Download miễn phí Đề tài Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Bê tông và Xây dựng Thịnh Liệt





Lới nói đầu

Chương I: Các vấn đề chung về kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp.

I.Khái niệm, đặc điểm, vai trò của NVL. 2

II. Phân loại, đánh giá và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu 2

1.Phân loại 2

2. Đánh giá 3

3.Nhiệm vụ 3

III. Thủ tục quản lý nhập - xuất - tồn NVL và các chứng từ kế toán liên quan 4

1.Thủ tục 4

2.Chứng từ kế toán 4

IV.Phương pháp kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp NVL 5

1.Phương pháp kế toán chi tiết NVL 5

2.Phương pháp kế toán tổng hợp NVL 5

2.1.Tài khoản sử dụng 5

2.2. Trình tự hạch toán 5

2.2.1.Hạch toán tăng vật liệu 5

- Với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

2.2.2.Hạch toán giảm VL 8

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thanh toán theo số hoá đơn
Có TK 338 Giá trị hàng thừa không thuế GTGT
* Trả lại cho người bán
Nợ TK 338(1) Giá trị hàng thừa không thuế
Có TK 152
+ Đồng ý mua tiếp hàng thừa
Nợ TK 338 (1) Giá trị hàng thừa
Nợ TK 133 VAT
Có TK 331 (111, 112) Tổng giá thanh toán
+ Không rõ nguyên nhân
Nợ TK 338(1) Giá trị hàng thừa
Có TK 711
* Hàng về thiếu so với hoá đơn kế toán ghi:
Nợ TK 152 Trị giá VL nhập kho
Nợ TK 138 (1) Trị giá VL thiếu so với hoá đơn
Nợ TK 133 VAT theo hoá đơn
Có TK liên quan: 111, 112, 141, 311, 331 Tổng giá thanh toán
+ Nếu người bán giao tiếp số thiếu
Nợ TK 152 Giá trị hàng thiếu
Có TK 138(1)
+ Người bán không còn hàng
Nợ TK 111, 112, 331 Tổng giá thanh toán
Có TK 138 Giá trị hàng thiếu
Có TK 133 VAT tương ứng
b) Hàng về chưa có hoá đơn
+ Kế toán lưu phiếu nhập kho vào tập hồ sơ "hàng về chưa có hoá đơn". Nếu trong tháng có hoán đơn về thì ghi sổ bình thường, còn nếu cuối tháng hoá đơn chưa về thì ghi sổ theo giá tạm tính
Nợ TK 152
Nợ TK 133 Tạm tính
Có TK 331, 111, 112
+ Sang tháng sau, khi hoá đơn về sẽ tiến hành điều chỉnh theo giá thực tế bằng 1 trong 3 cách sau:
ã Cách 1: Xoá giá tạm tính bằng bút toán đỏ, rồi ghi giá thực tế bằng bút toán thường.
ã Cách 2: Ghi số chênh lệch giữa giá tạm tính và giá thực tế bằng bút toán đỏ (nếu giá tạm tính > giá thực tế) hay bằng bút toán thường (giá thực tế > giá tạm tính).
ã Cách 3: Dùng bút toán đảo ngược để xoá bút toán tạm tính và ghi lại bút toán đúng theo giá thực tế.
c) Hoá đơn về hang chưa về
+ Kế toán lưu hoá đơn vào tập hồ sơ "hàng mua đang đi đường". Nếu trong tháng, hàng về thì ghi sổ bình thường, còn nếu cuối tháng hàng vẫn chưa về ghi:
Nợ TK 151 Trị giá hàng mua theo hoá đơn
Nợ TK 133 Thuế VAT được khấu trừ
Có TK 331, 111, 112
+ Sang tháng sau hàng về
Nợ TK 152, 621, 627 Nếu nhập kho, xuất dùng cho sản xuất
và cho phân xưởng
Có TK 151 Hàng đi đường kỳ trước đã về
- Với doanh nghiệp nộp thuế VAT theo phương pháp trực tiếp: do phần thuế GTGT được tính vào giá thực tế vật liệu nên khi mua ngoài kế toán ghi:
Nợ TK 152
Có TK liên quan 331,112, 111,311
Ngoài cách hạch toán tăng, giảm VL theo kế khai thường xuyên như trên thì doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ. Do điều kiện có hạn nên em không trình bày ở đây.
2.2.2. Hạch toán giảm vật liệu
