bi_86

New Member

Download miễn phí Khóa luận Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật





Tổ chức công tác kế toán trong Công ty là tổng thể các hoạt động như tổ chức bộ máy kế toán, lựa chọn mô hình tổ chức công tác kế toán, tổ chức vận dụng chế độ hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản kế toán, lụa chọn hình thức sổ kế toán và lập báo cáo tài chính nhằm thu nhận và xử lý các nghiêp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động của Công ty.

 Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các Doanh Nghiệp xây lắp do Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998. Cụ thể là:

- Niên độ kế toán là một năm tài chính, tính theo năm dương lịch từ ngày 01/01/năm N kết thúc vào ngày 31/12/năm N.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng là VNĐ.

- Hình thức sổ kế toán là Nhật ký chung.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ịnh thanh toán theo giai đoạn xây dựng, thì kỳ tính giá thành là theo giai đoạn xây dựng hoàn thành.
- Nếu đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình được qui định thanh toán định kỳ theo khối lượng từng loại công việc trên cơ sở giá dự toán, thì kỳ tính giá thành theo từng tháng (quý).
2.2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí xây lắp để tính toán ra tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm hay lao vụ đã hoàn thành theo các yếu tố chi phí hay khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành đã được xác định.
DN xây lắp thường áp dụng các phương pháp tính giá thành sau đây:
2.2.3.1. Phương pháp tính giá thành trực tiếp (phương pháp giản đơn)
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các DN xây dựng hiện nay, vì sản xuất thi công mang tính đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí xây lắp trùng với đối tượng tính giá thành. áp dụng phương pháp này, giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao trên cơ sở tổng cộng chi phí xây lắp phát sinh từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao. Nếu công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây dựng hoàn thành bàn giao, thì:
Giá thành thực tế Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất
của KLXD = dở dang + phát sinh - dở dang
hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
bàn giao
Trong trường hợp, chi phí xây lắp được tập hợp theo công trường hay toàn bộ công trình nhưng giá thành thực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình thì tổng chi phí xây lắp đã được tập hợp phải tính toán phân bổ cho từng công trình hay hạng mục công trình theo tiêu chuẩn thích hợp.
Trong đó:
H là hệ số phân bổ.
SC là tổng chi phí thực tế của các công trình.
SCdti là tổng chi phí dự toán của công trình hay hạng mục công trình i.
Khi đó giá thành thực tế của công trình là: Cdti * H
(Cdti là chi phí dự toán của công trình thứ i)
Phương pháp này được tiến hành đơn giản, dễ thực hiện, cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong mỗi kỳ báo cáo.
2.2.3.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này áp dụng trong các DN xây lắp thực hiện nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng, khi đó đối tượng tính giá thành và đối tượng tập hợp chi phí xây lắp là từng đơn đặt hàng. Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà kỳ tính giá thành là khi hoàn thành khối lượng công việc xây lắp qui định trong đơn đặt hàng mới tính giá thành. Theo phương pháp này, trong quá trình sản xuất chi phí xây lắp thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành thì chi phí tập hợp được chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. Trường hợp đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì chi phí xây lắp tập hợp là giá trị sản phẩm xây lắp dở dang.
Trường hợp đơn đặt hàng gồm một số hạng mục công trình thì sau khi tính giá thành cho đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán thực hiện tính hía thành cho từng hạng mục công trình bằng cách căn cứ vào giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành và giá thành dự toán của các hạng mục công trình đó, công thức tính như sau:
Trong đó:
Zi: giá thành sản xuất thực tế của hạng mục công trình i.
Zddh: giá thành sản xuất thực tế của đơn đặt hàng
Zdt: giá thành dự toán của các hạng mục công trình thuộc đơn đặt hàng hoàn thành
Zidt: giá thành dự toán của hạng mục công trình i.
2.2.3.3. Phương pháp tính giá thành theo định mức
Phương pháp này được áp dụng đối với các DN xây lắp thoả mãn các điều kiện sau:
- Phải tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá đặt hàng tại thời điểm tính giá thành. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà giá thành định mức bao gồm cả giá thành định mức của từng hạng mục công trình cấu thành nên công trình.
-Vạch ra được một cách chính xác những thay đổi về định mửc trong quá trình thực hiện thi công công trình. Việc thay đổi định mức được tiến hành vào đầu tháng nên việc tính toán số chênh lệch do thay đổi định chỉ cần thực hiện đối với một số sản phẩm làm dở đầu kỳ, về chi phí tính cho sản phẩm làm dở đầu kỳ là theo định mức.
Số chênh lệch do thay đổi định mức = Định mức cũ - Định mức mới
- Chênh lệch do thoát ly định mức là số chênh lệch do tiết kiệm hay vượt chi. Việc xác định số chênh lệch do thoát ly định mức được tiến hành theo những khoản mục chi phí:
Chênh lệch do thoát ly định mức
=
Chi phí thực tế (theo khoản mục CP)
-
Chi phí định mức (theo khoản mục CP)
Sau khi tính toán, xác định được giá thành định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và do thoát ly định mức, giá thành thực tế sản phẩm xây lắp được tính theo công thức:
Giá thành thực tế Giá thành định mức Chênh lệch Chênh lệch
của sản phẩm = của sản phẩm ± do thay đổi ± do thoát ly
xây lắp xây lắp định mức định mức
Phương pháp này thích hợp với DN xây dựng có qui trình công nghệ ổn định, có hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, dự toán hợp lý. Nó có tác dụng quan trọng trong việc kiểm tra tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí xây lắp, tình hình sử dụng (tiết kiệm hay lãng phí) chi phí xây lắp, giảm bớt được khối lượng ghi chép, tính toán của kế toán.
3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, DN phải bỏ ra các chi phí về vật tư, lao động và các chi phí khác. Tất cả các yếu tố đó tập hợp lại được gọi là chi phí sản xuất. Sau một thời gian nhất định, các yếu tố đó tạo thành một thực thể sản phẩm hoàn chỉnh. Kết qủa của một quá trình chi phí các yếu tố sản xuất thể hiện ở chỉ tiêu giá thành sản phẩm sản xuất. Do vậy cả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt thống nhất của một quá trình, chi phí là biểu hiệ mặt hao phí còn giá thành là biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất và chúng đều bao gồm những hao phí về lao động (V), và lao động vật hóa (C) mà DN đã bỏ ra trong quá trình chế tạo sản phẩm. Có thể phản ánh mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm qua sơ đồ dưới đây:
Chi phí sản xuất dở dang Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
đầu kỳ
Tổng giá thành sản phẩm dịch vụ Chi phí sản xuất
hoàn thành dở dang cuối kỳ
Qua sơ đồ ta thấy:
Tổng giá thành Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất
sản phẩm = dở dang + phát sinh - dở dang
hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hay các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Chương II
Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí Sx và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật
I. Giới thiệu chung về Công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật là một thành viên của Tổng Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI đư

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top