daigai

Well-Known Member
LỜI MỞ ĐẦU
Kiểm toán là hai từ không còn xa lạ đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Số
lượng các Công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán tăng nhanh trong những năm gần đây
trên khiến mức độ cạnh tranh ngành tăng cao. Hiện tại, ở Việt Nam có hơn 155 công ty
kiểm toán được cấp phép hoạt động.
Trong một rừng các Công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam có lẽ cũng không
khó nhận ra một cây lớn đó là Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC. Là một trong
hai Công ty kiểm toán ra đời sớm nhất tại Việt Nam từ năm 1991, AASC vẫn luôn thay
đổi và lớn mạnh, có được một bề dày thành tích và định hướng phát triển đúng đắn
trong tương lai.
Thời gian thực tập trong AASC có lẽ sẽ đem lại nhiều bài học thực tiễn quý giá
đối với cá nhân em. Được sự hướng dẫn của cô giáo, PGS.TS Lê Thị Thanh Hải, cùng
sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong Công ty, em đã viết báo cáo tổng quan về
Công ty.
Nội dung báo cáo gồm ba chương:
Chương I: Tổng quan về công ty tnhh hãng kiểm toán aasc
Chương II: Tổ chức công tác kế toán, phân tích kinh tế tại công ty aasc
Chương III: Đánh giá khái quát công tác kế toán, phân tích kinh tế và tài chính
của đơn vị
Chương IV: Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp
Bước đầu tìm hiểu về cơ cấu tổ chức bộ máy, các dịch vụ do AASC cung cấp,
cách tổ chức làm việc đã giúp em lý giải phần nào lý do AASC vẫn luôn là một trong
số lựa chọn hàng đầu của khách hàng.
Do hạn chế về thời gian tìm hiểu và vốn kiến thức, có thể bài viết còn có những
chỗ sai sót, em rất mong được sự chỉ bào, góp ý từ phía thầy cô giáo để bài viết của
em hoàn thiện hơn.
6
Đại học Thương Mại Khoa Kế toán - Kiểm toán
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty AASC
I.1.1. Giới thiệu chung về Công ty AASC
- Tên đầy đủ: Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC.
- Tên giao dịch quốc tế: AASC Auditing Firm Company Limited.
- Loại hình DN: Công ty TNHH có hai thành viên trở lên.
AASC là một trong hai tổ chức hợp pháp lớn nhất và đầu tiên ở Việt Nam hoạt
động trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính có trụ sở và chi nhánh tại:
Trụ sở chính
Địa chỉ: Số 01 Lê Phụng Hiểu, P. Tràng Tiền, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (84.4) 3824 1990
Fax: (84.4) 3825 3973
Email: [email protected] & [email protected]
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: Số 17 Sông Thương, Phường 2, Quận Tân Bình.
Điện thoại: (84.8) 3848 5983
Fax: (84.8) 3547 1838
Email: [email protected]
Chi nhánh Quảng Ninh
Địa chỉ: Số 8 Chu Văn An, TP Hạ Long.
Điện thoại: (84.333) 627 571
Fax: (84.333) 627 572
Email: [email protected]
I.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty
Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC được thành lập ngày 13/05/1991, là một
trong hai DN đầu tiên và cùng với Big 4 là một trong 5 Công ty lớn nhất của Việt Nam
hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn tài chính, kế toán, thuế và xác định giá trị
DN. Hiện nay, AASC là Công ty duy nhất duy trì và giữ truyền thống sinh ra và trưởng
thành từ DN của Bộ Tài chính. Quá trình phát triển của Công ty trải qua các giai đoạn
sau:
7
Đại học Thương Mại Khoa Kế toán - Kiểm toán
Giai đoạn 1: Từ 13/05/1991 đến 24/07/2007
Ngày 13/05/1991 theo Quyết định số 164 TC/QĐ/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài
chính quyết định thành lập Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
(Auditing and Accounting Financial Consultancy Service Company Limited – Công ty
AASC). Ngày 14/09/1991, Công ty chính thức đi vào hoạt động với số vốn ban đầu
gần 300 triệu đồng và tổng số nhân viên là 8 người.
Trong suốt thời gian hoạt động, đứng trước nhu cầu về các dịch vụ kế toán,
kiểm toán, tư vấn ngày càng gia tăng, Công ty đã không ngừng mở rộng phạm vi hoạt
độngtrên nhiều địa bàn các tỉnh, thành phố. Năm 1992, thành lập chi nhánh tại thành
phố Hồ Chí Minh, đền năm 1995 chi nhánh này tách khỏi AASC thành lập Công ty
dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán Sài Gòn (AFC). Năm 1992, thành lập chi
nhánh tại Vũng Tàu và Đà Nẵng, đến năm 1995 chi nhánh Đà Nẵng thành lập Công ty
Tư vấn và kiểm toán A&C. Năm 1995, thành lập chi nhánh tại Thanh Hóa và Hải
Phòng. Năm 1996, thành lập chi nhánh tại Quảng Ninh. Ngày 14/04/1997, công ty tái
lập văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do trong quá trình hoạt động
không hiệu quả mà đến nay AASC chỉ còn chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và
Quảng Ninh.
