windcloud232

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

ĐẦU

Trong tiến trình hội nhập nền tế kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã và đang phát triển nền kinh tế thị trường đầy năng động với tốc độ phát triển ngày càng cao và bền vững. Khi trở thành một thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cơ hội để vươn lên khẳng định uy tín và vị thế của mình trên trường quốc tế. Trải qua hơn 7 năm xây dựng và phát triển, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đã trưởng thành, đứng vững trong nền kinh tế thị trường và hoàn thành tốt nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao phó. Tổng Công ty còn có vai trò tiên phong trong việc tìm kiếm thị trường tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp khác trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong sự phấn đấu nỗ lực chung của toàn Tổng Công ty không thể không kể đến sự phấn đấu và hiệu quả đạt được của công tác kế toán, thể hiện là công cụ quản lý sắc bén trong hạch toán kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, em đã có cái nhìn khái quát hơn về đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý cũng như thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Tổng Công ty. Điều đó giúp em hiểu sâu hơn về những kiến thức đã được học ở trường và việc vận dụng lý thuyết vào thực tế tại một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu tổng hợp.
Trong qua trình tìm hiểu thực tế tại Tổng Công ty, em đã tìm hiểu được đặc điểm các phần hành kế toán và nhận thức rõ hơn về vai trò của công tác kế toán với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Em xin gửi lời Thank chân thành đến các cán bộ phòng Kế toán tài chính, phòng Tổ chức cán bộ Tổng Công ty Thương mại Hà Nội và cô giáo PGS.TS Phạm Thị Gái đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp em hoàn thành bản báo cáo thực tập này!
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Báo cáo thực tập tổng hợp của em gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan chung về Tổng Công ty Thương mại Hà Nội
Phần II: Đặc điểm kế toán một số phần hành chủ yếu tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội.
Phần III: Đánh giá và kiến nghị sơ bộ về Tổng Công ty Thương mại Hà Nội.

