Wyrttun

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Nói đến quản lý rủi ro tín dụng, nhiều người hình dung đây là chỉ là
công việc của ngân hàng và tổ chức tín dụng, nhưng thực chất đây cũng là
một hoạt động rất gần gũi với Quỹ đầu tư phát triền và Quỹ bảo lãnh tín dụng
của các tỉnh trong cả nước nói chung và Quỹ Đầu tư phát triển đất và Bảo
lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang (sau đây gọi tắt là Quỹ) nói riêng. Chức năng
nhiệm vụ của Quỹ là tiếp nhận, quản lý các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước,
các chương trình dự án tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước để
đầu tư, hỗ trợ và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; cho vay các
dự án đầu tư kết cấu hạ tầng có phương án thu hồi vốn trực tiếp thuộc các
chương trình, mục tiêu theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của Tỉnh; Quỹ đã không ngừng nỗ lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ và đảm bảo
hoạt động tài chính có lãi. Tuy nhiên, cũng như với tất cả các tổ chức tham
gia hoạt động tài chính khác, hoạt động tín dụng luôn đi kèm theo nó rất nhiều
rủi ro tiềm tàng, rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của
Quỹ.
Năm 2012, Quỹ đầu tư , Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà
Giang sử dụng 1,657 tỷ Quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp các khoản nợ vay bắt
buộc được khoanh (Quỹ ĐT,PT đất và BLTD Hà Giang, 2012). Năm 2013
trích lập dự phòng 3,645 tỷ (Quỹ ĐT,PT đất và BLTD Hà Giang, 2013) trong
đó trích lập dự phòng chung 0,515 tỷ và trích lập dự phòng cụ thể 2,506 tỷ và
sử dụng 1,386 tỷ của Quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp các khoản nợ vay bắt
buộc được khoanh.
Xuất phát từ thực tế đó; Quỹ rất quan tâm đến vấn đề rủi ro tín duṇ g .
Quỹ đã thực hiện rất nhiều biện pháp để haṇ chế rủi ro này như: kiểm tra kiểm
soát kỹ các món vay và xin bảo lãnh tín dụng, đôn đốc khách hàng trả nợ theo
hợp đồng, thường xuyên kiểm tra và thu thập thông tin báo cáo của khách
hàng về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mặc dù những biện pháp mà Quỹ đang thực hiện đã góp phần rất lớn trong
việc quản lý rủi ro tín duṇ g, nhưng hiệu quả không thể triệt để và loaị bỏ hoàn
toàn nợ xấu.
Xuất phát từ vấn đề đặt ra và tính cấp thiết của vấn đề, tui đã quyết định
chọn đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư, Phát triển Đất và Bảo
Lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Từ thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư, Phát
triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang thời gian qua cho thấy nợ xấu và
nợ có khả năng mất vốn cao, chưa được kiểm soát chặt chẽ, công tác quản trị
rủi ro hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy, xuất phát từ góc nhìn của một cán bộ
quản lý với mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động, tăng
uy tín cho Quỹ, tui xin tập trung vào những mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín
dụng bao gồm:
+ Khái niệm rủi ro tín dụng;
+ Lượng hóa rủi ro tín dụng và những nguyên nhân của rủi ro tín dụng
tại Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang;
+ Đánh giá các tác động và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đó đến kết
quả hoạt động kinh doanh của Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín
dụng tỉnh Hà Giang;
+ Nội dung cơ bản của quản lý rủi ro tín dụng.
- Xuất phát từ kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại
Quỹ, trên cơ sở học hỏi được một số nội dung cơ bản về quản lý rủi ro tín
dụng theo Thông lệ Quốc tế tiến tiến nhất hiện nay (Hiệp ước vốn Basel II) và
một số kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại (NHTM), đề xuất các gợi
ý chính sách và biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, tăng hiệu
quả quản lý rủi ro tín dụng của Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín
dụng tỉnh Hà Giang.
3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi đặt ra là :
- Đâu là những nguyên nhân chính đẫn tới rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu
tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang?