Giai đoạn 2: Từ 24/07/2007 đến 17/05/2013
Ngày 21/04/2007, Công ty chuyển đổi từ DNNN thuộc Bộ Tài chính thành
Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC), hoạt động
theo luật DN và thông lệ kiểm toán, kế toán quốc tế. Ngày 24/07/2007, Công ty đã
long trọng tổ chức lễ ra mắt và nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới. Đây là
mốc son lịch sử về sự phát triển và hội nhập của Công ty AASC và cũng là sự kiện
phát triển đặc biệt của ngành kiểm toán độc lập Việt Nam, chấm dứt việc bao cấp của
Nhà nước cho hoạt động kiểm toán, DN sẽ hoan toàn độc lập, tự chủ và khách quan
trong hoạt động nghề nghiệp.
Công ty AASC được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận là tổ chức
kiểm toán độc lập tham gia kiểm toán các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng
khoán theo Quyết định số 700 QĐ – UBCK ngày 13/12/2007. Ngoài ra, Công ty được
Ngân hàng Nhà nước chấp thuận là tổ chức kiểm toán độc lập tham gia kiểm toán các
tổ chức tín dụng, được phép tham gia kiểm toán các dự án được tài trợ bởi Ngân hàng
8
Đại học Thương Mại Khoa Kế toán - Kiểm toán
thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các dự án khác. Bên cạnh đó,
Công ty cũng được phép tham gia kiểm toán các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam.
Giai đoạn 3: Từ 17/05/2013 đến nay
Với mục tiêu đáp ứng tốt hơn các yêu cầu phát triển, nâng cao vị thế, hình ảnh
tại khu vực và Quốc tế, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt nhất
các yêu cầu đa dạng của khách hàng, khẳng định vị trí thương hiệu, uy tín trong lĩnh
vực cung cấp dịch vụ Kiểm toán, Tư vấn Tài chính Kế toán, Kiểm toán, Thuế AASC
đã chính thức đổi tên từ Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm
toán (AASC) thành Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC, việc áp dụng các thông
tin sửa đổi từ ngày 24/05/2013. Ngày 17/05/2013, aasc đã tổ chức “Lễ Công Bố
Thương hiệu AASC và đổi tên Công ty” với sự góp mặt của Ông Trần Xuân Hà - thứ
trưởng Bộ Tài Chính, các đông chí lãnh đạo Bộ Tài Chính qua các thời kỳ, Vụ trưởng
các vụ của Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Hiệp hội Nghề nghiệp VACPA,
VCTA, Hội Thẩm định Giá Việt Nam và Chủ tịch HLB Quốc tế - Ông Robert Tautges.
Trải qua hơn hai thập kỷ xây dựng và phát triển, với những thành tựu rực rỡ đã
đạt được cùng những khó khăn, thách thức đã trải qua, Hãng Kiểm toán AASC hiện
đang ở độ tuổi được ví như tuổi trẻ sung sức nhất của một đời người, độ tuổi đầy nhiệt
huyết và năng động để nắm bắt các cơ hội mới, tự tin để đón nhận thách thức mới,
cũng như vươn mình trưởng thành, phát triển một cách mạnh mẽ và bền vững.
Cùng với việc công bố tên gọi và logo mới của aasc, tập thể Ban Lãnh đạo Công
ty TNHH Tư vấn AASC và Cộng sự (ACG) đã ra mắt hoạt động nhằm chuyên môn,
chuyên nghiệp hóa các dịch vụ để cung cấp cho khách hàng các dịch vụ Tư vấn Tai
chính, Kế toán, Thuế … với chất lượng cao nhất.
Sau 23 năm hoạt động phát triển bền vững, Hãng Kiểm toán AASC đã hoàn
thành và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, dịch vụ Kiểm toán, Tư vấn Tài chính,
Thuế, dịch vụ đào tạo Kế toán, bồi dưỡng Kế toán trưởng, Cán bộ quản lý Tài chính,
Kế toán; cung cấp các dịch vụ có chất lượng tốt cho tất cả các ngành kinh tế, các lĩnh
vực kinh tế, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Hiện nay, theo xếp hạng của
Bộ Tài chính và Hội VACPA, AASC được xếp hạng Nhất và là Nhà cung cấp dịch vụ
lớn đầu đàn của Hệ thống các Công ty Kiểm toán Việt Nam, với lượng khách hàng đa
9
Đại học Thương Mại Khoa Kế toán - Kiểm toán
dạng và có dịch vụ kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư chất lượng nhất. Trong
suốt 23 năm hoạt động, dù dưới hình thức DNNN hay công ty TNHH, tôn chỉ hoạt
động của AASC vẫn luôn là cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao nhất vì lợi ích hợp
pháp của khách hàng.
I.1.3. Thành tựu của AASC
Ghi nhận những đóng góp và thành tích xuất sắc của Hãng Kiểm toán AASC
đối với công tác kiểm toán, kế toán, góp phần vào xây dựng đất nước, Chủ tịch nước
và Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tặng thưởng trọn bộ Huân chương Lao động -
Hạng Nhất, Hàng Nhì và Hạng Ba cho Công ty, hai Cờ thi đua của Chính phủ. Ngoài
ra còn tặng thưởng Huân chương Lao động, Danh hiện Chiến sỹ thi đua toàn quốc cho
cá nhân và một số phòng ban thuộc Công ty.
Thành công của AASC còn được sự thừa nhận cả ở trong nước lẫn quốc tế:
- AASC là một trong số ít các công ty kiểm toán ở Việt Nam được lựa chọn vào danh
sách ngăn của Ngân hàng thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á, cũng như các tổ
chức tín dụng khác kể kiểm toán các dự án do các tổ chức này tài trợ.