PHẦN I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY
THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty
Tổng công ty Thương mại Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 129/2004/QĐ-TTg ngày 14/07/2004 của Thủ tướng Chính phủ và quyết định số 125/2004/QĐ-UB ngày 11/08/2004 của UBND thành phố Hà Nội.
Tên giao dịch tiếng Việt : TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
Tên giao dịch quốc tế :HANOI TRADE CORPORATION
Tên viết tắt :HAPRO
Trụ sở giao dịch :Số 38-40 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại :38267984
Fax : 844-4-8267983
Email : [email protected]
Website :
Tiền thân của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội là Công ty SX-XNK Nam Hà Nội (Haprosimex Saigon) được thành lập vào đầu năm 1999. Từ đó đến nay, công ty đã trải qua ba lần sáp nhập doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và ba lần nhận giao vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần.
Lần thứ nhất sáp nhập vào năm 1999: Thực hiện chủ trương sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, ngày 02/01/1999, UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 07/QĐ-UB sáp nhập chi nhánh Công ty SX-XNK Tổng hợp Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh và Xí nghiệp phụ tùng xe đạp xe máy Lê Ngọc Hân, đổi tên thành Công ty SX-XNK Nam Hà Nội (Haprosimex Saigon).
Haprosimex Saigon là doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo quy định hiện hành. Haprosimex Saigon có nhiệm vụ: sản xuất kinh doanh hàng nội thất, gia công các mặt hàng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; Sản xuất thu mua, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông lâm, hải sản, khoáng sản…; nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng; tổ chức dịch vụ giao thông vận chuyện hàng hóa trong và ngoài nước…
Lần thứ hai sáp nhập công ty vào năm 2000: Theo đề nghị của Haprosimex Saigon và Công ty ăn uống dịch vụ Bốn mùa, ngày 12/12/2000, UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 6908/QĐ-UB sáp nhập Công ty ăn uống dịch vụ Bốn mùa vào Công ty SX-XNK Nam Hà Nội và đổi tên thành Công ty SX-DV & XNK Nam Hà Nội trực thuộc Sở Thương mại Hà Nội, vẫn lấy tên là Haprosimex Saigon.
Sau khi sáp nhập Haprosimex Saigon có thêm nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ ăn uống, giải khát trên chuỗi của hàng Hapro Bốn mùa.
Lần thứ ba sáp nhập công ty vào năm 2002: Ngày 20/03/2002 UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 1757/QĐ-UB sáp nhập Xí nghiệp Giống cây trồng Toàn Thắng thuộc Công ty giống cây trồng Hà Nội – Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn vào Công ty SX-DV & XNK Nam Hà Nội để thực hiện dự án xây dựng khu sản xuất, chế biến thực phẩm liên hợp.
Ngoài ba lần sáp nhập, Tổng công ty còn ba lần nhận giao vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần Simex, công ty cổ phần Sứ Bát Tràng, công ty cổ phần Thăng Long, trong đó Haprosimex Saigon giữ cổ phần chi phối tại Công ty cổ phần Simex và công ty cổ phần Sứ Bát Tràng:
- Ngày 10/12/2002 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 8513/QĐ-UB giao phần vốn 7,8 tỷ đồng (61,2%) tại công ty cổ phần Simex.
- Ngày 22/07/2003 UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định 4201/QĐ-UB giao 1,22 tỷ đồng (64,5%) tại công ty cổ phần Sứ Bát Tràng.
- Ngày 23/10/2003 UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 6359/QĐ-UB giao phần vốn 7,2 tỷ đồng (40%) tại công ty cổ phần Thăng Long.
Sau ba lần sáp nhập công ty và ba lần nhận giao vốn Haprosimex Saigon đã trở thành một doanh nghiệp có quy mô lớn và lĩnh vực hoạt động phong phú đang dạng. Bên cạnh đó, đất nước đang trên đà hội nhập vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi ngành Thương mại cần có sự tổ chức một cách khoa học và hiệu quả để đảm bảo tính cạnh tranh với nền kinh tế thế giới. Tổng Công ty Thương mại Hà Nội ra đời và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 29/9/2004 theo quyết định phê duyệt Đề án thành lập Tổng Công ty Thương mại Hà Nội số 129/2004/QĐ-TTg ngày 14/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ và quyết định số 125/2004/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội.
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con với 23 đơn vị thành viên, trong đó các công ty con là các công ty TNHH một thành viên, các công ty cổ phần và các công ty liên doanh liên kết. Công ty mẹ trực tiếp tổ chức các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các phần vốn đầu tư vào các công ty con, công ty cổ phần, công ty liên doanh liên kết theo quy đinh của pháp luật.
Từ những ngày đầu thành lập đến nay, Tổng công ty thương mại Hà Nội đã có nhiều nỗ lực không ngừng để vươn lên, phát huy tối đa nguồn nội lực để khẳng định vị thế và uy tín của mình trong các lĩnh vực hoạt động đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu. Điều đó thể hiện ở chỗ kết quả hoạt động của Tổng Công ty liên tục tăng ở mức cao.
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội từ chỗ doanh thu chỉ ở mức 1872,8 tỷ đồng vào năm 2004, đến năm 2008 đã tăng lên 2242,788 tỷ đồng; Kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty năm 2004 chỉ có 9,077 triệu USD đến năm 2008 đã tăng lên 81,2 triệu USD. Hiện nay, Tổng Công ty đã giao dịch với hơn 70 quốc gia, đã và đang xuất khẩu sang 60 quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, Tổng Công ty luôn đảm bảo việc làm ổn định cho lao động, đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện.
Dưới đây là một số chỉ tiêu tài chính thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội trong hai năm gần đây:

.2. Một số kiến nghị sơ bộ
Thứ nhất, về công tác tổ chức quản lý của Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Tổng công ty có các lĩnh vực kinh doanh rất đa dạng nhưng không phải lĩnh vực nào cũng đạt hiệu quả. Vì vậy Tổng Công ty cần xem xét và sắp xếp lại các lĩnh vực kinh doanh hiện tại để có một cơ cấu hợp lý, hiệu quả hơn.
Thứ hai, về công tác tổ chức hạch toán kế toán tại Tổng công ty. Đội ngũ nhân viên phòng kế toán có năng lực chuyên môn, tuy nhiên còn tồn tại sự chậm chễ trong việc hoàn thành các phần hành được giao làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc chung của cả phòng. Do đó, mỗi nhân viên cấn có ý thức trách nhiệm cao hơn về phần hành công việc được giao. Bên cạnh đó các hóa đơn bán hàng cần được lập vào thời điểm phát sinh nghiệp vụ để đảm bảo tính kịp thời.


KẾT LUẬN

Trong môi trường kinh doanh đầy năng động như hiện nay, khi mà con đường hội nhập trở thành một xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Nó góp phần tạo một chỗ đứng vững chắc cho các doanh nghiệp trên thương trường trong nước cũng như quốc tế. Nắm bắt được quy luật này, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đã không ngừng phấn đấu, hoàn thiện công tác quản lý cũng như công tác kế toán để tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế quốc dân.
Qua thời gian thực tập tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội, em có điều kiện vận dụng kiến thức đã học ở trường để đối chiếu việc áp dụng lý thuyết vào thực tế và hiểu thêm về cơ chế hoạt động cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy của một doanh nghiệp. Thông qua số liệu, tài liệu của phòng Kế toán tài chính và phòng Tổ chức cán bộ cung cấp em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành báo cáo nhưng do những hạn chế nhất định về trình độ, về thời gian cũng như phạm vi được tìm hiểu nên báo cáo thực tập tổng hợp của em cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết và tồn tại. Em kính mong cô thông cảm và chỉ bảo để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành Thank các cán bộ phòng Kế toán tài chính, phòng Tổ chức cán bộ Tổng công ty Thương mại Hà Nội và cô giáo PGS.TS Phạm Thị Gái đã chỉ bảo tận tình, giúp em hoàn thành bản báo cáo này!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kế toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2006
2. Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, Bộ Tài chính, ban hành ngày 20/3/2006
3. Tạp chí kế toán
4. Tạp chí kinh tể phát triển năm 2006
5. Tài liệu do phòng Kế toán tài chính Tổng Công ty cung cấp
6. Tài liệu do phòng Tổ chức cán bộ Tổng Công ty cung cấp
Website:

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY 3
THƯƠNG MẠI HÀ NỘI 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty 3
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty 7
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 9
1.2.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 12
1.2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty 12
1.2.2.2. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh của Tổng Công ty 14
1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán. 16
1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán. 16
1.3.2. Đặc điểm tổ chức hình thức sổ kế toán. 19
1.3.3. Đặc điểm kinh tế tài chính khác. 20
PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN MỘT SỐ PHẦN HÀNH CHỦ YẾU TẠI TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI. 24
2.1. Kế toán vốn bằng tiền. 24
2.1.1. Kế toán tiền gửi ngân hàng. 24
2.1.2. Kế toán tiền mặt tại quỹ 26
2.2. Kế toán tài sản cố định 27
2.3. Kế toán vật tư, hàng hóa. 29
2.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 32
2.5. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. 34
2.5.1. Kế toán bán hàng 34
2.5.2. Kế toán xác định kết quả bán hàng 35
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ SƠ BỘ VỀ TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI 38
3.1. Đánh giá 38
3.1.1. Đánh giá khái quát về tổ chức sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty thương mại Hà Nội. 38
3.1.2. Đánh giá khái quát về tổ chức hạch toán kế toán tại Tổng Công ty 39
3.2. Một số kiến nghị sơ bộ 41
KẾT LUẬN 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top