o0petrangiu0o

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hiện nay





Trong điều kiện chuyển từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường đã đặt ra những khó khăn thử thách cho doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhà nước việc thích ứng được với cơ chế thị trường là một vấn đề hết sức nan giải. Trong thời kỳ bao cấp, các doanh nghiệp nhà nước đều được nhà nước bao cấp từ đầu vào cho đến đầu ra, nên cơ chế quản lý không có tính năng động và sáng tạo, việc sử dụng đầu vào không cần tính toán đến hiệu quả sản xuất gây nên lãng phí ngân sách nhà nước mà sản phẩm đầu ra lại đạt chất lượng thấp.

Để thích ứng với cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp nhà nước phải chấp nhận sự cạnh tranh lành mạnh trong thị trường. Do đó, yêu cầu phải đổi mới cách quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp này là một yêu cầu cấp thiết. Sau khi nghiên cứu tình hình các doanh nghiệp trong nước và học hỏi kinh nghiệm những nước có điều kiện kinh tế xã hội gần giống ta Đảng và Nhà nước ta đã mạnh dạn đưa ra giải pháp cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Đây là một cách đổi mới cách quản lý vốn, tạo ra hiệu quả cao cho đồng vốn đưa vào sản xuất, tạo sự chủ động sáng tạo cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong nền kinh tế thị trường, với định hướng đó, Chính phủ đã ra quyết định 202/CT. Ngày 08/06/1992 về việc thí điểm cổ phần hoá và các giải pháp đa dạng hoá các hình thức sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Cho đến nay đã có khoảng 774 doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hoá và các doanh nghiệp này đã phần nào đạt được kết quả tốt trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là một kết quả đáng khích lệ.

