Download miễn phí Luận văn Điều tra thực trạng bảo quản thóc ở các nông hộ tại huyện Gia Lâm và đề xuất các biện pháp cải tiến





Độ ẩm thóc là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định đến thời gian bảo quản, chất lượng cũng như số lượng thóc trong quá trình bảo quản đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến giá trị sử dụng của gạo sau bảo quản. Độ ẩm thóc là lượng nước tự do có trong sản phẩm nên nó có liên quan đến các hiện tượng hư hại như: Men, mốc, bốc nóng, biến vàng, các hoạt động sinh lý, sinh hoá của hạt. Biết được độ ẩm là một điều quan trọng trong việc phân tích, xác định giá trị dinh dưỡng và chất lượng sản phẩm.

Về phương diện dinh dưỡng, nếu thóc có độ ẩm cao, các chất dinh dưỡng khác càng thấp. Thí dụ: cùng 100g gạo nếu ở độ ẩm 14% thì có 7,6g protein, 1g lipit và 76,2g gluxit. Nếu ở độ ẩm 20% có 7,0g protein, 0,9g lipit và 70,8g gluxit. Về phương diện xác định phẩm chất và khả năng bảo quản, nếu độ ẩm vượt quá mức tối đa, sản phẩm sẽ mau hỏng. Thí dụ: độ ẩm tối đa của bột là 14%, nếu vượt quá 14%, bột sẽ bị ẩm mốc, lên men, chóng chua [14].

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


lần rồi lấy kết quả trung bình.
3.4.3.. Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng gạo.
Tỷ lệ thu hồi gạo sau khi sát (H)
Cân 200g thóc cho vào máy tách vỏ trấu thu được gạo lật. Cho gạo lật vào máy xay khoảng 7-10 phút. Đem cân và tính tỷ lệ thu hồi gạo.
H =
Khối lượng gạo nguyên + Khối lượng tấm
x 100(%)
Khối lượng thóc xay xát
-Tỷ lệ gạo nguyên (Kn)
Gạo thu được cho qua rây đường kính lỗ 2,2 mm để loại bỏ những hạt vỡ. Tính tỷ lệ thu hồi gạo nguyên.
Kn =
Khối lượng gạo nguyên
X 100 (%)
Khối lượng gạo kiểm tra
Tỷ lệ tấm (Kt)
Phần thu được sau khi rây đem cân, tính tỷ lệ tấm thu được.
Kt =
Khối lượng tấm thu được
X 100 (%)
Khối lượng gạo kiểm tra
Tỷ lệ gạo đỏ vàng (Kđv)
Chọn những hạt đỏ vàng, sau đó tính tỷ lệ gạo đỏ vàng thu được.
Kđv =
Khối lượng gạo đỏ, vàng thu được
X 100 (%)
Khối lượng gạo kiểm tra
Xử lý số liệu
Số liệu được trình bày trong phần kết quả nghiên cứu là số trung bình cộng của 3 lần phân tích lặp lại.
`x =
Độ lệch chuẩn: S2 =
Đồ thị biểu thị các số liệu trung bình được vẽ trên phần mềm Microsoft Excel.
Phần thứ tư
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
ở nước ta thóc được bảo quản chủ yếu là ở nông thôn và được bảo quản bằng các phương pháp khác nhau như bằng chum, vại, thùng, hòm, bao, cót quây....Ngày nay do điều kiện kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp nên năng suất và sản lượng lúa ngày càng tăng lên. Mặt khác, do dân số tăng nhanh nên diện tích đất canh tác cũng như đất ở ngày càng giảm nên việc bảo quản thóc bằng các thiết bị trên ngày càng hạn chế do dung tích nhỏ và tốn nhiều diện tích, thay vào đó là việc sử dụng các loại thùng tôn,thùng phuy vì các loại thùng này có dung tích lớn, chiếm ít diện tích hơn nữa nó có tính dẫn nhiệt tốt nên dễ dàng thay đổi nhiệt độ độ ẩm theo điều kiện môi trường gây bất lợi cho các hoạt động sống của côn trùng trong kho, tránh được sự phá hoại của chuột và khi bảo quản kín như vậy làm cho hàm lượng O2 giảm đi, hàm lượng CO2 tăng lên sẽ hạn chế được sự hô hấp của hạt, do đó đảm bảo giữ được chất lượng thóc trong quá trình bảo quản. Chính vì vậy khi tiến hành lấy mẫu phân tích chúng tui lấy ở một thiết bị cố định có xu hướng được dùng trong tương lai.