- NVL trong doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân: xuất dùng cho sản xuất kinh doanh, nhượng bán, trao đổi, góp vốn liên doanh và biếu tặng, mất mát Song nghiệp vụ chủ yếu vẫn là xuất dùng NVL sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phương pháp tính giá vật liệu xuất kho được áp dụng theo chế độ kế toán hiện hành gồm: đơn giá bình quân; nhập trước - xuất trước; nhập sau - xuất trước; đích danh; giá hạch toán. Mỗi doanh nghiệp chỉ được sử dụng 1 cách đánh giá duy nhất và phải nhất quán trong các kỳ kinh doanh.
+ Khi xuất dùng cho sản xuất kế toán ghi:
Nợ TK 621
Có TK 152, 151
+ Xuất dùng cho bộ phận quản lý, phân xưởng
Nợ TK 627
Có TK 152, 151
+ Xuất dùng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 642
Có TK 152, 151
Chương II
Thực trạng công tác kế toán NVL tại
công ty bê tông xây dựng Thịnh Liệt
I. Những đặc trưng chung về Công ty bê tông và xây dựng Thịnh Liệt
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Bê tông và Xây dựng Thịnh Liệt
Công ty Bê tông và Xây dựng Thịnh Liệt là một doanh nghiệp nhà nước chịu sự quản lý của Sở Xây dựng Hà Nội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và hạch toán độc lập với tê gọi ban đầu là "Nhà máy bê tông và xây dựng Thịnh Liệt" với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn phục vụ cho Hà Nội bằng công nghệ tiên tiến của Ba Lan cùng với trên 500 cán bộ công nhân viên, kỹ sư và công nhân lành nghề có kinh nghiệm.
Tổng diện tích là 93.500 m2 được xây dựng trên 2 cơ sở:
+ Cơ sở 1: Diện tích 57.000m2 tại phường Thịnh Liệt - quận Hoàng Mai- Hà Nội.
+ Cơ sở 2: Diện tích 36.500m2 tại phường Lĩnh Nam - quận Hoàng Mai- Hà Nội.
Trụ sở chính của Công ty tại: Km số 8 quốc lộ 1A đường Giải Phóng - Thịnh Liệt - Hoàng Mai - Hà Nội.
Tên công ty: Công ty Bê tông và Xây dựng Thịnh Liệt
Tên tiếng Anh: Thinh Liet Contruction and concrete company.
Viết tắt: Thịnh Liệt CCCo
Điện thoại: 04-8615289 - 8614509 - 8615323 - 8612890.
Số Fax: 04-8615323 - 8615289
Ngày 16/8/1977 theo quyết định số 699/QĐUB của UBND thành phố Hà Nội cho phép thành lập Nhà máy Bê tông và xây dựng Thịnh Liệt trực thuộc sở Xây dựng Hà Nội với sự viện trợ của Nhà nước Ba Lan theo Hiệp định của Việt Nam - Ba lan nhằm mục đích cải tạo và phục vụ cho quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng và cải tạo nhà ở Hà Nội.
Trải qua 28 năm, Công ty đã trưởng thành và mở rộng thị trường ở tất cả các tỉnh phía Bắc, miền Trung Việt Nam và một phần sang Lào với sản phẩm truyền thống lâu đời của mình là cột điện ly tâm, ống ga thoát nước và các sản phẩm đúc sẵn khác được thị trường chấp nhận và có uy tín cao. Đặc biệt, cột điện ly tâm của Công ty đã đạt huy chương vàng qua các năm:
1991: Huy chương vàng chất lượng cao của Bộ Xây dựng
1992: Huy chương vàng Hội chợ Kinh tế quốc dân
1993-1996: Huy chương vàng sản phẩm chất lượng cao
và nhiều bằng khen, giấy khen qua các lần hội chợ.
Trước sự phát triển về quy mô và tốc độ của sản xuất, nhà máy được đổi tên thành "Công ty Bê tông và Xây dựng Thịnh Liệt" theo quyết định số 3359/QĐUB ngày 22/12/1992 của UBND thành phố Hà Nội và quyết định đổi tên, xác định lại nhiệm vụ số 4240/QĐUB ngày 10/12/1996. Hiện nay Công ty Bê tông và Xây dựng Thịnh Liệt là một trong những doanh nghiệp được thị trường biết đến, tập thể cán bộ công nhân viên của công ty không ngừng hoàn thiện và phát triển tạo được lòng tin vững chắc với khách hàng.
2. Chức năng và nhiệm vụ