 Mặc dù có những thành tựu kể trên nhưng trên thực tế quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều nguyên nhân khác nhau như việc xác định giá trị doanh nghiệp, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá .Để điều chỉnh các vấn đề này đòi hỏi Nhà nước phải sửa đổi bổ sung hay ban hành mới các văn bản pháp luật mục đích dần hoàn thiện một khung pháp lý đầy đủ để điều chỉnh hoạt động chuyển các doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Đặc biệt trong giai đoạn mới 2002- 2005 nhằm đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thì có tới 50,6% thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng; 34,7% thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ; 9,9% thuộc lĩnh vực giao thông và 4,7% thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và thuỷ sản.. Nếu so với công cuộc cổ phần hoá ở Trung quốc thì ta thấy rõ chỉ sau 6 năm triển khai cổ phần hoá (tháng 2 năm 1993 Chính phủ Trung quốc ra sắc lệnh về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và đầu năm 1994 triển khia ở một số doanh nghiệp nhà nước) đến đầu năm 2000 Trung Quốc đã cổ phần hoá được 1,6 vạn doanh nghiệp chiếm khoảng 5% tổng số doanh nghiệp. Kế hoạch đặt ra đến năm 2003 Trung Quốc phấn đấu sẽ cổ phần hoá xong 2/3 tổng số doanh nghiệp thuộc đối tượng phải cổ phần hoá, thì chúng ta thấy tiến trình cổ phần hoá của nước bạn đạt được là hết sức khả quan đáng để cho chúng ta những bài học kinh nghiệm để học tập. Mà mục tiêu của chúng ta đề ra trong giai đoạn mới(2002-2005) sẽ cơ bản hoàn thành sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước vì vậy chúng ta cần đẩy nhanh hơn nữa tốc độ cổ phần hoá trong những năm tới.
II.sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
1.Mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta
Nghị định 44/CP ngày 29/06/1998 của Chính phủ về việc chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần đã nêu rõ:
Chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần nhằm các mục tiêu:
Huy động vốn của toàn xã hội bao gồm: cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Huy động vốn và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu để đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đó cũng là điều kiện tốt quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện nay vốn kinh doanh đang là một trong những vấn đề nan giải của các doanh nghiệp. Việc huy động thêm vốn từ cổ phần hoá là điều kiện xác lập người chủ ấy cùng với người thay mặt nhà nước ở doanh nghiệp quản lý hoạt động kinh doanh một cách hữu hiệu nhất. Hơn nữa, việc huy động vốn là phương tiện thiết yếu để đạt tới mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế.
Tạo điều kiện chủ động và độc lập cho doanh nghiệp cổ phần hoá trong các quan hệ tự nguyện về liên doanh, liên kết cả trong và ngoài nước, mở ra khả năng tự nguyện hợp tác hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh đấp ứng với yêu cầu sản xuất kinh doanh lớn trong nước và đảm bảo sức mạnh cạnh tranh với các đối tác trong nước và trên thị trường quốc tế. Đây cũng là tiền đề thuận lợi tiến đến công ty cổ phần đa quốc gia.
Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn được làm chủ thực sự, thay đổi cách quản lý, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả tăng cường phát triển đất nước nâng cao thu nhập của người lao động góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.
Việc chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần đã tách biệt rõ ràng quyền sở hữu và quyền kinh doanh, hành vi của chính quyền và hành vi của doanh nghiệp được hợp lý hoá một cách rõ nét. Sự can thiệp trực tiếp của các chính quyền vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ giảm đến mức thấp nhất. Thông qua việc mua cổ phần, người lao động mới có điều kiện để thực hiện trên thực tế quyền làm chủ đích thực của mình, với tư cách là cổ đông họ tham gia cùng với các cổ đông khác quyết định chiến lược phát triển công ty, tham gia quản lý, phân chia lợi nhuận, sáp nhập, giải thể công ty, lựa chọn hội đồng quản trị.
Tạo mọi điều kiện cho những người góp vốn và người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp bằng cổ phiếu của mình. Xét cho cùng đây chính là để thực hiện công bằng xã hội, là mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội và cũng là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy mục tiêu hàng đầu của cổ phần hoá là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo vai trò làm chủ thực sự của những người chủ sở hữu tài sản. Huy động thêm vốn bằng bán cổ phần và phát hành cổ phiếu là điều kiện cần thiết để tạo thành những người chủ đích thực của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào sử dụng vốn hiện có và vốn huy động thêm.
2.Sự cần thiết phải cổ phần hoá
Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hình thành từ thời quản lý tập trung bao cấp, khi chuyển sang cơ chế thị trường lại thiếu sự kiểm soát chặt chẽ việc thành lập nên phát triển tràn lan. Một bộ phận quan trọng doanh nghiệp nhà nước không đầy đủ điều kiện tối thiểu để hoạt động như: thiếu vốn, trang thiết bị quá đơn sơ, trách nhiệm tài sản không được phân định rõ ràng, những đặc điểm trên đây đã chi phối phương hướng bước đi và biện pháp trong quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở nước ta.
Quá trình đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước ở nước ta đã đạt được kết quả hết sức khả quan, song cũng bộc lộ những mặt yếu kém cơ bản, khó có thể khắc phục được nếu không thực hiện các giải pháp cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, cổ phần hoá nhằm đạt được những mục đích sau:
Thứ nhất: Cổ phần hoá nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Qua nghiên cứu tổng quan kinh tế quốc doanh của Việt Nam trong những năm qua, các nhà kinh tế đã có những nhận xét là hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước vẫn còn thấp chưa tương xứng với phần đầu tư của nhà nước. Có thể minh hoạ nhận xét này qua một vài chỉ tiêu cụ thể sau đây:
Tính đến năm 2001 hầu hết các bộ, nghành, địa phương đã sắp xếp lại một loạt các doanh nghiệp nhà nước trong toàn quốc nhưng chỉ có 40/% doanh nghiệp nhà nước làm ăn có lãi, số doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ là 29%, còn lại tức là khoảng 31/% ở trạng thái không có lãi hay lãi không đáng kể trong điều kiện phần lớn các doanh nghiệp này vẫn được nhà nước bao cấp phần lớn vốn và tiêu thụ sản phẩm.
Tuy số đầu doanh nghiệp nhà nước được thu gọn lại ( năm 1989 là 12.089 doanh nghiệp đến năm 2001 còn 5.500 doanh nghiệp) nhưng tổng số vốn do nhà nước cấp cho các doanh nghiệp nhà nước lại tăng gấp đôi, song sự đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước vào GDP vẫn ở mức thấp.
Tỷ trọng hao vật chất trong tổng sản phẩm xã hội của khu vực kinh tế nhà nước cao gấp 1,5 lần và chi phí sáng tạo ra một phần thu nhập quốc dân thường cao gấp 2 lần so với kinh tế tư nhân.
Mức tiêu hao vật chất của doanh nghiệp nhà nước trong sản xuất một đơn vị tổng sản phẩm xã hội ở nước ta thường gấp 1,3 lần so với mức trung bình trên thế giới.
Ví dụ: Sản phẩm hoá chất là 1,88 lần, sản phẩm cơ khí là 1,5 lần.
Mức tiêu hao năng lượng của các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta cũng cao hơn mức trung bình trên thế giới.
Ví dụ: Hoá chất là 1,44 lần, than là 1,75 lần.
Chất lượng sản phẩm của doa...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng quản trị kho hàng tại công ty cổ phần acecook việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng công tác phân công và hiệp tác lao động tại công ty cổ phần MediaMart chi nhánh Hai Bà Trưng Luận văn Kinh tế 1
D Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty cổ phần May 10: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng quan hệ lao động ở Công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần giao nhận tiếp vận quốc tế Luận văn Kinh tế 0
D THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG VẬT CÁCH Quản trị Nhân lực 0
D Thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm sợi tại Công ty Cổ phần dệt Vĩnh Phú Luận văn Kinh tế 0
D thực trạng phòng ngừa và giải quyết xung đột nội bộ của công ty cổ phần dược Hậu Giang Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top