Thóc được bảo quản kín sau khi đã được làm sạch phơi khô đến độ ẩm an toàn (theo kinh nghiệm của người nông dân là cắn hạt nếu thấy giòn là được). Hạt thóc trong quá trình bảo quản thường hút ẩm từ môi trường không khí làm tăng độ ẩm của hạt, làm giảm chất lượng của thóc, gạo, ảnh hưởng đến giá trị kinh tế cũng như giá trị sử dụng của gạo.
Để hạn chế được sự tổn thất đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình bảo quản, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thóc, tăng giá trị kinh tế cũng như giá trị sử dụng của thóc, công tác bảo quản sau thu hoạch đã và đang được nghiên cứu trong đó có vấn đề bảo quản nông sản. Bảo quản nông sản sau thu hoạch là một biện pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thóc, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tăng thu nhập cho nền kinh tế của nhà nước.
Thời gian thực hiện đề tài này được chúng tui tiến hành từ tháng 2/2003 đến tháng 6/2003. Do thóc được thu hoạch sớm hơn ( tháng 10/2002) nên việc xác định các chỉ tiêu về chất lượng thóc, gạo lần đầu tiên được coi là lần đối chứng để so sánh với các lần sau. Theo dõi sự biến đổi chất lượng thóc, gạo trong quá trình bảo quản chúng tui đã thu được kết quả sau:
4.1. Diễn biến độ ẩm thóc trong thời gian bảo quản
Độ ẩm thóc là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định đến thời gian bảo quản, chất lượng cũng như số lượng thóc trong quá trình bảo quản đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến giá trị sử dụng của gạo sau bảo quản. Độ ẩm thóc là lượng nước tự do có trong sản phẩm nên nó có liên quan đến các hiện tượng hư hại như: Men, mốc, bốc nóng, biến vàng, các hoạt động sinh lý, sinh hoá của hạt. Biết được độ ẩm là một điều quan trọng trong việc phân tích, xác định giá trị dinh dưỡng và chất lượng sản phẩm.
Về phương diện dinh dưỡng, nếu thóc có độ ẩm cao, các chất dinh dưỡng khác càng thấp. Thí dụ: cùng 100g gạo nếu ở độ ẩm 14% thì có 7,6g protein, 1g lipit và 76,2g gluxit. Nếu ở độ ẩm 20% có 7,0g protein, 0,9g lipit và 70,8g gluxit. Về phương diện xác định phẩm chất và khả năng bảo quản, nếu độ ẩm vượt quá mức tối đa, sản phẩm sẽ mau hỏng. Thí dụ: độ ẩm tối đa của bột là 14%, nếu vượt quá 14%, bột sẽ bị ẩm mốc, lên men, chóng chua [14].
Thóc có độ ẩm càng cao thì cường độ hô hấp của hạt càng lớn, hạt tiêu hao nhiều chất khô, là môi trường thuận lợi cho côn trùng và vi sinh vật phát triển làm giảm khối lượng, chất lượng thóc, làm tăng tỷ lệ tạp chất, ảnh hưởng đến chất lượng gạo. Chính vì vậy trong quá trình điều tra cứ sau một tháng chúng tui lại tiến hành lấy mẫu và xác định các chỉ tiêu chất lượng thóc trong đó độ ẩm là một trong các chỉ tiêu quan trọng nhất.