- AASC là nhà cung cấp dịch vụ đứng thứ 5 trên thị trường, chỉ sau Big 4 trong lĩnh vực
kiểm toán và các dịch vụ chuyên ngành khác (theo thống kê của Hội KTV hành nghề
Việt Nam).
- AASC là một trong số ít các công ty Kiểm tóan đầu tiên tại Việt Nam được Ủy ban
chứng khoán Nhà nước (SSC) chấp thuận cho kiểm toán các công ty chứng khoán và
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
- Tháng 7 năm 2005, AASC chính thức trở thành thành viên của Mạng lưới kế toán
quốc tế (INPACT), một tổ chức gồm các công ty kiểm toán, kế toán độc lập trên toàn
thế giới. Cũng như các thành viên khác của INPACT trên toàn thế giới.
- AASC được Bộ Công thương Việt Nam trao giải thưởng “Top Trade Services” cho các
DN có chất lượng dịch vụ cao đáp ứng các cam kết củaWTO năm 2007 và 2009.
- AASC được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội trao tặng Cúp Thăng Long cho danh
hiệu “DN tiêu biểu năm 2010”.
- Ngày 18/02/2011, AASC chính thức trở thành thành viên của Mạng lưới quốc tế các
hãng Kiểm toán và Tư vấn quản trị chuyên nghiệp HLB. Đây được xem như một mốc
son mới đánh dấu sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của AASC trong lĩnh vực
Kế toán, Kiểm toán và Tư vấn chuyên nghiệp.
10
Đại học Thương Mại Khoa Kế toán - Kiểm toán
- Năm 2011, Công ty cán đích doanh thu trên 100 tỷ đồng. Tiếp tục dẫn đầu về doanh
thu và số lượng khách hàng trong hệ thống các công ty kiểm toán Việt Nam và đứng
đầu về doanh thu kiểm toán xây dựng cơ bản.
- AASC là Công ty Kiểm toán đầu tiên của Việt Nam cung cấp các dịch vụ Kiểm toán
và Tư vấn sang các nước trong khu vực: Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào,
Campuchia, Thái Lan, Indonesia …
- Năm 2013, Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)
đổi tên thành Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC, công bố biểu tượng Logo mới
của AASC và ra mắt Công ty TNHH Tư vấn AASC và Cộng sự (ACG).
I.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
I.2.1. Mục tiêu hoạt động của công ty
Một là, cung cấp các dịch vụ chuyên ngành và các thông tin tin cậy.
Hai là, giúp khách hàng ra các quyết định quản lý, tài chính và kinh tế một cách
có hiệu quả.
Ba là, hỗ trợ khách hàng giải quyết tốt và kịp thời các vấn đề phát sinh trong
hoạt động tài chính và kinh doanh.
I.2.2. Các dịch vụ chuyên ngành của AASC
I.2.2.1. Dịch vụ kiểm toán và đảm bảo
Dịch vụ kiểm toán và đảm bảo gồm các loại hình sau: kiểm toán BCTC; kiểm
toán hoạt động của các dự án; kiểm toán báo cáo quyết toán các công trình xây dựng
cơ bản; kiểm toán xác định vốn thành lập hay giải thể DN; kiểm toán tuân thủ luật
định; …
Trong các loại hình kiểm toán mà AASC cung cấp thì kiểm toán báo cáo quyết
toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản được coi là thế mạnh riêng của Công ty.
Hoạt động của AASC luôn tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng
như các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận ở Việt Nam. Phương pháp tiếp
cận kiểm toán của AASC được thiết kế nhằm thu thập, đánh giá và đưa ra các thông tin
hữu ích phục vụ cho các mục đích sử dụng của khách hàng kiệu quả nhất. Hơn thế
nữa, AASC còn đưa ra những đề xuất và tư vấn cho khách hàng thông qua thư quản lý
và ý kiến tư vấn đi cùng với Báo cáo kiểm toán. Thư quản lý của AASC đề xuất những
ý kiến chuyên môn để cải tiến hệ thống kiểm toán, hệ thống KSNB cũng như các vấn
đề rủi ro mà khách hàng đang phải đối phó mà trước đó chưa được đề cập và thông tin
cho các nhà quản lý.
11
Đại học Thương Mại Khoa Kế toán - Kiểm toán
I.2.2.2. Dịch vụ kế toán
AASC được hình thành và phát triển từ khởi đầu là một đơn vị chuyên cung cấp
các dịch vụ kế toán. dịch vụ kế toán của AASC đã được Bộ Tài chính và đông đảo
khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao. Đây cũng là một trong các lĩnh vực mà AASC
có các nguồn lực đông đảo và nhiều kinh nghiệm. AASC đã cung cấp cho các khách
hàng nhiều loại dịch vụ kế toán bao gồm:
 Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán cho các DN
mới thành lập, xây dựng hệ thống thông tin kinh tế nội bộ phục vụ công tác quản trị -
kinh doanh;
 Rà soát, phân tích, cải tổ, hợp lý hóa bộ máy kế toán – tài chính có sẵn;
 Tư vấn giúp các DN thực hiện đúng các quy định về việc lập chứng từ, luân chuyển
chứng từ, mở và ghi sổ kế toán, việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất, soát
xét, điều chỉnh số liệu kế toán và khóa sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, lập báo cáo
quyết toán vốn đầu tư … theo quy định.