- Những rủi ro tín dụng đó đã ảnh hưởng thế nào đến kết quả hoạt động
của Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang?
- Đội ngũ lãnh đạo nói chung và cơ quan quản lý nói riêng cần có
những biện pháp và gợi ý chính sách gì để giảm thiểu rủi ro tín dụng đảm bảo
hoàn thành nhiệm vụ chính trị và hoạt động có lãi của Quỹ Đầu tư, Phát triển
đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý rủi ro tín duṇ g taị Quỹ Đầu
tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới haṇ việc nghiên cứu công tác
quản lý rủi ro tín duṇ g taị Quỹ trong khoả ng thời gian từ năm 2010 đến hết
năm 2013.
5. Cấu trúc luận văn
Đề tài được thiết kế bao gồm:
Phần mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu, cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản
lý rủi ro tín dụng.
Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư, Phát
triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang.
Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ
Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang.
Kết luận.
một cách chủ động để đảm bảo sẽ đựơc hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong
những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng ngân hàng cũng như
cán bộ của Quỹ - đơn vị cam kết bảo lãnh cho món vay. Việc theo dõi hoạt
động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng
tín dụng giữa khách hàng và Quỹ nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới
và mở rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian qua Quỹ chưa thực
hiện tốt công tác này, sau đây là một số nguyên nhân: Một là nhân viên tín
dụng bị cuốn vào việc ưu tiên giải quyết các hồ sơ mới đế có doanh số, một
phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng, một phần do hệ
thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu,
không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà ngân hàng yêu cầu.
Hai là Quỹ có qui định rõ về việc kiểm tra sau khi cho vay, cấp bảo lãnh tín
dụng nhưng lõng lẻo trong việc kiểm soát sự tuân thủ giám sát sau khi cho
vay của nhân viên tín dụng, bao gồm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và
tình hình thực tế của khách hàng. Vì thế, các nhân viên tín dụng đã không
thực hiện đầy đủ quy định này hay thực hiện một cách đối phó. Do đó, đã
xảy ra các tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khả năng
không trả được nợ hay ngân hàng không biết được khách hàng đã ngừng
hoạt động kinh doanh hay đang gặp khó khăn về tài chính, nên vẫn tiếp tục
giải ngân trong hạn mức tín dụng đã cấp cho khách hàng. Ba là sự am tường
của các cán bộ tín dụng về các đặc thù của ngành nghề kinh doanh của khách
hàng còn hạn chế nên không thể kiểm soát được toàn bộ việc sử dụng vốn vay
của khách hàng hay không hiểu được đặc điểm vòng quay vốn của khách
hàng để xác định kỳ trả nợ cho hợp lý. Do không thể kiểm soát được toàn bộ
việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đã xảy ra những trường hợp thất thoát
vốn vay, nhất là khi Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các dự án đầu tư xây dựng cơ
bản hay cho vay sản xuất nông nghiệp. Theo kết quả khảo sát, nguyên nhân
này chiếm tỷ lệ thứ hai trong các nguyên nhân chủ quan về phía Quỹ.
3.5. Đánh giá chung về hoạt động quản lý rủi ro tại Quỹ Đầu tƣ, Phát
triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang
Từ kết quả Bảng câu hỏi khảo sát thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
tại Quỹ, có thể rút ra được một số nhận xét về những ưu điểm và tồn tại như
sau:
3.5.1. Về việc thiết lập một môi trƣờng quản trị rủi ro tín dụng tốt
- Những ưu điểm: Quỹ đang ngày càng nổ lực hoàn thiện bộ máy tổ chức của
mình để nâng cao năng lực quản trị điều hành vì đó là điều kiện tiền đề trong
tiến trình hội nhập và nâng cao sức cạnh tranh của Quỹ. Phần lớn các cấp lãnh
đạo đều ý thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với sự sống
còn của Quỹ và sự cần thiết phải quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng. Ý thức
được vai trò của bộ máy kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ đối với việc giám
sát, kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động của Quỹ, đặc biệt là đối với hoạt
động cấp tín dụng, cấp bảo lãnh. Có sự chú trọng công tác đào tạo và nâng
cao trình độ nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ tín dụng của Quỹ. Cử cán bộ đi
học nâng cao trình độ quản lý rủi ro tín dụng và đánh giá tín dụng. Chính sách
tín dụng của Quỹ có mục tiêu cụ thể về phát triển tín dụng và tập trung phát
triển tín dụng vào những lĩnh vực an toàn cho Quỹ.