Theo dõi diễn biến độ ẩm thóc trong thời gian điều tra chúng tui thu được kết quả được thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Diễn biến độ ẩm của thóc trong thời gian bảo quản (%)
(Phương pháp sấy đến khối lượng không đổi)
Mẫu
Lần 1
Lần 2
Lần 3
C1
13,13
14,
16,48
C2
14,60
14,52
16,38
C3
14,06
14,84
15,41
C4
13,89
13,92
15,28
C5
13,22
15,58
15,66
C6
13,04
14,20
16,30
C7
13,43
14,99
16,36
C8
13,12
14,80
16,16
C9
14,00
15,18
16,35
C10
13,41
14,46
16,56
D1
13,58
15,88
16,08
D2
13,54
15,14
15,26
D3
13,93
14,19
15,70
D4
13,81
13,74
15,29
D5
13,86
14,83
16,68
D6
13,81
14,60
15,48
D7
13,00
14,04
14,66
D8
13,09
14,65
15,97
D9
13,37
14,64
14,27
D10
13,44
14,83
15,96
Đ1
14,65
14,73
16,84
Đ2
13,69
14,28
14,41
Đ3
13,97
15,83
16,16
Đ4
14,27
15,18
15,48
Đ5
13,88
14,25
15,03
Đ6
13,91
15,08
16,18
Đ7
13,11
14,11
16,42
Đ8
12,83
15,19
16,31
Đ9
13,69
14,33
16,19
Đ10
13,60
14,49
16,37
TB
13,66
14,69
15,85
Đồ thị 4.1. Diễn biến độ ẩm thóc trong thời gian bảo quản (%)
Qua bảng 4.1 ta thấy ở cả 30 mẫu thóc độ ẩm đều tăng lên trong thời gian điều tra, mức độ tăng ẩm ở các mẫu khác nhau thì khác nhau. Tuy các mẫu được bảo quản ở cùng một loại thiết bị, trong cùng một thời gian nhưng mức tăng ẩm qua các lần lại khác nhau.Các mẫu có mức tăng ẩm cao như C7 C1, C6, C8, C10, D1, D5, Đ7,...đặc biệt là mẫu Đ7 độ ẩm tăng từ 13,11% đến 16,42% tăng 3,31%, các mẫu có mức tăng ẩm thấp như C3, D2, D3, D4, D7, D9, Đ2, Đ4...trong đó mẫu D7 có mức tăng ẩm thấp nhất từ 13,00% đến 14,66%. Mức độ tăng ẩm khác nhau như vậy phụ thuộc vào cấu tạo, đặc điẻm riêng của giống thóc, phụ thuộc vào kỹ thuật bảo quản ở các hộ gia đình và đặc biệt là phụ thuộc vào độ ẩm ban đầu của thóc. Các giống thóc khác nhau có mức tăng ẩm khác nhau, thóc có độ dày vỏ trấu lớn, độ hở vỏ trấu thấp thì mức tăng ẩm thấp và ngược lại. Ví dụ thóc CR203 có độ hở vỏ trấu thấp (0,7%), giống thóc Q5 có độ hở vỏ trấu là 7,3%. Qua điều tra ở 3 xã chúng tui thấy ở xã Cổ Bi đa số các hộ đều sử dụng giống thóc Q5, ngoài ra một số hộ có trồng thêm các giống như ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T [Free] Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đồ án Điều tra khả năng tiếp thu những khái niệm âm nhạc sơ giản và kỹ năng hoạt động âm nhạc Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Báo cáo Tình hình và kết quả điều tra, khảo sát giá đất thị trường thuộc địa bàn thành phố Ca Tài liệu chưa phân loại 0
L [Free] Đề tài Điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống nhà hàng, khách sạn phục vụ cho việc thàn Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Điều chế biodiesel từ mỡ cá tra Khoa học kỹ thuật 0
L [Free] Thiết kế tổ chức thi công giàn đầu giếng WHP “A” thuộc điều kiện mỏ Sư Tử Đen Khoa học kỹ thuật 0
N [Free] Thiết kế tổ chức thi công Khối chân đế WHP “A” điều kiện mỏ Sư Tử Đen Khoa học kỹ thuật 0
C [Free] Thực trạng tỷ giá trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam và một số giải pháp điều chỉnh c Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Mô hình tổ chức kế toán ngân hàng thương mại trong điều kiện công nghệ hiện đại tại Ngân Hàng Luận văn Kinh tế 0
3 [Free] Đề án Giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top