Link tải miễn phí luận văn

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xây dựng nông thôn mới đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Xây
dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống
của nhân dân là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta và luôn được các cấp
ủy Đảng, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm nhằm rút ngắn dần
khoảng cách chênh lệch về đời sống vật chất và tinh thần giữa thành thị và
nông thôn. Nhận thức được tầm quan trọng của chủ trương xây dựng nông
thôn mới, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra mục tiêu “ Phấn đấu
đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo tiêu chí Chính
phủ quy định”.
Đảng ta đã khẳng định quan điểm coi nông nghiệp, nông dân, nông thôn
có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng
và bảo về Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế-xã
hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ
gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất
nước. Mục tiêu tổng quát về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn
được Đảng ta đề ra là “Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở
các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất
ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị,
đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển
toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất,
chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh
lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức
sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ,
đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân
tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính
trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai
cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh,
tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
Đảng và Chính phủ cũng đã xác định rõ, xây dựng nông thôn mới “cuộc
vận động xã hội sâu sắc và toàn diện bao gồm phát triển kinh tế, văn hóa-xã
hội, sản xuất, đời sống, nếp sống, phong tục tập quán”. Có thể thấy, xây dựng
đời sống văn hóa cho nhân dân là một nội dung quan trọng trong tiêu chí xây
dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước ta chiếm 2 trên 19 tiêu chí của Bộ
tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
Văn hóa là sản phẩm sáng tạo của con người, xuất hiện từ thủa bình minh
của xã hội loài người. Những năm gần đây, vai trò của văn hóa đã được nhìn
nhận với đúng giá trị của nó. Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp
hành Trung ương khóa VII đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã
hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là sự
kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, với xã
hội và với thiên nhiên. Nó vừa là động lực vừa là mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội của chúng ta. Theo hình thái giá trị văn hoá được chia thành hai lĩnh
vực, văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Xây dựng đời sống văn hoá cho
nhân dân là phải quan tâm đến cả hai lĩnh vực.
Hiện nay, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong xây dựng nông
thôn mới đang được thực hiện trên pham vi cả nước. Qua khảo sát ở các tỉnh,
xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho cư dân nông thôn bước đầu có
những kết quả đáng ghi nhận, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế cần
được khắc phục: đó là có không ít những giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống,
truyền thống tốt đẹp của dân tộc bị mai một, biến chất; mức hưởng thụ đời
sống văn hóa tinh thần của nhân dân, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu,
vùng xa còn chênh lệch với khu vực đô thị; nhiều hủ tục lạc hậu và mê tín dị
đoan…tràn lan ở một số lễ hội đã ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, một số
giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân chưa thực sự bền vững; văn hóa tinh
thần chưa trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, vấn đề
xây dựng đời sống văn hoá tinh thần trong xây dựng nông thôn mới ở Việt
Nam hiện nay có vai trò to lớn trong việc phát triển bền vững kinh tế - xã hội
vùng nông thôn. Vì những lý do như trên, tui chọn đề tài “Xây dựng đời sống
văn hoá tinh thần trong xây nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay” làm luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Đề tài về xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn cũng đã
được nhiều tác giả nghiên cứu ở những góc độ và phạm vi khác nhau. Trong
những năm gần đây, vấn đề xây dựng đời sống văn hóa tinh thần đã được
quan tâm nghiên cứu tương đối có hệ thống, qua một số chương trình khoa
học cấp nhà nước, công trình nghiên cứu độc lập và một số bài viết đáng lưu ý
như:
Nhóm các tài liệu nghiên cứu về văn hóa và văn hoá tinh thần tiêu biểu
như: Công trình “Về giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam” (tập thể tác giả), gồm
02 tập, Nxb Thông tin Lý luận, Hà Nội, 1983 và “Giá trị tinh thần truyền
thống của dân tộc Việt Nam” của GS Trần Văn Giàu, Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh (tái bản 1993) đã phân tích một cách sâu sắc về các giá trị tinh thần
truyền thống của người Việt Nam, sự vận động của những giá trị tinh thần
truyền thống qua những giai đoạn của lịch sử Việt Nam.
Đề tài khoa học: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc” do tác giả Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên), Nxb Chính trị
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Vai trò của ý thưc pháp quyền trong đời sống xã hội và ứng dụng trong quá trình xây dựng ý thức pháp quyền ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 2
G Xây dựng đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh Kinh tế chính trị 0
H Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng trong việc tham gia chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở Tài liệu chưa phân loại 0
F Xây dựng đời sống văn hóa ở vùng núi Xay Sổm Bun nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổ Tài liệu chưa phân loại 0
M Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đời sống văn hóa mới ở nước ta hiện nay Văn hóa, Xã hội 2
M Xây dựng đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng hiện nay – thực trạng và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
N Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đời sống văn hóa mới ở nước ta hiện nay Tài liệu chưa phân loại 2
C Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng đời sống mới đối với sinh viên trường đại học Cần Thơ Tài liệu chưa phân loại 0
D Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh trong ngành vận tải đường sắt Luận văn Kinh tế 0
D Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện cổ Andersen Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top