 Đặc biệt AASC đã cùng cán bộ của Tổng Cục thuế và các Cục thuế ở Hà Nội, TP Hồ
Chí Minh, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, … giúp đỡ và hướng dẫn hàng vạn DN
tư nhân, các hộ kinh doanh tư nhân mở và ghi chép sổ kế toán theo quy định của Nhà
nước. Thông qua hoạt động này, AASC đã hỗ trợ cơ quan thuế, cơ quan tài chính nắm bắt
được tình hình hoạt động của các hộ kinh doanh từ đó có cơ sở để điều chỉnh mức thu và
có căn cứ nghiên cứu chính sách thuế đố với khu vực kinh tế này.
I.2.2.3. Dịch vụ tư vấn
Với kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc, AASC đã thực hiện đa dạng nhiều loại hình
dịch vụ tư vấn như:
 Dịch vụ tư vấn đầu tư (IAS): tư vấn và hỗ trợ các thủ tục xúc tiến đầu tư DN ở Việt
Nam; nghiên cứu thị trường (hay theo đơn đặt hàng).
 Dịch vụ tư vấn thuế (TAS): rà soát, tư vấn và quản lý thuế, chuyển giá; kế hoạch thuế;
tư vấn ảnh hưởng các vấn đề về thuế trong các hóa đơn mua hàng, xuất nhập khẩu …;
cung cấp các dịch vụ đào tạo và hội thảo các nội dung có liên quan đến thuế; và các
dịch vụ có liên quan đến thuế khác.
 Dịch vụ hỗ trợ dự án (PMS): cung cấp các dịch vụ thẩm định, đánh giá năng lực tiếp
nhận và quản lý dự án do nước ngoài tài trợ; quản lý và/hay tư vấn vận hành dự án;
thẩm định mục tiêu đã thiết kế của dự án (M&E); thiết kế, nghiên cứu và lập báo cáo
khả thi cho các hoạt động của dự án; thiết lập các chỉ số đánh giá kết quả hoạt động
12
Đại học Thương Mại Khoa Kế toán - Kiểm toán
của dự án; biên soạn các quy trình quản lý dự án; đào tạo và hội thảo các nội dung có
liên quan đến dự án.
 Dịch vụ Tài chính/Kế toán (FAS): rà soát và tư vấn các nội dung có liên quan đến tài
chính/kế toán; biên soạn quy trình, cẩm nang tư vấn về tài chính kế toán; tư vấn các
mô hình, tái cấu trúc về tài chính và quản lý tài chính DN (dòng tiền, ngân sách …); tư
vấn tài chính mua bán, sát nhập DN và tái cơ cấu mô hình tài chính.
 Dịch vụ Quản trị rủi ro (RMS): rà soát và tư vấn về các mô hình quản trị rủi ro DN; rà
soát hệ thống KSNB và tư vấn hoàn thiện hệ thống KSNB DN; đánh giá rủi ro nghiệp
vụ, thương vụ đầu tư/ dự án … và tư vấn; dịch vụ quản lý rủi ro khác.
 Dịch vụ chiến lược và quản trị kinh doanh (BCS): rà soát và định vụ DN trong lĩnh
vực hoạt động; tư vấn mô hình kinh doanh và quản trị; xác định lợi thế cạnh tranh,
phát triển chuỗi giá trị và tư vấn xây dựng chiến lược dài hạn.
 Dịch vụ đào tạo (TNS)
I.2.2.4. Dịch vụ Định giá DN và tư vấn cổ phần hóa
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc chuyển đổi hình thức sở
hữu các DN Nhà nước sanh công ty cổ phần, từ năm 2003 đến nay, AASC đã có những
bước phát triển vượt bậc trong hoạt động cung cấp dịch vụ xác định giá trị DN và tư
vấn cổ phần hóa.
AASC đã cung cấp dịch vụ cho phần lớn DN thuộc Bộ Công nghiệp, Bộ Công
thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Bộ Giao thông vận tải, … các thành viên của Tổng Công ty Lương thực Miền
nam, Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Vinaconex, Tập đoàn Điện lực Việt
Nam, Tổng công ty Hàng Hải, Tổng công ty Hàng không, Tổng công ty Lắp Máy Việt
Nam, Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Tổng công ty Thủy tinh và gốm xây dựng,
Tổng công ty Dâu tằm tơ … UBND thành phố Hà Nội, UBND TP Hồ Chí Minh,
UBND tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Tiền giang, Cà Mau … và được đông
đảo khách hàng trên khắp cả nước tín nhiệm.
Sau khi tiến hành xác định giá trị DN, hẩu hết các đơn vị đã tín nhiệm và yêu
cầu AASC cung cấp thêm các dịch vụ tư vấn cho DN để đẩy nhành tiến trình cổ phần
hóa, tư vấn xác định giá trị DN giai đoạn 2 để phục vụ bàn giao giữa DN Nhà nước và
công ty cổ phần, Kiểm toán BCTC cho công ty cổ phần sau khi đã chuyển đổi.
13
Đại học Thương Mại Khoa Kế toán - Kiểm toán
Trong những năm tới, theo yêu cầu của hội nhập và phát triển, AASC sẽ không
ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ xác
định giá trị DN tốt nhất và tư vấn những phương pháp tối ưu nhất giúp khách hàng
thực hiện thành công mục tiêu cổ phần hóa của mình.
I.2.2.5. Dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng
AASC đã trực tiếp tổ chức thực hiện hay hợp tác với các trường đại học, các
ngành, các địa phương ở trong nước và các tổ chức quốc tế, mở các khóa bồi dưỡng,
đào tạo và nâng cao kiến thức về quản trị kinh doanh, về tài chính kế toán và kiểm
toán, về phân tích đầu tư, chứng khoán, về thuế và bảo hiểm … cho hàng trăm kế toán
viên, kế toán trưởng và các KTV nội bộ, qua đó góp phần nâng cao chất lượng công
tác kế toán, kiểm toán nội bộ trong DN. AASC đã trực tiếp hỗ trợ các DN, các tổ chức
trong lĩnh vực chuyên môn được khách hàng đánh giá cao về mặt chất lượng cán bộ.
