thuhang07_vt

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CÔNG TÁC HẠCH TOÁN BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
lời nói đầu
Để tồn tại và phát triển thích ứng với một nền kinh tế thị trường các doanh
nghiệp luôn phải tìm cách đối phó với những cạnh tranh khốc liệt từ phía các
doanh nghiệp khác, nhất là khi nền kinh tế thị trường Việt Nam đang trong tiến
trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, do vậy nhu cầu thông tin cho quản lý quá
trình kinh doanh hiện nay là điều không thể thiếu. Kế toán - một bộ phận cấu thành
quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế - tài chính có vai trò đặc biệt quan
trọng không chỉ đối với tài chính Nhà nước mà còn vô cùng cần thiết đối với hoạt
động tài chính doanh nghiệp.
Gần đây nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế trong tiến trình đổi mới, mở cửa và hội nhập, Bộ trưởng Bộ Tài chính
đã ban hành và công bố nhiều chuẩn mực kế toán của Việt Nam cùng với các
thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện các chuẩn mực được áp dụng cho tất cả các
doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế trong cả nước.
Kế toán bất động sản đầu tư là một phần hành kế toán tương đối mới, vừa được
hướng dẫn thực hiện theo thông tư số 23/2005/TT-BTC ra ngày 30 tháng 3 của Bộ
trưởng Bộ tài chính. Đó cũng chính là đề tài mà tui đã lựa chọn khi viết đề án môn
học chuyên ngành kế toán tổng hợp của mình bởi lẽ nó sẽ giúp tui có cơ hội tìm
hiểu về những thay đổi của hệ thống kế toán Việt Nam.
Sau một thời gian nghiên cứu bằng vốn kiến thức đã tích lũy được qua 3 năm
theo học tại Khoa Kế toán Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tới nay đề tài của tôi
đã hoàn tất với hy vọng được đóng góp một phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện công
tác hạch toán kế toán nói chung và kế toán bất động sản đầu tư nói riêng. Mong
muốn thì nhiều, song với tầm hiểu biết còn hạn hẹp bài viết sẽ không tránh khỏi
những sai sót, vì vậy tui rất mong nhận được sự giúp đỡ cùng những ý kiến quý
báu từ phía thầy cô và các bạn sinh viên trong và ngoài khoa Kế toán - Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân và tất cả những người quan tâm tới đề tài này để bài viết có
thể trở thành một tài liệu tham khảo thực sự có ích cho các bạn sinh viên trong quá
trình học tập nghiên cứu.
Qua đề tài này tui cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới thầy Ngô Trí Tuệ -
người đã hướng dẫn tui hoàn thành bài viết này. tui cũng xin gửi lời Thank chân
thành tới các thầy cô trong khoa Kế toán và các bạn sinh viên đã tạo điều kiện giúp
đỡ tui trong quá trình tìm tài liệu nghiên cứu.
PHẦN NỘI DUNG
I.Cơ sở lý luận chung về bất động sản đầu tư
1. Khái niệm bất động sản đầu tư
Bất động sản (BĐS) đầu tư là bất động sản, gồm: Quyền sử dụng đất; Nhà, hoặc
một phần của nhà, hay cả nhà và đất; Cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc
người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính, nắm giữ nhằm mục đích thu lợi
từ việc cho thuê hay chờ tăng giá mà không phải để:
- Sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay sử dụng cho các mục
đích quản lý; hoặc:
- Bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường.
2. Các trường hợp được ghi nhận là bất động sản đầu tư
- Quyền sử dụng đất (do doanh nghiệp bỏ tiền ra mua lại) nắm giữ trong thời
gian dài để chờ tăng giá;
- Quyền sử dụng đất (do doanh nghiệp bỏ tiền ra mua lại) nắm giữ mà chưa xác
định rõ mục đích sử dụng trong tương lai;
- Nhà do doanh nghiệp sở hữu (hay do doanh nghiệp thuê tài chính) và cho thuê
theo một hay nhiều hợp đồng thuê hoạt động;
- Nhà đang được giữ để cho thuê theo một hay nhiều hợp đồng thuê hoạt động;
- Cơ sở hạ tầng đang được giữ để cho thuê theo một hay nhiều hợp đồng thuê
hoạt động.
Các trường hợp đặc biệt được ghi nhận là bất động sản đầu tư
- Đối với những bất động sản mà một phần doanh nghiệp nắm giữ nhằm mục
đích thu lợi từ việc cho thuê hoạt động hay chờ tăng giá và một phần sử dụng cho
sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay cho quản lý thì nếu những phần tài sản
này được bán riêng rẽ (hay cho thuê riêng rẽ theo một hay nhiều hợp đồng thuê
hoạt động), doanh nghiệp sẽ hạch toán phần tài sản dùng để cho thuê hay chờ tăng
giá là bất động sản đầu tư còn phần tài sản dùng cho sản xuất và quản lý đ ược hạch
toán là TSCĐ hữu hình hay TSCĐ vô hình.
