daigai

Well-Known Member
Tải miễn phí tiểu luận

LỜI MỞ ĐẦU.
Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao với sản phẩm có chất lượng tốt, giá cạnh tranh
nhưng doanh số ngày càng giảm? Tại sao sau khi nâng cấp sản phẩm với nhiều tính
năng mới, tốt hơn, giá không đổi thì doanh số không đi lên như dự tính mà lại tiếp tục
đi xuống? Bỏ qua các yếu tố về hệ thống phân phối và chương trình quảng cáo, khuyến
mãi của công ty cũng như ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như xu hướng thị
trường, các hoạt động của đối thủ cạnh tranh, … thì một trong nguyên khả dĩ nhất cho
việc giảm doanh số này chính là ở cái được đánh giá là “chất lượng tốt”. Với hệ thống quản
lý chất lượng thông thường trong một nhà máy, đơn vị sản xuất thì việc sản phẩm
được sản xuất ra phù hợp với tiêu chuẩn thành phẩm thì được xem là có chất lượng đạt
yêu cầu để có thể bán ra thị trường. Tuy nhiên, một vấn đề các doanh nghiệp thường
gặp phải khi cố gắng duy trình hay nâng cao chất lượng sản phẩm chính là việc nắm
bắt và truyền đạt thông tin giữa các bộ phận nghiên cứu thị trường (marketing), phát
triển sản phẩm (product development) và sản xuất (production) về các yêu cầu của
khách hàng (customers’ requirements/needs). Và một thực tế là sự truyền đạt này
thường là kém, không hiệu quả.
Trước hết sự thông tin không hiệu quả có thể bắt đầu từ việc bộ phận phát triển
sản phẩm không nắm bắt được nhu cầu của khách hàng một cách chính xác hay đánh
giá không đúng mức độ ưu tiên của các yêu cầu này từ những thông tin của bộ phận
marketing. Hậu quả thường thấy là, trong tiêu chuẩn thành phẩm được soạn thảo của
bộ phận này, rất nhiều yêu cầu được diễn dịch thành các tiêu chuẩn có mức độ tương
đương trong bộ ba cấp độ “lỗi nghiêm trọng, lỗi chính, lỗi phụ” (serious, major, minor)
hay “lỗi an toàn, lỗi chức năng và lỗi ngoại hình” (safety, performance, appearance).
Sự diễn dịch này thường kém hiệu quả vì “ngôn ngữ marketing” cho việc thỏa mãn các
yêu cầu của khách hàng thường là “cơ bản, chức năng và thích thú” (tạm dịch cho
basic, performance, và excitement theo mô hình tiếng nói khách hàng – voice of
customer – của Kano).
Tiếp theo đó, việc chuyển thể những yêu cầu này sang dạng có thể kiểm soát
được bởi bộ phận chất lượng tại nhà máy thường gặp rất nhiều khó khăn vì có rất
nhiều yếu tố định tính trong ngôn ngữ của marketing trong khi để kiểm soát tốt tại nhà
máy thì các yếu tố cần được diễn giải theo dạng định lượng. Các khó khăn trong việc
diễn dịch này thường được thấy trong sự rối rắm hay trùng lắp trong việc định nghĩa
các lỗi thuộc tính (attribute) và biến số (variable). Kết quả sau cùng của các quá trình
này là bộ phận chất lượng, khối sản xuất hiểu khác với cách hiểu của bộ phận phát
triển sản phẩm và càng khác với sự hiểu biết của bộ phận marketing về các yêu cầu
của khách hàng.
Vậy có giải pháp nào có thể áp dụng cho các trường hợp này không? Câu hỏi đã
được đặt ra và một câu trả lời đã dần được hình thành tại Nhật và hoàn thiện trong suốt
hơn 40 năm qua, chủ yếu tại Nhật và Mỹ. Đó chính là ma trận / trận đồ / ngôi nhà chất
lượng (house of quality – HOQ) trong triển khai chức năng chất lượng (quality
function deployment – QFD).
Với chuỗi các ma trận HOQ (thông thường là bốn) diễn giải mối quan hệ giữa
tiếng nói của khách hành từ bộ phận marketing, các mô tả sản phẩm, tiêu chuẩn thành
phẩm của bộ phận phát triển sản phẩm đến các yêu cầu về kỹ thuật, quy trình sản xuất
trong nhà máy, tiếng nói của khách hàng sẽ được diễn giải theo một cách thống nhất và
rõ ràng. Từng yêu cầu của khách hàng sẽ được thiết lập một mức độ quan trọng phù
hợp và được hiểu theo một cách giống nhau giữa các bộ phận. Hơn nữa, thông tin về
khả năng của quy trình (process capability) và mức độ thỏa mãn của khách hàng cho
từng yêu cầu cho sản phẩm cũng được thể hiện nhằm so sánh đối chiếu với các thông
tin tương tự về sản phẩm của đối thủ (thông qua một loại nghiên cứu sẽ được đề cập
trong bài viết khác về khả năng quy trình, sản phẩm của các đối thủ) để xác định mức
độ cạnh tranh.
Để đi tìm hiểu rõ hơn các công cụ và kỹ thuật khác nhau để hoạch định chất
lượng và cải tiến quá trình. Nhóm 1 sẽ giới thiệu về công cụ triển khai chức năng chất
lượng (QFD) với tiểu luận “Tình hình triển khai QFD cho sản phẩm xe máy Piaggio
Lx 125” trong môn Quản lý chất lượng.
Cấu trúc của tiểu luận gồm :
Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRIỂN KHAI CHỨC NĂNG CHẤT LƯỢNG –
QUALITY FUCTION DEPLOYMENT- QFD
Phần II: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI QFD CHO SẢN PHẨM XE MÁY
PIAGGIO LX 125
Tiểu luận này sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót do điều kiện hạn chế về cơ
sở lý luận và thực tiễn, chúng tui rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và các bạn.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tình hình QLDA tại BQLDA phát triển chè và cây ăn quả Luận văn Kinh tế 0
B Tình hình triển khai bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội (1999-2003) Luận văn Kinh tế 0
R Nghiên cứu thống kê tình hình phát triển Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Ngh Luận văn Kinh tế 0
H Tình hình huy động và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước Luận văn Kinh tế 0
K Tình hình đầu tư phát triển ở công ty cổ phần đầu tư và XNK Đoàn Minh Giang Luận văn Kinh tế 0
N Nghiên cứu thống kê về tình hình phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta giai đoạn 1996-20 Luận văn Kinh tế 0
C Tình hình phát triển và các phương hướng, giải pháp nhằm phát triển toàn diện ngành du lịch huyện Tị Kiến trúc, xây dựng 0
H Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Kiến trúc, xây dựng 0
N Tình hình hoạt động tại công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển Hà Minh Anh Luận văn Kinh tế 0
M Tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm ở Công ty Xây Dựng và Phát Triển Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top