I.2.3. Khách hàng của AASC
Với bề dày hơn hai thập kỷ hoạt động, AASC có một đội ngũ khách hàng đông
đảo hoạt động trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và thuộc nhiều thành
phần kinh tế, bao gồm:
Thứ nhất, các DNNN: Các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 90, 91, Tổng công ty
cao su Việt Nam, Tổng công ty xi măng Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam,
Tập đoàn bưu chính viễn thông, Tổng công ty Bảo Minh, Tổng công ty than và khoán
sản Việt Nam, Tổng công ty lương thực miền Nam.
Thứ hai, các DN có vốn đầu tư nước ngoài: các công ty liên doanh với nước ngoài
như Công ty thương mại quốc tế IBC, Công ty xi măng Nghi Sơn, Công ty TNHH Ohara
Plastic Việt Nam, Công ty Vinaconex – Taisei, Công ty Toyota – Hà Nội, …
Thứ ba, các công ty như công ty cổ phần nước suối Vĩnh Hảo, công ty cổ phần
may Bình Minh, công ty cổ phần thiết bị y tế …
Thứ tư, các dự án được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế như quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF), nguồn vốn ODA.
Thứ năm, các công trình xây dựng cơ bản như công trình đường dây tải điện
500 kv Bắc – Nam, nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhà máy thủy điện Trị An, …
Thứ sáu, các ngân hàng và tổ chức tín dụng như ngân hàng thương mại cổ phần
quân đội Military Bank, ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á SEABANK,
14
Đại học Thương Mại Khoa Kế toán - Kiểm toán
ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương Ocean Bank, ngân hàng thương mại cổ
phần Bắc Á, …
Ngoài ra, Công ty còn thực hiện kiểm toán đối với các đơn vị hành chính sự
nghiệp, các tổ chức cá nhân có nhu cầu kiểm toán.
I.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
I.3.1. Mô hình tổ chức
Xem sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đơn vị
I.3.2. Đặc điểm phân cấp quản lý kinh doanh
Hội đồng thành viên: quyết định phương hướng phát triển của Công ty, quyết
định tăng giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và cách huy động thêm vốn.
Quyết định mức lương, lợi ích khác đối với Tổng giám đốc, kế toán trường và cán bộ
quản lý quan trọng khác quy định trong điều lệ Công ty. Thông qua các BCTC hàng
năm, phương án sử dụng, phân chia lợi nhuận hay phương án xử lý lỗ của Công ty.
Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty, quyết định thành lập chi nhánh của
Công ty, quyết định sửa đổi bổ sung lại điều lệ Công ty …
Ban kiểm soát: có trách nhiệm kiểm tra BCTC hàng kỳ, xem xét các báo cáo
của Công ty về các vấn đề nội bộ và các nhiệm vụ khác được quy định trong điều lệ
Công ty.
Ban Tổng Giám đốc: tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành
viên, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, tổ
chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty, ban hành quy chế
quản lý nội bộ của Công ty, ký hợp đồng nhanh danh Công ty trừ trường hợp thuộc
thẩm quyền của chủ tịch Hội đồng thành viên, kiến nghị các phương án sử dụng lợi
nhuận của Công ty và xử lý lỗ trong kinh doanh, trình báo cáo quyết toán tài chính
hàng năm lên Hội đồng thành viên, …
Ban thư ký: soạn thảo các văn bản, tờ trình liên quan đến nhiệm vụ và quyền
hạn của Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc để báo cáo các cơ quan cấp trên. Tổ
chức các cuộc họp của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và Đại hồi đồng cổ đông
theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hay Ban kiểm soát. Ghi chép và làm
các biên bản các cuộc họp. Tư vấn về thủ tục các cuộc họp. Cung cấp các thông tin tài
15
Đại học Thương Mại Khoa Kế toán - Kiểm toán
chính, bản sao biên bản các cuộc họp. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của
Hội đồng thành viên và Ban Tổng Giám đốc Công ty.
Các phòng ban: Công ty có hai phòng gián tiếp và 9 phòng nghiệp vụ, trong đó:
Phòng tổng hợp: có nhiệm vụ quyết định và công tác tổ chức nhân sự, bảo vệ
tài sản và cung cấp hậu cần cho công ty. Trợ giúp Giám đốc trong công tác điều hành, quản
lý công ty, theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp các báo cáo kế
toán, thanh toán lương, tạm ứng cho các cán bộ công nhân viên đi công tác, …
Phòng kiểm soát chất lượng và đào tạo: chuyên tổ chức đào tạo nhân viên mới
cho Công ty. Hàng năm, phòng tổ chức đào tạo và thi tuyển nâng cấp cho các nhân
viên trong Công ty. Đồng thời phòng còn làm nhiệm vụ soát xét lại các báo cáo kiểm
toán trước khi phát hành.
Các phòng kiểm toán 1, 2, 3, 5, 6, 7: cung cấp các dịch vụ kiểm toán BCTC cho
các Công ty, định giá DN, tư vấn hỗ trợ khách hàng về tài chính, kế toán, thuế …
Phòng kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản: cung cấp các dịch vụ kiểm toán báo
cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các hạng mục công trình …
Phòng kiểm toán dự án: phụ trách kiểm toán các dự án. Ngoài ra vẫn có thể
thực hiện các cuộc kiểm toán cho các khách hàng là DN trừ lĩnh vực kiểm toán báo
cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản.
