PIG_PIG

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng khả năng cạnh tranh mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu ở Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I





Công ty có các chức năng nhiệm vụ sau:

 -Nhiệm vụ chủ yếu: Trực tiếp xuất hay nhập các mặt hàng ngoài chỉ tiêu giao nộp của các địa phương, các nghành, các xí nghiệp, chủ yếu từ Bình Trị Thiên trở ra.

-Ngoài ra, Công ty còn được Bộ giao nhiệm vụ khác theo từng giai đoạn như:

 +Thực hiện xuất hay nhập khẩu một số mặt hàng được giao theo chỉ tiêu pháp lệnh.

 +Tiếp nhận và phân phối hàng viện trợ nhân dân của CHDC Đức thông qua hiệp định của Chính Phủ.

+Kinh doanh và cung ứng hàng xuất khẩu tại chỗ cho các cơ sở có chức năng bán lẻ thu ngoại tệ mạnh.

+Trao đổi hàng hoá ngoài nghị định thư với các nước thuộc khu vực I.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


a tranh bán ở cả thị trường trong và ngoài nước. Những cạnh tranh không lành mạnh bùng nổ gây ra hiện tượng phá giá thị trường, dẫn đến nguy cơ mất thị trường.
Vấn đề đặt ra là phải làm cách nào để vừa khuyến khích phát triển công tác xuất nhập khẩu địa phương, lại vừa chấn chỉnh từng bước lập lại trật tự kỷ cương ở khu vực này, hạn chế thấp nhất việc tranh mua tranh bán cả trong lẫn ngoài nước. Phải làm sao để vừa tôn trọng các qui luật kinh tế vừa dùng hiệu quả kinh tế để cùng một lúc giải quyết thỏa đáng cả hai yêu cầu nêu trên.
Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I - tên giao dịch quốc tế là GENARALEXIM (The Việt Nam national General Export Import Coperation) được chính thức thành lập từ ngày 15/12/1981 theo quyết định số 1365/TCCB của bộ Ngoại Thương , nay là bộ thương mại nhưng phải đến tháng 3/1982 công ty mới thực sự đi vào hoạt động với nhiệm vụ góp phần giải quyết những mâu thuẫn nêu trên bằng biện pháp kinh tế.
Ngoài nhiệm vụ chủ yếu được giao theo tinh thần nêu trên là trực tiếp xuất nhập khẩu hay nhận ủy thác xuất nhập khẩu mọi mặt hàng ngoài chỉ tiêu giao nộp của các địa phương, các ngành, các xí nghiệp chủ yếu từ tỉnh Bình Trị Thiên trở ra, Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I còn được bộ giao thêm một số nhiệm vụ khác tùy theo từng giai đoạn. Cụ thể những nhiệm vụ đó là:
-Thực hiện xuất nhập khẩu một số mặt hàng được giao theo chỉ tiêu pháp lệnh.
-Tiếp nhận hàng viện trợ nhân dân của CHDC Đức thông qua Hiệp định chính phủ.
-Kinh doanh về cung ứng hàng xuất khẩu tại chỗ cho các cơ sở có chức năng bán lẻ để thu ngoại tệ mạnh .
Ngoài ra còn được trao đổi hàng hóa ngoài nghị định thư với các nước thuộc khu vực I.
Nhận nhiệm vụ này , công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I đang ở trong tình hình:
-Về tổ chức: Một biên chế gồm gần 50 cán bộ công nhân viên đa số là cán bộ từ Công ty Xuất nhập khẩu và chuyển khẩu bị giải thể chuyển sang, số cán bộ có trình độ nghiệp vụ rất ít và chủ yếu chỉ làm công tác nhập hàng phục vụ cho xuất khẩu tại chỗ. Có thể nói thời gian này đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu, đặc biệt là thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực ủy thác.
-Về cơ sở vật chất: Vốn được bàn giao ban đầu chỉ vẻn vẹn có 139.000 đồng. Nhà nước không cấp vốn do quan niệm rằng:" kinh doanh ủy thác không cần đến vốn vì vốn hàng hóa đã có của người ủy thác ". Đây là quan niệm đã chi phối lớn đến tư tưởng chỉ đạo của lãnh đạo cũng như cán bộ thi hành, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của công ty trong thời gian đầu.
-Về chính sách: Cơ chế quan liêu bao cấp vẫn đang thống trị, đường lối đổi mới đang là tư duy chưa hể hiện cụ thể thành văn bản, nhất là đổi mới quản lý kinh tế. Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I có thể được xem là đơn vị nhận trách nhiệm đột phá vòng vây trong cơ chế cũ,với quyền lấy" thu bù chi" ghi trong quyết định thành lập.
Có thể nói Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I ra đời trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn. Tư tưởng quan liêu bao cấp vẫn thống trị trong đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty. Tuy là công ty được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng phần lớn vẫn thực hiện trên cơ sở chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Trong điều kiện như trên vấn đề" tồn tại và phát triển " là một bài toán khó đặt ra đối với toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty.
1.2. Quá trình phát triển của công ty
Toàn bộ quá trình phát triển của Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp 1 có thể chia thành 2 giai đoạn chính đó là giai đoạn từ khi thành lập đến 1993 và giai đoạn từ 1993 trở lại đây.
Giai đoạn 1: Từ khi hình thành đến 1993.
