tung_264

New Member

Download miễn phí Chính sách kinh tế đối ngoại và luật pháp Hoa Kỳ





LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG 2

Quan hệ với Nga 2

Đối với Trung Quốc 3

Đối với Việt Nam 3

PHẦN 2: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HOA KỲ 5

2.1. Hệ thống pháp luật và hiệu lực pháp lý 5

2.2. Một số quy định pháp luật về thương mại 7

2.2.1 Luật thuế quan và hải quan 7

2.2.2 Luật bồi thường thương mại 8

2.2.3. Các luật hạn chế nhập khẩu. 9

2.2.4 Luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 11

PHẦN 3: CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ 14

3.1 Các rào cản thuế quan và phi thuế quan. 14

3.2. Các biện pháp, chính sách quốc tế 15

3.2.1. Thúc đẩy đàm phán đa phương. 15

3.2.2. Đẩy mạnh tự do hoá khu vực 16

3.2.3. Tăng cường các hiệp định song phương. 17

3.2.4. Sử dụng các khoản viện trợ ràng buộc 17

3.2.5. Trả đũa khi cần thiết 18

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


chương trình tài trợ tín dụng cho các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ đang hoạt động tại khu vực này. Thông qua ưu đãi về giá rẻ và dịch vụ tốt khi đầu tư ra nước ngoài, Hoa Kỳ đã duy trì được mối quan hệ hợp tác thương mại và sự phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Khi đầu tư, Hoa Kỳ luôn luôn giành quyền kiểm soát về năng lượng, nguyên liệu, chi phối những ngành quan trọng mà Hoa Kỳ có ưu thế về vốn và công nghệ.
Từ năm 1990 đến nay, Hoa Kỳ luôn là nước dẫn đầu về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và cũng là nước đứng đầu về tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên chính sách đầu tư của Hoa Kỳ cũng khác nhau ở mỗi nước tuỳ theo mối quan hệ chính trị với nước đó. Ngoài đầu tư trực tiếp, Hoa Kỳ cũng đặc biệt chú trọng hình thức viện trợ kinh tế cho khu vực này nhằm nâng cao ảnh hưởng chính trị và kinh tế.
Quan hệ với Nga
Nga là nước lớn về quân sự và có tiềm năng phát triển kinh tế nhất là từ khi tổng thống V.Putin lên cầm quyền. Đây là thách thức lớn đối với Hoa Kỳ và tổng thống Mỹ Geoge.W.Bush đã tỏ ra khá cứng rắn trong quan hệ đối ngoại với Nga. Sau nhiều vòng đàm phán đàm phán không thành công về hiệp ước ABM không thành công, ngày 13-12-2001, Hoa Kỳ đã đơn phương huỷ bỏ hiệp ước này để triển khai kế hoạch NMD. Nga hiện nay không còn được coi là đồng minh chiến lược mà là đối thủ cạnh tranh chiến lược cả trên lĩnh vực quân sự và kinh tế.
Đối với Trung Quốc
Hoa Kỳ không coi Trung Quốc là kẻ thù. Chính sách của Hoa Kỳ là tăng cường quan hệ nhằm tác động vào quá trình phát triển chính trị và kinh tế của Trung Quốc nhưng đồng thời lại tìm cách kiềm chế nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của quốc gia nàytại Châu Á và ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc trở thành thách thức với Hoa Kỳ trong tương lai. Trung Quốc giờ đây trở thành “ đối thủ cạnh tranh chiến lược” trong chiến lược của tổng thống Bush. Hoa Kỳ vẫn công nhận “một nước Trung Hoa” thống nhất nhưng trên thực tế, vẫn tăng cường giúp đỡ cho Đài Loan về vũ khí, thậm chí mời Đài Loan tham gia kế hoạch NMD của Hoa Kỳ.
Đối với Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có thể chia thành bốn giai đoạn chính:
Giai đoạn trước năm 1954: Việt Nam là nước quá nhỏ bé so với Hoa Kỳ nên hầu như chưa có quan hệ kinh tế, thương mại.
Giai đoạn 1954-1975: Hoa Kỳ là chỗ dựa của chính quyền miền Nam về quân sự và kinh tế và coi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là kẻ thù. Hoa Kỳ luôn coi Việt Nam là vị trí chiến lược về quân sự trong việc ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản đối với khu vực Đông Nam Á.
Giai đoạn 1975-1990: Sau khi chiến tranh kết thúc, Hoa Kỳ đã thi hành lệnh cấm vận kinh tế chống lại Việt Nam.
Giai đoạn từ 1990 đến nay: Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hình thành và phát triển. Sự phát triển này xuất phát từ hai nguyên nhân chính:
+ Sự phát triển của Nhật Bản cùng với sự phát triển của các nước công nghiệp mới của Châu Á và Trung Quốc đã làm cho Hoa Kỳ lo ngại và tìm cách củng cố vai trò của mình tại khu vực.
+ Chính sách mở cửa và đổi mới của Việt Nam làm cho ích của cả hai phía xích lại gần nhau hơn.
Việc bình thường hoá quan hệ giữa hai nước là nhu cầu từ cả hai phía và được hình thành ngay từ đầu những năm 90 với những bước đi chậm chạp và thận trọng từ cả hai phía. Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ (7-12-2001) đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ hai nước.
PHẦN 2: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HOA KỲ
2.1. Hệ thống pháp luật và hiệu lực pháp lý
Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ thuộc loại đồ sộ và phức tạp nhất thế giới. Ngoài các pháp luật chung của liên bang, mỗi bang còn có hệ thống pháp luật riêng và nhiều khi lại rất khác nhau. Mặc dù theo truyền thống thì các án lệ là cơ sở pháp lí cho việc giải quyết các vụ án tại toà, nhưng trong suốt thế kỉ qua các văn bản pháp luật do các cơ quan lập pháp ban hành vẫn không ngừng tăng lên – không chỉ ở hệ thống luật liên bang mà cả các bang và các cấp địa phương, các văn bản pháp luật đã tăng lên với một khối lượng khổng lồ. Vì vậy, một trong những điểm quan trọng cần phân biệt là trật tự pháp lí, thứ bậc và hiệu lực pháp lí trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, bởi lẽ toà án có thể từ chối áp dụng một đạo luật vì lí do đạo luật này mâu thuẫn với văn bản pháp luật của các cơ quan lập pháp khác. Hiệu lực pháp lí của các văn bản pháp luật Hoa Kỳ được sắp xếp theo trật tự sau:
(1)Hiến pháp: Hiến pháp liên bang là văn bản pháp lí có hiệu lực cao nhất theo đó tất cả các văn bản khác đều không được trái với quy luật của hiến pháp. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết các việc liên quan đến hiến pháp là Toà án tối cao liên bang. Hiến pháp được sửa đổi khi có hai phần ba số phiếu thuận ở quốc hội hai viện và phải được hội đồng lập pháp của ít nhất ba phần tư số bang hay ba phần tư thay mặt của các bang ở hội nghị toàn quốc phê chuẩn. Đến nay, hiến pháp Hoa Kỳ đã qua 27 lần sửa đổi.
(2) Các hiệp ước quốc tế: Đây là hiệp ước được kí giữa nhà nước Hoa Kỳ với các quốc gia khác. Các quy định trong hiệp ước chỉ phải tuân thủ Hiến pháp, và do vậy các hiệp ước quốc tế có giá trị hiệu lực pháp lí cao hơn tất cả các văn bản pháp lí khác. Hiệp ước quốc tế sẽ có hiệu lực khi được tổng thống phê chuẩn và được hai phần ba số thượng nghị sĩ biểu quyết tán thành. Có hai loại hiệp ước, một loại sẽ có hiệu lực ngay sau khi phê chuẩn mà không cần Quốc hội hai viện thông qua và một loại có hiệu lực sau khi ban hành một đạo luật liên bang hướng dẫn.
(3) Các đạo luật liên bang: ngoài quyền lập pháp đã được qui định cụ thể, Hiến pháp còn qui định Quốc hội còn có quyền ban hành tất cả các văn bản pháp luật khi thấy cần thiết để tạo điều kiện cho việc hành pháp. Cũng giống như các hiệp ước, các đạo luật khi đã ban hành thì chỉ phải tuân thủ hiến pháp, tức là các đạo luật này không được vi hiến. Một đạo luật khi ban hành ra có thể hợp hiến, cũng cóthể vi hiến, và nhiệm vụ của tào án tối cao là phải xác định đạo luật nào hợp hiến để thông qua.
(4)Các mệnh lệnh, qui tắc sử dụng và quy phạm hành chính: Các mệnh lệnh mà tổng thống đưa ra phải phù hợp với pháp luật. Các cơ quan hành chính liên quan cũng có quyền ban hành các quy tắc xử sự cũng như các quy phạm hành chính nhưng phải phù hợp với những văn bản pháp luật, và nếu các quy tắc, các quy phạm này đóng vai trò như những quy định của luật liên bang thì đương nhiên chúng có giá trị cao hơn luật của tiểu bang.
(5) Hiến pháp bang: Hiến pháp bang không được trái với Hiến pháp và các đạo luật liên bang và thường sửa đổi, bổ sung nhiều hơn.
(6) Luật của các bang: Luật liên bang không thể bao quát hết tất cả các lĩnh vực mà nhiều lĩnh vực cụ thể vẫn phải do từng bang quy định. Tu chính án thứ 10 của Hiến pháp quy định: “Những quyền lực không được hiến pháp trao cho liên bang và không bị ngăn cấm với các bang thì thuộc về các bang cụ thể hay nhân dân”. Theo Hiến pháp, quyền lực của Quốc hội là không tuyệt đối, quyền lực của chính quyền bang cũng vậy.
(7) Các quy tắc...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A chính sách thu hút FDI hàn quốc 2000 2012, thực trạng và Bài học kinh nghiệm Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các tổ chức xã hội nghề nghiệp và hiệp hội kinh tế với việc xây dựng chính sách và pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Luật 1
D Chính sách thương mại biên mậu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ: KINH NGHIỆM CỦA Khoa học kỹ thuật 0
L Các chính sách kinh tế và các chính sách xã hội tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
P Các điều kiện cần thiết để thực thi chính sách kinh tế xã hội thành công Kiến trúc, xây dựng 0
T Phương hướng tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát tr Kiến trúc, xây dựng 0
V Vận dụng các chính sách marketting trong kinh doanh lữ hành tại trung tâm du lịch Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
C Một số vấn đề về việc Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ trong điều kiện nền kinh tế thị trư Công nghệ thông tin 0
M Hoàn thiện chính sách lãi suất tiến tới hội nhập kinh tế của ngân hàng trung ương Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top