank Chương Dương Luận văn Kinh tế 2
Q Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Luận văn Kinh tế 0
C Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại công ty tài chính dầu khí Khoa học Tự nhiên 0
A Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính cho vay dự án tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông t Luận văn Kinh tế 0
T Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Quốc Luận văn Kinh tế 0
T Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top