tctuvan

New Member
Link tải miễn phí luận văn
Lời Mở đầu

Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cao, hàng hoá không còn giới hạn ở phạm vi biên giới quốc gia nữa. Các công ty muốn tồn tại và phát triển thì không thể chỉ quanh quẩn ở thị trường nội địa mà phải vươn ra thị trường quốc tế.
Trước ngưỡng cửa của hội nhập, đất nước mới mở cửa, các doanh nghiệp Việt Nam là những doanh nghiệp trẻ vươn ra thị trường thế giới dựa vào những thế mạnh tiềm lực vốn có của mình không tránh khỏi gặp nhiều khó khăn, song cũng chính từ những khó khăn thử thách đó đ• xuất hiện những doanh nghiệp xuất sắc vươn lên không chỉ đứng vững trên thị trường trong nước mà còn thâm nhập chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Công ty Dệt Len Mùa Đông là một trong những công ty như thế ở Việt Nam.
Công ty Dệt Len Mùa Đông là một trong những doanh nghiệp nhà nước tham gia trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp trực thuộc sở công nghiệp Hà Nội. Qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành đ• vượt qua nhiều khó khăn và thử thách, công ty Dệt Len Mùa Đông đ• vươn lên và tự khẳng định mình, có nhiều đóng góp đáng kể trong nghành dệt len địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. Bên cạnh đó công ty còn tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế và đến nay cũng đ• có được vị thế nhất định trên thị trường thế giới. Hoạt động thâm nhập thị trường nước ngoài của công ty đ• đạt được những thành công song cũng đang còn rất nhiều bất cập.
Sau một quá trình tìm hiểu về cách thâm nhập thị trường nước ngoài của công ty Dệt Len Mùa Đông, với tinh thần xây dựng và được sự khuyến khích của các thầy, cô giáo, đặc biệt là dưới sự hướng dẫn của TS. Bùi Huy Nhượng em đ• quyết định chọn đề tài “cách thâm nhập thị trường nước ngoài của công ty Dệt Len Mùa Đông và một số bài học kinh nghiệm”
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm hiểu việc lựa chọn cách thâm nhập thị trường nước ngoài của công ty Dệt Len Mùa Đông, phân tích và đánh giá mức độ thành công hay không thành công của cách thâm nhập mà công ty đ• lựa chọn. Qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm về cách thâm nhập thị trường nước ngoài.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác thâm nhập thị trường nước ngoài của công ty Dệt Len Mùa Đông kể từ khi mới thành lập cho đến nay.
Kết cấu của đề tài: ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài được chia làm ba phần:
Phần I : Giới thiệu chung về công ty Dệt Len Mùa Đông
Phần II : Tìm hiểu cách thâm nhập thị trường nước ngoài của công ty Dệt Len Mùa Đông
Phần III: Một số bài học kinh nghiệm
Em xin chân thành Thank TS. Bùi Huy Nhượng_ giảng viên khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế đ• nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Mặc dù đ• rất cố gắng nhưng do trình độ và năng lực có hạn, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các thầy cô giáo trong khoa tận tình giúp đỡ em để bài viết sau được hoàn thiện hơn.





Phần I : Giới thiệu chung về công ty Dệt Len Mùa Đông
1. Quá trình hình thµnh và phát triển của Công ty Dệt Len Mùa đông.
- Tên đơn vị: Công ty Dệt Len Mùa §ông.
- Tên giao dịch: Muadong Knitwear Company.
- Địa chỉ: Số 47 - Đường Nguyễn Tuân - Thanh xuân - Hà nội.
- Tổng diện tích của Công ty: 23 ha.
- Tài khoản: Mở tại Ngân hàng Vietcombank.
“Công ty Dệt Len Mùa Đông” tiền thân là: “Liên xưởng Công tư hợp doanh Mùa Đông” được thành lập vào ngày 15/9/1960, bởi hợp doanh các nhà tư sản ngành dệt trong thắng lợi của quá trình cải tạo Công thương nghiệp tư bản, tư doanh ở Hà nội.
Năm 1970 “Liên xưởng Công tư hợp doanh Mùa §ông” được đổi tên thành “Nhà máy dệt len Mùa đông”. Ngày 08/7/1993, được sự đồng ý của UBND thành phố Hà nội, nhà máy chính thức mang tên “Công ty Dệt len Mùa đông”.
Hiện nay, Công ty Dệt Len Mùa đông là doanh nghiệp Nhà nước thuộc khối Công nghiệp địa phương, trực thuộc sở công nghiệp Hà Nội, nằm trong khu Công nghiệp Thượng Đình do UBND thành phố Hà Nội quản lý.
Quá trình phát triển của Công ty có thể chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn trước đổi mới và sau đổi mới (năm 1986).
1.1. Giai đoạn 1960-1986
Công ty Dệt Len Mùa Đông khi mới thành lập chỉ là một xí nghiệp nhỏ gồm có: Một phân xưởng dệt may với 110 máy dệt, 22 máy khâu, 5 máy xén, 1 máy dạo và đội ngũ CBCNVC chỉ có hơn 300 người, nhìn chung là cơ sở vật chất còn thô sơ và lạc hậu. Công ty chỉ sản xuất được mặt hàng áo len tiêu thụ trong nước.

1.2. Giai đoạn từ 1986 đến nay.
 Giai đoạn từ 1986 đến 1990
Sau đại hội Đảng VI (1986), nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Nhận thức rõ tình trạng SXKD kém hiệu quả của Công ty, lãnh đạo Công ty đã kịp thời đổi mới về mọi mặt, tạo những tiền đề rất cơ bản cho Công ty vào những năm 90.
 Giai đoạn 1991 đến nay
Chặng đường 10 năm (1991-2003) của công ty với “thời cơ - thách thức - trưởng thành”.
Đến nay, qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, công ty Dệt Len Mùa §ông luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ Nhà nước giao, làm phong phú thị trường may mặc trong nước và góp phần tạo nên bộ mặt mới cho ngành Dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới. Năm 1994, 1999 công ty Dệt Len Mùa §ông đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng ba. Nhiều năm liền công ty đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến của sở Công nghiệp Hà Nội.
2. Nh÷ng s¶n phÈm chñ yÕu cña c«ng ty
Công ty Dệt Len Mùa §ông là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các
loại sản phẩm áo len, sợi len, bít tất. Sản phẩm của Công ty được xuất khẩu
đi các nước EU, Đông Âu, Nhật, Hàn Quốc, Úc, Canada, đặc biệt là thị trường Mỹ.
Những sản phẩm của Công ty gồm:
-Áo len các loại
-Quần, váy len các loại
-Mũ len, khăn len và tất len sợi các loại
-Sợi len các loại
3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Nhiệm vụ sản xuất chính của công ty Dệt Len Mùa §ông là sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm len để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, công ty còn làm gia công cho các bạn hàng quốc tế. Bên cạnh đó Công ty còn đảm nhiệm những chức năng cơ bản sau:
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về sản xuất kinh doanh
- Chấp hành pháp luật của Nhà nước, thực hiện các chế độ, chính sách về quản lý và sử dụng vốn, vật tư tài sản nguồn lực.
- Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh phát triển theo kế hoạch mục tiêu, chiến lược phát triển của đại hội công nhân viên chức đề ra.
- Tổ chức sản xuất nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Quản lý, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên chức theo pháp luật chính sách của Nhà nước và sự phân cấp quản lý của Sở.
- Bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và an toàn xã hội theo qui định của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Công ty
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top