Phòng dịch vụ đầu tư nước ngoài: hiện nay được chia làm 2 phòng nhỏ là: FIT 1 và
FIT 2. Chuyên thực hiện kiểm toán BCTC của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
16
Đại học Thương Mại Khoa Kế toán - Kiểm toán
I.4. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của AASC trong 2 năm gần đây
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013 – 2014
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014
Biến động
Số tiền Tỉ lệ (%)
(1) (2) (3) (4) = (3) – (2)
(5) = (4)/(2) x
100
Tổng doanh thu
131.375.903.61
4
136.451.215.64
8
5.075.312.034 3,86
Doanh thu từ dịch vụ kiểm toán
BCTC của đơn vị có lợi ích công
chúng
21.794.764.099 23.154.215.684 1.359.451.585 6,24
Doanh thu cung cấp dịch vụ cho
đơn vị, tổ chức khác
109.581.139.51
5
113.296.999.964 3.715.860.449 3,39
Chi phí
126.969.773.43
0
130.458.697.115 3.488.923.685 2,75
Chi phí tiền lương, thưởng của
nhân viên
64.159.176.730 66.157.548.480 1.998.371.750 3,11
Chi phí khác 62.810.596.700 64.301.148.635 1.490.551.935 2,37
LNST 3.175.702.889 4.467.792.472 992.089.583 31,24
Các khoản thuế phải nộp
NSNN
17.582.784.635 18.403.548.184 820.763.549 4,67
Thuế thu nhập DN 1.230.427.295 1.389.264.157 158.836.862 -
Trích lập quỹ dự phòng rủi ro
nghề nghiệp
645.596.282 668.192.152 22.595.870 3,5
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2013, 2014.
Nhận xét: Tổng doanh thu năm 2014 tăng 5.075.312.034 đồng tương ứng với tỷ
lệ 3,86% so với năm 2013. Tổng doanh thu tăng do doanh thu từ dịch vụ kiểm toán
BCTC của đơn vị có lợi ích công chúng năm 2014 tăng 1.359.451.585 đồng, hay
6,24% so với năm 2011; doanh thu cung cấp dịch vụ cho đơn vị, tổ chức khác năm
2014 tăng 3.715.860.449 đồng, tương ứng với 3,39%. Tổng chi phí năm 2014 tăng
1.488.923.685 đồng so với năm 2013 tương ứng với tỷ lệ 1,17%. LNST năm 2014 tăng
31,24% so với năm 2013. Như vậy, có thể kết luận kết quả kinh doanh năm 2014 cao
hơn so với năm 2011.
CHƯƠNG II: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI
CÔNG TY AASC
17
Đại học Thương Mại Khoa Kế toán - Kiểm toán
2.1. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty AASC
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán
2.1.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Việc lựa chọn mô hình kế toán riêng cho công ty phụ thuộc vào đặc điểm và
điều kiện của từng công ty. Do công ty AASC là một công ty hoạt động trong lĩnh vực
dịch vụ, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối ít và đơn giản, do đó bộ máy
kế toán của công ty được thiết lập vừa gọn nhẹ, vừa đơn giản, đảm bảo vừa tập trung
vừa phân cấp, phát huy tối đa chức năng động của mỗi người nhưng vẫn đảm bảo thực
hiện tốt các công việc của mình và tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán.
Sơ đồ 2.1.: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty
`
Chức năng, nhiệm vụ của mỗi thành viên trong bộ máy kế toán:
 Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán, có chức năng giúp
giám đốc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống kê thông tin kinh tế và hạch
toán kinh tế về tình hình tài chính của công ty. Là người chịu sự chỉ đạo trực tiếp của
giám đốc. Trách nhiệm của kế toán trưởng là rất lớn, đó là: Tổ chức công tác kế toán,
ghi chép phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ tài sản, phân tích kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, điều hành, chỉ đạo bộ máy kế toán hiện
hành đồng thời chịu trách nhiệm thanh toán với ngân sách Nhà nước, tổ chức bảo
quản, lưu giữ chứng từ kế toán.
 Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ lập báo cáo kế toán và phụ trách hạch toán các phần
hành kế toán, theo dõi các khoản công nợ, các khoản vốn bằng tiền, các khoản thuế, lệ
phí, chi phí trả lương, thưởng, trợ cấp bảo hiểm xã hội, theo dõi phản ánh sự biến động
của TSCĐ, tiến hành trích khấu hao TSCĐ …
 Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý tình hình ngân quỹ của công ty, quản lý tiền mặt, tiền
gửi phục vụ cho các hoạt động của công ty.
18
K toán tr ngế ưở
Th quủ ỹ
K toán t ng h pế ổ ợ
Đại học Thương Mại Khoa Kế toán - Kiểm toán
Tại các chi nhánh công ty cũng có các kế toán viên có nhiệm vụ hạch toán các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các chi nhánh. Sau đó, nộp BCTC của chi nhánh về trụ
sở chính của công ty để hợp nhất các BCTC.
2.1.1.2. Các chính sách kế toán chung
Chế độ kế toán áp dụng:
Công ty đang thực hiện áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết
định số 1141/TC/QĐ/CĐKT và sửa đổi bổ sung theo quyết định số 144/2001/QĐ –
BTC ngày 23/12/2001 của Bộ tài chính và chế độ kế toán mới han hành theo quyết
định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006, các chuận mực kế toán Việt Nam và các
văn bản sửa đổi, bổ sung kèm theo.
