Destan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

DẪN NHẬP
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dược phẩm là một loại hàng hóa có tính chất đặc biệt, ảnh hưởng đến
sức khỏe và tính mạng của con người. Đây còn là loại hàng hóa thiết yếu đối
với bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ nào; bất kể các tầng lớp dân cư dù là người
giàu hay cùng kiệt cũng có nhu cầu sử dụng dược phẩm. Đối với Việt Nam, khí
hậu nóng ẩm có thể dẫn đến nhiều dịch bệnh, dân số lại đông khoảng 91 triệu
người vào năm 2013. Vì vậy, nhu cầu về loại hàng hóa này rất cao. Một thị
trường rộng lớn và nhiều tiềm năng như vậy nhưng ngành dược nước ta khai
thác vẫn chưa hiệu quả.
Theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới (WHO), công nghiệp dược Việt
Nam ở mức đang phát triển. Việt Nam đã có công nghiệp dược nội địa, nhưng
đa số phải nhập khẩu nguyên vật liệu, do đó nhìn nhận một cách khách quan
có thể nói rằng công nghiệp dược Việt Nam vẫn ở mức phát triển trung bình -
thấp. Giống như các nước lân cận, ngành công nghiệp dược của Việt Nam
phải chịu chuẩn nghèo. Bảo hiểm y tế không đủ và không đều cho người dân
nên bệnh nhân phải trả nhiều hơn cho số thuốc mà họ cần. Điều này đã cản trở
việc tăng trưởng mạnh của thị trường. Chính vì vậy cho đến năm 2010 tổng
chi tiêu cho y tế của Việt Nam chiếm khoảng 7% GDP, năm 2012 là 6,6%
GDP. Trong đó chi tiêu từ ngân sách nhà nước chiếm 3% GDP, phần còn lại
là chi tiêu tư cho y tế, chủ yếu là các khoản chi từ tiền túi người bệnh.
Hiện nay thị trường thuốc Việt Nam chủ yếu được cung ứng bởi hai
nguồn chính là thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu. Tuy tốc độ
tăng trưởng trung bình của ngành là 16% đến 18%/năm nhưng trên thực tế
ngành dược phẩm Việt Nam vẫn còn đứng trước nhiều thử thách gay gắt.
Dược nội địa mới đáp ứng được khoảng 48℅ nhu cầu trong nước (năm 2013)
mà chủ yếu là các loại thuốc thông thường, thiếu các loại thuốc đặc trị có giá
trị cao. Phân khúc thuốc chuyên khoa chủ yếu do dược nước ngoài chiếm giữ.
Nhiều loại thuốc trong nước có chất lượng tương đương với thuốc ngoại nhập
nhưng vẫn chưa xây dựng được thương hiệu do đó khả năng cạnh tranh là
chưa cao. Trong điều kiện hiện nay, khi hội nhập quốc tế nói chung và hội
nhập kinh tế quốc tế nói riêng ngày càng sâu rộng, các hàng rào thương mại
quốc tế dần được gỡ bỏ; đặc biệt là khi Việt Nam thực hiện lộ trình mở cửa
thị trường dược phẩm theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) thì ngành dược nội địa sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Nếu không xác
định được hướng đi đúng và trọng điểm đầu tư thì ngành khó có thể phát triển
nhanh và vững mạnh trong điều kiện một nước Đang phát triển không có công
nghệ nguồn như Việt Nam. Để có thể chiếm lĩnh được thị trường trong nước
và hướng tới xuất khẩu thì việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh ngành dược
phẩm Việt Nam là điều tất yếu. Xuất phát từ đó, tui chọn đề tài “Năng lực
cạnh tranh ngành dược phẩm sau khi Việt Nam gia nhập WTO” cho luận
văn của mình.
Để làm rõ vấn đề, tác giả đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành dược phẩm dược Việt Nam?
- Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO ảnh hưởng
đến ngành dược phẩm như thế nào?
- Tại sao phải nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm sau khi
Việt Nam gia nhập WTO?
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm sau khi
Việt Nam gia nhập WTO?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu để tìm hiểu khả năng cạnh tranh của ngành dược
phẩm Việt Nam, những nhân tố ảnh hưởng đến ngành sau khi Việt Nam gia

nhập WTO, chủ yếu là sản phẩm thuốc tân dược. Từ đó tác giả đề xuất kiến nghị
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam với dược phẩm
ngoại tại thị trường nội địa trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn sẽ thực hiện những nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Hệ thống những lý luận chung về năng lực cạnh tranh của ngành
dược phẩm Việt Nam.
- Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành dược phẩm sau khi Việt
Nam gia nhập WTO.
- Đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành
dược phẩm Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh của ngành
dược phẩm Việt Nam, chủ yếu là tân dược.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung phân tích năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm
Việt Nam trên thị trường nội địa, chủ yếu là tân dược.
Thời gian nghiên cứu từ năm 2006 đến nay, đây là thời điểm Việt Nam
gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và tích cực tham gia sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới.
4. Những đóng góp của luận văn
Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống những lý luận để làm rõ hơn
nội dung, bản chất và yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm.
Trình bày cơ sở lý thuyết, phương pháp luận để đánh giá năng lực cạnh tranh
ngành dược.
Từ các kết quả phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm
Việt Nam, luận văn đã trình bày những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên
nhân khiến năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm đạt dưới mức tiềm năng của
nguồn lực.
Cuối cùng, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh ngành dược phẩm sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học về năng lực cạnh tranh
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm sau khi
Việt Nam gia nhập WTO
Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm
Việt Nam
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

datbkkthh1986

New Member
Re: [Free] Năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Thank bác nhiều nhé. Em dowload được rồi.
 

duongluna96

New Member
Ad ơi, tải dùm mình: Ngành dược Việt Nam trong nền kinh tế. được không?
link tải :https://123doc.org/document/260782-nganh-duoc-viet-nam-trong-nen-kinh-te.htm
Thank Ad nha
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top