- Là một đơn vị nhà nước chuyên sản xuất về bê tông. Công ty Bê tông và Xây dựng Thịnh Liệt có các nhiệm vụ và chức năng sau:
- Sản xuất các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn và sản xuất kinh doanh bê tông thương phẩm.
- Xây dựng các công trình dân dụng, nhà ở quy mô vừa và nhỏ, thi công nội ngoại thất các công trình xây dựng.
- Sản xuất kinh doanh các loại vật liệu xây dựng kể cả thiết bị nội thất, ngoại thất.
- Sản xuất gia công các thiết bị, công cụ phục vụ xây dựng và xây lắp điện.
- Được liên doanh, liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
3. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Bê tông và Xây dựng Thịnh Liệt
3.1. Bộ máy quản lý tổ chức sản xuất của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Giám đốc Công ty
Phó
Giám đốc
Kế toán trưởng
P.Giám đốc thị trường
kế hoạch
P.Giám đốc kỹ thuật công nghệ
P.Giám đốc nội chính- đào tạo BHLĐ
Phòng Dự án
Phòng Tài vụ
XN
sản xuất
VLXD Lĩnh Nam
Phòng Kinh doanh
XN kinh doanh vật tư vận tải
XN xây lắp
Phòng KCS
XN
Cơ điện
XN Cấu kiện
I
XN Cấu kiện
II
XN
Bê tông
Phòng KT
CN
Phòng
TCHC
3.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Bê tông và Xây dựng Thịnh Liệt qua sơ đồ sau
Kế toán trưởng
(Kiêm kế toán tổng hợp)
Kế toán NVL, CCDC & TSCĐ
Kế toán doanh thu và tiêu thụ
Kế toán thanh toán kiểm tra ngân hàng
Thủ quỹ
- Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài vụ. Chịu trách nhiệm bao quát chung ngoài ra còn kiêm thêm kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành, kế toán tổng hợp, lập các BCTC.
- Kế toán thanh toán ngân hàng kiêm phó phòng tài vụ. Chịu trách nhiệm thanh toán trong và ngoài Công ty theo dõi TGNH.
- Kế toán NVL, CCDC, TSCĐ, có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất vật tư trong kỳ, lượng vật tư tồn kho, đồng thời theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ.
- Kế toán doanh thu và tiêu thụ. Có trách nhiệm theo dõi tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm của Công ty và theo dõi công nợ doanh thu.
- Thủ qũy. Có trách nhiệm giữ qũy tiền mặt của Công ty.
Hiện nay,Công ty Bê tông và xây dựng Thịnh Liệt đang tổ chức hoạch toán, kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ. Sở dĩ như vậy vì Công ty là một doanh nghiệp lớn, nhiều nhiệp vụ kinh tế phát sinh trình độ nghiệp vụ kế toán vững vàng. Sau đây là sơ đồ luân chuyển chứng từ trong hình thức Nhật ký chứng từ ở Công ty Bê Tông và Xây dựng Thịnh Liệt.
Chứng từ gốc và các bản phân bổ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Sổ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi chú
Ghi hàng ngày và định kỳ
Lập định kỳ
Đồi chiếu
3.3. Hệ thống quy trình sản xuất sản phẩm chủ yếu
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất là nhân tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tổ chức hoạch toán nói riêng và công tác quản lý nói chung. Công việc đầu tiên là khâu chuẩn bị các yếu tố cần thiết cho cả một quá trình sản xuất khép kín và lần lượt theo các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn chuẩn bị rửa, cát, đá, lắp khuôn
+ Giai đoạn làm cốt thép gia công
+ Giai đoạn tạo hình
+ Giai đoạn bảo dưỡng
+ Giai đoạn kiểm tra sản phẩm
- Các giai đoạn trên có thể khái quát thành sơ đồ sau:
Quy trình sản xuất các cấu kiện bê tông.
Xi măng
Đ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top