Niên độ kế toán:
Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm, trừ năm
bắt đầu thành lập thì niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 14/9/1991 đến ngày 31/12/1991.
Cơ sở lập BCTC:
BCTC được lập bằng đồng Việt Nam theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với
các quy định hiện hành của chế độ kế toán Việt Nam.
Hạch toán và chuyển đổi ngoại tệ
Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi sang đồng Việt Nam theo
tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Cuối năm các khoản mục tiền tệ có
gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại nơi công ty
mở tài khoản công bố tại thời điểm lập BCTC. Phần chênh lệch của việc đánh giá lại
này sẽ được kết chuyển vào doanh thu hoạt động tài chính hay chi phí hoạt động
trong kỳ kế toán.
Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng
Công ty thường áp dụng hình thức nhật ký chung. Đây là hình thức ghi sổ chính,
Công ty thống nhất sử dụng ghi chép, hạch toán nhằm thống nhất hệ thống chứng từ, sổ
sách. Bảo đảm nguyên tắc hạch toán trong kỳ kế toán, bảo đảm chế độ kế toán hiện hành.
19
Đại học Thương Mại Khoa Kế toán - Kiểm toán
Phương pháp kế toán HTK
Hành tồn kho được đánh giá theo nguyên tắc giá thực tế. Phương pháp xác định
giá trị HTK cuối kỳ theo phương pháp nhập trước xuất trước, hạch toán HTK theo
phương pháp kê khai thường xuyên.
TSCĐ và khấu hao TSCĐ
TSCĐ được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ được phản
ánh theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Khấu hao được trích theo
phương pháp đường thẳng. Tỷ lệ khấu hao hàng năm được xác định theo quyết định số
206/2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính ban hành.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được
xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều
kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc hoàn thành vào
ngày lập bảng cân đối kế toán của kỳ đó.
2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
2.2.2.1. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Các loại chứng từ mà DN sử dụng theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày
20 tháng 3 năm 2006 bao gồm:
- Lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương …
- Thủ tục thanh toán: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán, tạm ứng …
- TSCĐ: Biên bản bàn giao, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý …
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tại Công ty AASC bao gồm các bước:
- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán.
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hay trình Ban Tổng
Giám đốc ký duyệt.
- Phân loại, sắp xếp chứng từ, định khoản và hạch toán vào phần mềm kế toán.
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán:
- Kiểm tra tính rõ ràng, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố trên chứng từ.
- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ
kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan.
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
2.2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
20
Đại học Thương Mại Khoa Kế toán - Kiểm toán
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC
Xem phụ lục 2: Bảng 2.1: Hệ thống tài khoản sử dụng tại Công ty AASC
Các nghiệp vụ chủ yếu phát sinh tại Công ty AASC:
• Ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 131,112 …
Có TK 511
Có TK 333
• Tính lương và các khoản trích theo lương
Nợ TK 154
Có TK 334
Nợ TK 334
Có TK 3383, 3384, 3389
Nợ TK 642
Có TK 3383, 3384, 3389
• Tạm ứng: đây là nghiệp vụ diễn ra chủ yếu tại Công ty AASC.
Nợ TK 1411: Tạm ứng cho ban lãnh đạo Công ty.
Nợ TK 1412: Tạm ứng cho các nhân viên trong Công ty.
Có TK 111
Hoàn ứng: có hai loại hoàn ứng là bằng chứng từ hay hoàn ứng bằng tiến
- Bằng chứng từ:
- Nợ TK 1542: Công tác phí
Nợ TK 1543: Phương tiện

Có TK 111
- Bằng tiền:
o Thu lại tiền thừa:
Nợ TK 111
Có TK 1412
o Chi thêm (nếu thiếu):
Nợ TK 1412
Có TK 111
• Chi hàng ngày, hàng tháng: điện thoại, điện, nước, văn phòng phẩm, mạng …
Nợ TK 642
Có TK 111
• Thu tiền khách hàng (ứng trước hay thu được)
Nợ TK 111
Có TK 131
2.2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Hình thức kế toán áp dụng: hình thức Nhật ký chung.
Trình tự ghi sổ kế toán: Xem phụ lục 3: Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo
hình thức nhật ký chung
2.2.2.4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
21
Đại học Thương Mại Khoa Kế toán - Kiểm toán
Việc lập và trình bày BCTC tuân theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC. BCTC
bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B 01 – DNN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B 02 – DNN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B 03 – DNN
- Bản thuyết minh BCTC: Mẫu số B 09 – DNN
2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế
2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế
- Người thực hiện phân tích: Kế toán trưởng của Công ty.
- Thời điểm thực hiện: Công ty tiến hành công tác phân tích vào cuối niên độ kế
toán hay khi có yêu cầu của Ban quản trị.
2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích
 Nội dung phân tích: về công tác phân tích kinh tế, công ty chưa thực sự chú trọng. DN
chỉ tiến hành phân tích tình hình tài chính của công ty qua số liệu BCTC cuối năm, do
vậy nội dung phân tích còn sơ sài, chưa đi sâu vào từng chỉ tiêu.