- Những tồn tại: Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà
Giang còn bất cập về cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị điều hành. Phân định
chưa rõ ràng giữa các chức năng, sự bất hợp lý của cơ cấu tổ chức là nguyên
nhân dẫn đến việc quản lý và trao đổi thông tin kém hiệu quả trong nội bộ
Quỹ. Trong chiến lược hoạt động Quỹ chưa có sự phân tích toàn diện liên
quan đến các điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển ngành tài chính
ngân hàng, thị trường dịch vụ, thị trường vốn, cũng như tính đến tình hình
nguyên nhân và tìm cách khắc phục hậu quả. Sự phối hợp giữa các cơ quan
kiểm tra, giám sát Quỹ như Thanh tra Quỹ, kiểm toán độc lập và kiểm toán
nội bộ chưa đồng bộ. Trong khi, các thủ tục trong quy trình nghiệp vụ tín
dụng chưa được kiểm tra chặt chẽ, chưa được đánh giá một cách độc lập,
khách quan. Đội ngũ kiểm toán nội bộ Quỹ còn thiếu về số lượng và chất
lượng chuyên môn.
CHƢƠNG 4: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI QUỸ ĐẦU TƢ, PHÁT TRIỂN ĐẤT VÀ BẢO
LÃNH TÍN DỤNG TỈNH HÀ GIANG
4.1. Nhóm giải pháp về xây dựng hoàn thiện môi trƣờng quản lý rủi ro
tín dụng tại Quỹ
4.1.1. Định kỳ xem xét lại các chiến lƣợc và chính sách rủi ro tín dụng
quan trọng của Qũy, nâng cao năng lực của Hội đồng Quản trị , Ban
Giám đốc điều hành.
Đây là nhiệm vụ của Hội đồng quản lý và Ban Giám đốc điều hành. Các chiến
lược phải phản ánh, bao quát được sự tương quan giữa mức độ chịu đựng rủi
ro của ngân hàng so với mức lợi nhuận kỳ vọng phải đạt được trong trường
hợp xảy ra các loại rủi ro tín dụng khác nhau. Các chiến lược được triển khai
thành các chính sách, thủ tục để nhận dạng, đo lường, giám sát và kiểm soát
các rủi ro tín dụng. Những chính sách và thủ tục này phải bao hàm các rủi ro
tín dụng trong tất cả các hoạt động của ngân hàng, đối với từng khoản tín
dụng và toàn bộ danh mục tín dụng. Các chính sách và thủ tục được triển khai
và thực hiện một cách đúng đắn cho phép Quỹ có khả năng: Duy trì các tiêu
chuẩn cấp phát tín dụng, cấp bảo lãnh tín dung một cách đúng đắn; Giám sát
và kiểm soát rủi ro tín dụng; Nhận dạng và quản lý các vấn đề tín dụng. Các
chính sách này phản ảnh và tác động trực tiếp đến hoạt động tác nghiệp hàng
ngày của các bộ phận trong ngân hàng, áp đặt các hoạt động phải tuân thủ
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

0963852198

New Member
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay dự án BOT tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà nội Luận văn Kinh tế 0
T Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHCT Tỉnh Nam Định Luận văn Kinh tế 0
P Quản lý rủi ro tín dụng tại Sài Gòn Công thương Ngân hàng chi nhánh Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
F Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
C Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Luận văn Kinh tế 0
B Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương Luận văn Kinh tế 0
G Đánh giá quy trình tác nghiệp tín dụng trong quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Luận văn Kinh tế 2
T Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP công Luận văn Kinh tế 0
F Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà nội chi nhánh Hưng Yên Luận văn Kinh tế 0
T Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh H Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top