Đây là giai đoạn mà công ty phải vận động, đấu tranh để giải quyết 3 vấn đề lớn xuyên suốt cả quá trình , đó là:
-Vấn đề tổ chức con người: Bao gồm vấn đề nhận thức tư tưởng, trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đoàn kết trên dưới trong và ngoài đời sống.
-Vấn đề vận dụng linh hoạt các cách kinh doanh bao gồm việc xây dựng vốn liếng để đủ sức hoạt động, xây dựng các mối quan hệ trong và ngoài nước, lựa chọn các hình thức kinh doanh thích hợp.
-Vấn đề tháo gỡ khó khăn trong cơ chế .
Giai đoạn 2; Từ 1993 đến nay.
Năm 1993, Bộ thương mại đã quyết định hợp nhất Công ty Phát triển sản xuất và Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp 1 . Đây là một bước ngoặt lớn đối với Công ty, công ty đã nhanh chóng ổn định tổ chức để tiếp tục hoạt động.
Với sự hợp nhất trên, công ty đã nắm lấy cơ hội và phát triển không ngừng. Cho tới nay, công ty được biết đến như là một trong những con chim đầu đàn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với số vốn kinh doanh khoảng 94 tỷ đồng và 646 lao động.
1.3-Nhiệm vụ, mục đích và phạm vi hoạt động của Công ty XNK Tổng hợp I
a-Nhiệm vụ:
Công ty có các chức năng nhiệm vụ sau:
-Nhiệm vụ chủ yếu: Trực tiếp xuất hay nhập các mặt hàng ngoài chỉ tiêu giao nộp của các địa phương, các nghành, các xí nghiệp, chủ yếu từ Bình Trị Thiên trở ra.
-Ngoài ra, Công ty còn được Bộ giao nhiệm vụ khác theo từng giai đoạn như:
+Thực hiện xuất hay nhập khẩu một số mặt hàng được giao theo chỉ tiêu pháp lệnh.
+Tiếp nhận và phân phối hàng viện trợ nhân dân của CHDC Đức thông qua hiệp định của Chính Phủ.
+Kinh doanh và cung ứng hàng xuất khẩu tại chỗ cho các cơ sở có chức năng bán lẻ thu ngoại tệ mạnh.
+Trao đổi hàng hoá ngoài nghị định thư với các nước thuộc khu vực I.
b-Mục đích:
Mục đích kinh doanh của công ty là thông qua hoạt động kinh doanh nhằm đẩy mạnh hàng xuất khẩu, làm tốt công tác nhập khẩu phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước, góp phần nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng thu ngoại tệ và phát triển đất nước.
c-Phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty:
-Được xuất khẩu hàng nông sản, hải sản, lâm sản, khoáng sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tạp phẩm, hàng công nghiệp, hoá chất và hàng tiêu dùng.
-Được sản xuất gia công chế biến hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá tiêu dùng trong nước, hàng may mặc, hàng đồ chơi điện tử, điện lạnh dược liệu, nông lâm sản chế biến.
-Được làm dịch vụ thương mại: nhập khẩu tái xuất, chuyển khẩu quá cảnh và môi giới thương mại.
-Được vận tải hàng hoá kinh doanh nhập khẩu .
-Được cho thuê văn phòng kinh doanh, khách sạn kho hàng nhà xưởng, phương tiện nâng đỡ.
-Được làm đại lý và mở cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng xuất và nhập khẩu, hàng sản xuất trong nước theo quy định hiện hành của nhà nước.
-Được liên doanh liên kết giữa các tổ chức trong và ngoài nước ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty.
Công ty XNK Tổng hợp I tổ chức cơ cấu hoạt động theo mô hình trực tuyến thành những phòng ban và những chức năng chuyên nghành riêng biệt dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc
Mỗi một chi nhánh có một giám đốc điều hành và một phó giám đốc giúp việc. Mỗi trưởng phòng điều hành cùng một phó phòng giúp việc. Quyền hạn, nhiệm vụ, lế lối làm việc và mối quan hệ công tác của các chi nhánh và các trưởng phòng dự thảo trình giám đốc.
Tất cả các phòng ban và các ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng khả năng tạo động lực của chính sách đãi ngộ tại công ty TNHH MTV Duyên Hải Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng công tác và một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong dự thầu xây dựng tại Công ty Xây dựng và Trang trí nội thất Bạch Đằng Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, lực lượng vũ trang và khả năng đáp ứng của lực lượng quân dân y trên một số đảo Y dược 0
V Phân tích thực trạng nguồn khách và một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách đến khách Luận văn Kinh tế 0
C Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty của công ty dệt may Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
R Hoạt động mua bán nợ tại các ngân hàng thương mại thực trạng và khả năng ứng dụng tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
F Đánh giá chung về thực trạng khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
G Thực trạng và khả năng cạnh tranh của Công ty Cơ Khí Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
Q Thực trạng đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty thép Việt nam Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top