22
Đại học Thương Mại Khoa Kế toán - Kiểm toán
 Các chỉ tiêu phân tích: các chỉ tiêu DN tự tính:
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kinh tế DN tự tính
Nội dung phân tích Chỉ tiêu phân tích
Hiệu quả sử dụng
VKD
Hệ số doanh thu thuần BH và CCDV / VKD
Hệ số lợi nhuận / VKD
Khả năng thanh toanh
Hệ số thanh toán ngắn hạn ( TSLĐ/ NNH)
Hệ số thanh toán nhanh ( TSLĐ –HTK/NNH)
Cơ cấu vốn
Hệ số nợ/ Tổng tài sản
Hệ số nợ / vốn chủ sở hữu
Khả năng sinh lời
Hệ số lợi nhuận trước thuế/ doanh thu thuần(%)
Hệ số LNST / doanh thu thuần (%)
Hệ số LNST/ Tổng tài sản (%)
Hệ số lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ doanh thu
thuần(%)
2.2.3.Phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Bảng 2.3: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
(Đơn vị tính: VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014
Biến động
Số tiền Tỷ lệ (%)
(1) (2) (3) (4) = (3) - (2) (5) = (4)/(2) x 100
Doanh thu thuần bán hàng và cung
cấp dịch vụ (DTT)
131.375.903.614 136.451.215.648 5.075.312.034 3,86
LNST 3.175.702.889 4.467.792.472 992.089.583 31,24
Vốn kinh doanh bình quân
(VKDBQ)
78.199.942.627 79.332.102.121 1.132.159.494 1,45
Hệ số DTT/VKDBQ 1,68 1,72 0,04 2,38
Hệ số LNST/VKDBQ 0,04 0,06 0,02 50
(Nguồn: BCTC năm 2013 và 2014 của công ty AASC)
23
Đại học Thương Mại Khoa Kế toán - Kiểm toán
Nhận xét:
Theo bảng số liệu ta thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh năm 2014 tăng so
với năm 2013, cụ thể: Hệ số Doanh thu thuần trên vốn kinh doanh bình quân năm
2014 tăng 2,38% so với năm 2013; hệ số LNST trên vốn kinh doanh bình quân năm
2014 tăng 50% so với năm 2013. Như vậy, ta có thể thấy được công tác quản lý sử
dụng vốn kinh doanh của Công ty AASC là tương đối tốt.
• Công tác huy động vốn.
- Huy động vốn chủ sở hữu.
Huy động vốn bằng sử dụng LNST chưa phân phối: LNST của mỗi năm thường
được phân bổ hết vào các quỹ của DN. LNST năm 2013 của công ty là 3.175.702.889
đồng và được phân bổ vào các quỹ với tỷ lệ như sau: quỹ khen thưởng phúc lợi (10%),
quỹ dự phòng tài chính (7%), còn lại cho vào các quỹ khác. Năm 2014, công ty có
LNST là 4.467.792.472 đồng và cũng tiến hành phân bổ cho các quỹ.
- Chiếm dụng vốn của khách hàng:
Khách hàng thường phải ứng trước 50% giá trị hợp đồng cho Công ty. Cụ thể,
cuôi năm 2014, số tiền khách hàng ứng trước lên tới 75.458.215.695 đồng. Vì vậy khả
năng chiếm dụng vốn khách hàng của công ty được đánh giá cao.
- Vay các tổ chức tín dụng:
Công ty AASC không huy động vốn bằng hình thức này.
Ta có thể thấy nguồn vốn của công ty được hình thành phần lớn từ vốn chủ sở
hữu và từ LNST chưa phân phối. Từ đó có thể thấy tình hình tài chính của công ty khá
lành mạnh.
• Công tác quản lý và sử dụng vốn – tài sản.
Công tác quản lý và sử dụng vốn – tài sản của công ty được phản ánh qua sự
thay đổi cơ cấu nguồn vốn, tài sản trong năm 2013 và 2014 như sau:
24
Đại học Thương Mại Khoa Kế toán - Kiểm toán
Bảng 2.4: Phân tích cơ cấu nguồn vốn, tài sản Công ty AASC năm 2013 và 2014
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014
Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ (%)
(1) (2) (3) (4) = (3) - (2) (5)=(4)/(2)x100
TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn hạn (TSNH) 91.898.380.170 95.299.054.945 3.330.674.775 3,62
B. Tài sản dài hạn (TSDH) 22.005.240.925 26.794.383.650 4.789.142.725 21,76
TỔNG TÀI SẢN 113.903.621.095 122.023.438.595 8.119.817.500 7,13
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả 88.244.952.220 94.691.058.970 6.446.106.745 7,30
B. Vốn chủ sơ hữu 25.658.668.875 27.332.379.625 1.673.710.750 6,52
TỔNG NGUỒN VỐN 113.903.621.095 122.023.438.595 8.119.817.500 7,13
(Nguồn: BCTC năm 2013 và 2014 của công ty AASC)
Nhận xét:
- Xét cơ cấu tài sản: Do đặc điểm hoạt động của công ty là cung cấp dịch vụ
nên trong cơ cấu tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm đa số. Cụ thể trong năm 2014 tỷ
trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản là 81,23%. Và ngược lại, tỷ trọng tài sản dài
hạn thấp.
- Xét cơ cấu vốn chủ sở hữu: Ta thấy khả năng tự chủ tài chính của Công ty
vẫn chưa tốt. Điều này thể hiện qua tỷ trọng giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu như
sau: Năm 2013, nợ phải trả chiếm 77,47% trong khi vốn chủ sở hữu chỉ chiếm
22,53%. Năm 2014 tỷ lệ nợ phải trả là 77,60% và vốn chủ sở hữu là 22,40%.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top