Trường hợp bất động sản không bán được riêng rẽ và phần sử dụng cho kinh
doanh hay cho quản lý là không đáng kể thì hạch toán là bất động sản đầu tư. Ví
dụ: Doanh nghiệp có một toà nhà có 80% diện tích chuyên cho thuê hoạt động và
20% diện tích sử dụng làm văn phòng công ty thì toà nhà đó được hạch toán là bất
động sản đầu tư.
- Trường hợp doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan cho những người sử
dụng bất động sản do doanh nghiệp sở hữu là một phần tương đối nhỏ trong toàn
bộ thoả thuận thì doanh nghiệp sẽ hạch toán tài sản này là bất động sản đầu tư. Ví
dụ: Doanh nghiệp sở hữu toà nhà cho các đơn vị khác thuê làm văn phòng (cho
thuê hoạt động) đồng thời cung cấp dịch vụ bảo dưỡng và an ninh đối với to à nhà
cho thuê này.
- Trường hợp, một công ty con cho công ty mẹ hay công ty con khác trong cùng
một công ty mẹ thuê hay sử dụng và nắm giữ một bất động sản thì bất động sản
đó được hạch toán là bất động sản đầu tư trên báo cáo tài chính riêng của công ty
con có bất động sản đó hay báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ nếu công ty mẹ
cho các công ty con thuê (nếu nó thoả mãn định nghĩa bất động sản đầu tư), nhưng
không được phản ánh là bất động sản đầu tư trong báo cáo tài chính hợp nhất.
3. Tính giá bất động sản đầu tư.
3.1.Nguyên giá của bất động sản đầu tư: Là toàn bộ các chi phí (tiền mặt hoặc
tương đương tiền) mà doanh nghiệp bỏ ra hay giá trị hợp lý của các khoản khác
đưa ra trao đổi để có được bất động sản đầu tư tính đến thời điểm mua hay xây
dựng hoàn thành bất động sản đầu tư đó.
tuỳ từng trường hợp vào từng trường hợp, nguyên giá của bất động sản đầu tư được xác
định như sau:
- Nguyên giá của bất động sản đầu tư được mua bao gồm giá mua và các chi phí
liên quan trực tiếp đến việc mua, như: phí dịch vụ tư vấn về luật pháp liên quan,
thuế trước bạ và chi phí giao dịch liên quan khác...
- Trường hợp mua bất động sản đầu tư thanh toán theo cách trả chậm,
nguyên giá của bất động sản đầu tư được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại
thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay
được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch
đó được tính vào nguyên giá bất động sản đầu tư theo quy định của Chuẩn mực kế
toán số 16- "Chi phí đi vay";
- Nguyên giá của bất động sản đầu tư tự xây dựng là giá thành thực tế và các chi
phí liên quan trực tiếp của bất động sản đầu tư tính đến ngày hoàn thành công việc
xây dựng;
- Trường hợp bất động sản thuê tài chính với mục đích để cho thuê hoạt động thoả
mãn tiêu chuẩn ghi nhận là bất động sản đầu tư thì nguyên giá của bất động sản
đầu tư đó tại thời điểm khởi đầu thuê được thực hiện theo quy định của Chuẩn mực
kế toán số 06 - “Thuê tài sản”.
Các chi phí sau không được tính vào nguyên giá của bất động sản đầu tư:
- Chi phí phát sinh ban đầu (trừ trường hợp các chi phí này là cần thiết để đưa bất
động sản đầu tư vào trạng thái sẵn sàng sử dụng);
- Các chi phí khi mới đưa bất động sản đầu tư vào hoạt động lần đầu trước khi bất
động sản đầu tư đạt tới trạng thái hoạt động bình thường theo dự kiến;
- Các chi phí không bình thường về nguyên vật liệu, lao động hay các nguồn lực
khác trong quá trình xây dựng bất động sản đầu tư.
3.2. Hao mòn bất động sản đầu tư: Trong quá trình nắm giữ để chờ tăng giá, hoặc
cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư bị giảm giá trị vì thế phải trích khấu hao.
Khấu hao bất động sản đầu tư được ghi nhận là chi phí kinh doanh trong kỳ.
3.3. Giá trị còn lại: Là nguyên giá của bất động sản đầu tư sau khi trừ (-) số khấu
hao lũy kế của bất động sản đầu tư đó.
II.Kế toán bất động sản đầu tư
1. Một số quy định khi hạch toán bất động sản đầu tư
1- Một bất động sản đầu tư được ghi nhận là tài sản phải thoả mãn đồng thời hai
điều kiện sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai;
- Nguyên giá của bất động sản đầu tư phải được xác định một cách đáng tin cậy.
2- Bất động sản đầu tư phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá. Nguyên
giá của bất động sản đầu tư bao gồm cả các chi phí giao dịch liên quan trực t iếp
ban đầu.
3- Các chi phí liên quan đến bất động sản đầu tư phát sinh sau ghi nhận ban đầu
phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chi phí này có
khả năng chắc chắn làm cho bất động sản đầu tư tạo ra lợi ích kinh tế trong tươ ng
lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu thì được ghi tăng nguyên giá
bất động sản đầu tư.
4- Sau ghi nhận ban đầu, trong thời gian nắm giữ, cho thuê hoạt động bất động sản
đầu tư được xác định theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại.
5- Việc chuyển từ bất động sản đầu tư sang bất động sản chủ sở hữu sử dụng hay
hàng tồn kho và ngược lại chỉ được thực hiện khi có sự thay đổi về mục đích sử
dụng như các trường hợp sau:
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận chung về bất động sản đầu tư. ....................................................... 3
1. Khái niệm bất động sản đầu tư. .......................................................................... 3
2. Các trường hợp được ghi nhận là bất động sản đầu tư. ....................................... 3
3. Tính giá bất động sản đầu tư. .............................................................................. 4
II. Kế toán bất động sản đầu tư .............................................................................. 5
1. Một số quy định khi hạch toán bất động sản đầu tư. ........................................... 5
2. Kế toán bất động sản đầu tư................................................................................ 7
2.1. Tài khoản sử dụng: TK 217 – Bất động sản đầu tư. ......................................... 7
2.1.1. Những quy định khi hạch toán TK 217 – Bất động sản đầu tư. ..................... 7
2.1.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 217 ................................................... 8
2.2. Hạch toán biến động Bất động sản đầu tư. ....................................................... 8
2.2.1. Kế toán các trường hợp tăng bất động sản đầu tư ......................................... 8
2.2.1.1. Hạch toán các nghiệp vụ mua bất động sản đầu tư theo cách trả
tiền ngay................................................................................................................. 8
2.2.1.2. Hạch toán nghiệp vụ mua bất động sản đầu tư theo cách trả chậm. ....8
2.2.1.3. Bất động sản đầu tư hình thành qua hoạt động XDCB hoàn thành bàn giao. ..9
2.2.1.4. Bất động sản đầu tư tăng do chuyển bất động sản chủ sở hữu thành bất
động sản đầu tư. ................................................................................................... 10
2.2.1.5. Bất động sản đầu tư tăng do chuyển hàng tồn kho thành bất động sản đầu tư..10
2.2.1.6. Bất động sản đầu tư tăng do thuê tài chính. .............................................. 11
2.2.2. Hạch toán các trường hợp giảm bất động sản đầu tư ................................... 13
2.2.2.1. Bất động sản đầu tư giảm khi hết hạn thuê tài chính ................................ 13
2.2.2.2. Bất động sản đầu tư giảm do thanh lý, nhượng bán .................................. 13
2.2.2.3. Kế toán chuyển bất động sản đầu tư thành hàng tồn kho.......................... 15
2.2.2.4. Kế toán chuyển bất động sản đầu tư thành bất động sản đầ u tư chủ sở hữu
sử dụng................................................................................................................. 16
2.3. Kế toán khấu hao bất động sản đầu tư. .......................................................... 16
2.3.1. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 2147 – hao mòn bất động sản đầu tư......16
2.3.2. Kế toán trích khấu hao bất động sản đầu tư. ............................................... 17
2.4. Kế toán cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư. ........................................... 17
2.4.1. Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. ........... 17
2.4.2. Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. ........... 19
III. Một số nhận xét về công tác hạch toán bất động sản đầu tư trong các doanh
nghiệp ở Việt Nam .............................................................................................. 22
1. Công tác hạch toán BĐS đầu tư trước chuẩn mực số 05. .................................. 22
2. Một số nhận xét về công tác kế toán bất động sản đầu tư theo chuẩn mực số 05. ..20
3. Vài nét so sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam số 05 "Bất động sản đầu tư" với
chuẩn mực kế toán quốc tế cùng tên..................................................................... 24
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 27
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

hung.truong

New Member
tui tìm tài liệu giảng dạy , mong các bạn gởi giúp tài liệu kế toán chương kế toán BĐS đầu tư, trân trọng cảm ơn
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top