Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH
PHỦ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Thị trường Trái phiếu Chính phủ trong hệ thống tài chính
1.1.1 Khái quát về thị trường tài chính Việt Nam
1.1.2 Cấu trúc của thị trường tài chính
1.1.3 Vai trò của thị trường Trái phiếu Chính phủ
1.1.4 Các thành phần tham gia thị trường Trái phiếu Chính phủ
1.2 Kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu chính phủ
của một số nước và bài học cho Việt Nam
1.2.1 Thị trường Trái phiếu Chính phủ của một số nước phát triển
1.2.2 Thị trường Trái phiếu Chính phủ của một số nước đang phát
triển
1.2.3 Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH
PHỦ Ở VIỆT NAM
2.1 Quá trình hình thành và phát triển thị trường Trái phiếu
Chính phủ ở Việt Nam
2.1.1 Những nhân tố thúc đẩy sự hình thành thị trường nợ Chính
phủ
2.1.2
Quá trình hình thành và phát triển của thị trường Trái phiếu
Chính phủ ở Việt Nam
2.2 Thực trạng hoạt động phát hành và giao dịch Trái phiếu
Chính phủ ở Việt Nam
2.2.1 Thực trạng hoạt động phát hành
2.2.2 Thực trạng hoạt động giao dịch trên thị trường thứ cấp
2.3 Đánh giá tổng quan về hoạt động của thị trường Trái phiếu
Chính phủ ở Việt Nam
2.3.1 Kết quả huy động vốn
2.3.2 Các yếu tố thị trường đã từng bước hình thành 2.3.3 Các yếu tố phi thị trường còn tồn tại
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM
3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện và các tiền đề nhằm phát triển
thị trường Trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam
3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện thị trường Trái phiếu Chính phủ
3.1.2 Các tiền đề nhằm phát triển thị trường Trái phiếu Chính phủ
3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường Trái phiếu
Chính phủ ở Việt Nam
3.2.1 Giải pháp trước mắt
3.2.2 Giải pháp dài hạn
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển thị trường tài chính nhằm tập trung và phân bổ nguồn lực
của nền kinh tế một cách hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của các quốc gia đang trong quá trình chuyển
đổi nền kinh tế như Việt Nam. Thị trường trái phiếu là một kênh dẫn vốn
hữu hiệu cho nền kinh tế, tạo ra sự đa dạng hoá các công cụ đầu tư, giảm tải
cho hệ thống ngân hàng, cung cấp phương tiện định giá chuẩn cho các nhà
đầu tư nhờ vậy hỗ trợ sự phát triển cả thị trường tiền tệ và thị trường cổ
phiếu và cuối cùng là kênh tác động chính sách của NHTW.
Là một bộ phận của thị trường trái phiếu, thị trường TPCP Việt Nam
trong những năm gần đây đã có những bước phát triển quan trọng, từng bước
gánh vác được vai trò của mình là tạo kênh huy động vốn cho ngân sách để bù
đắp bội chi ngân sách và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Theo dự báo
của IFM về bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2001-2005 là 2,4% GDP,
trong đó tài trợ trong nước khoảng 1,67%; giai đoạn 2006-2010 bội chi ngân
sách là 2,3% GDP, trong đó tài trợ trong nước là 1,8% GDP. Nếu nhu cầu vay
trong nước được tài trợ thông qua phát hành TPCP thì nhu cầu vốn cần huy
động thời kỳ 2001-2010 là 137.000 tỷ đồng. Để thực hiện chiến lược tăng
trưởng toàn diện và xoá đói giảm cùng kiệt thì lượng vốn cần huy động sẽ
khoảng 840 đến 970 nghìn tỷ đồng. Dự báo nguồn vốn đầu tư từ ngân sách,
vay vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và thu hút vốn đầu tư trực tiếp
(FDI) sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu này và do vậy cần huy động thêm
bằng phát hành TPCP. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mặc dù khối lượng TPCP
phát hành qua các năm khá lớn song mức độ tài trợ vốn cho nền kinh tế chưa
nhiều so với 44% GDP của tín dụng ngân hàng và so với tiềm năng huy động
qua kênh này. Cơ chế phát hành còn nhiều bất cập, hoạt động của thị trường
thứ cấp kém sôi động, thiếu tính thanh khoản vì thế không tạo ra được đường
cong lợi tức chuẩn với các kỳ hạn nợ khác nhau. Đồng thời, do tính thanh khoản của thị trường thứ cấp kém cho nên không tạo ra được sự luân chuyển
vốn trên thị trường và ảnh hưởng trở lại đến việc huy động vốn trên thị trường
sơ cấp. Điều này có nguyên nhân từ tính chất sơ khai của thị trường và chính
nguyên nhân này lại là một trở ngại cho sự phát triển chung của thị trường tài
chính.
Với tốc độ phát hành khá nhanh từ năm 2002 đến nay, cùng với dự
báo nhu cầu vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông thuỷ
lợi của Chính phủ và các chính quyền địa phương, cũng như nhu cầu vốn để
tài trợ cho các dự án kinh tế lớn của các doanh nghiệp trong nước, thị trường
trái phiếu Chính phủ cần được hoàn thiện trên nhiều mặt để trở thành một thị
trường theo đúng nghĩa và đảm nhiệm được vai trò to lớn trong nền kinh tế
nước ta.
Luận văn “Phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam” nhằm nghiên cứu
thực trạng, đánh giá những yếu tố thị trường, phi thị trường trong phát hành
và giao dịch trái phiếu ở Việt Nam; đồng thời đề ra một số giải pháp phát
triển thị trường TPCP ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Là một bộ phận không thể thiếu của thị trường chứng khoán, thị
trường trái phiếu nói chung, thị trường TPCP nói riêng là đối tượng của
nhiều công trình nghiên cứu như: „Sử dụng công cụ TPCP để huy động vốn
cho đầu tư phát triển ở Việt Nam’- tác giả: Trần Xuân Hà, năm 2003; „Thị
trường trái phiếu Công ty của một số nước Châu Á sau khủng hoảng và một
số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam’- tác giả Vũ Chí Dũng, năm 2001; „Cơ
sở lý luận và thực tiễn cho việc phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam’ -
tác giả: Phạm Trọng Bình, năm 2001…
Gần đây nhất, cuộc hội thảo „Phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam’
đã được tổ chức; trong đó, có một số tham luận về xây dựng thị trường TPCP
ở Việt Nam. Ngoài ra, việc xây dựng thị trường TPCP cũng là đề tài nghiên
cứu phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu thị trường trái phiếu
dưới những góc độ khác nhau cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, chưa
có công trình nào nghiên cứu dựa trên cơ sở đánh giá các yếu tố thị trường
và phi thị trường trong phát hành và giao dịch TPCP ở Việt Nam. Do vậy,
luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu về thực trạng phát hành và giao dịch TPCP ở
Việt Nam; đồng thời, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện thị
trường TPCP để nó thực sự trở thành kênh huy động vốn hiệu quả của Chính
phủ.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu bản chất và vai trò của thị trường TPCP trong
bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam, từ đó xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển của thị trường TPCP, đánh giá thực trạng thị trường
TPCP ở Việt Nam trong thời gian qua thông qua hoạt động phát hành niêm
yết và giao dịch TPCP qua đó làm rõ những kết quả đã đạt được, những mặt
còn hạn chế, tồn tại để rút ra những bài học kinh nghiệm cũng như những
điều kiện cần thiết cho việc phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, Luận văn cũng đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
thị trường TPCP ở Việt Nam để tăng cường vốn cho đầu tư phát triển, đồng
thời làm nòng cốt để phát triển thị trường nợ nói chung.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn là các hoạt động liên
quan đến thị trường phát hành và thị trường giao dịch TPCP trong nước.
Ngoài ra, Luận văn còn nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường TPCP
của một số nước để có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển thị
trường TPCP ở Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, kết hợp với các phương
pháp khác như phân tích, tổng hợp, lôgíc và phương pháp quy nạp, thống kê, so sánh... Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà
nước về phát triển kinh tế định hướng XHCN.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:







Bài 2:

Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Thị trường TPCP là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính. Nó
có chức năng thu hút, di chuyển các nguồn vốn từ nơi có khả năng sinh lợi
thấp đến nơi có khả năng sinh lợi cao hơn, từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn;
đáp ứng các yêu cầu về vốn để phát triển kinh tế - xã hội và là công cụ hữu
hiệu của Chính phủ trong quá trình điều hành vĩ mô nền kinh tế.
Trải qua hàng chục năm hình thành và phát triển, thị trường TPCP ở
Việt Nam đã khẳng định được vai trò và vị trí quan trọng trong việc huy động
vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển; góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn
định nền tài chính quốc gia, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy quá trình phát triển
của thị trường tài chính. Sự có mặt của TTCK và thị trường TPCP, đã góp
phần khắc phục được những khiếm khuyết của thị trường tài chính, tạo cơ hội
cho việc luân chuyển vốn đầu tư, đáp ứng yêu cầu về vốn trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ở Việt Nam, qua 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2001 - 2010, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng, đất
nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
7,2%/năm, đến năm 2010 tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt
1.200 USD; để phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại hoá và đẩy nhanh tiến trình mở cửa hội nhập kinh
tế quốc tế, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7 - 8%/năm, GDP bình quân đầu
người đạt khoảng 3.000 - 3.200 USD, đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải đầu tư
một lượng vốn khá lớn để phát triển kinh tế - xã hội. Huy động vốn thông qua
thị trường TPCP thời gian qua đã đạt được những kết quả khả quan, là kênh
huy động vốn quan trọng cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, trong
quá trình hoạt động thị trường TPCP ở Việt Nam còn bộc lộ không ít nhược
điểm, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của nền kinh tế; thị trường sơ
cấp và thị trường thứ cấp còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Để khai thác có
hiệu quả các nguồn vốn thông qua thị trường TPCP, đáp ứng nhu cầu về vốn

2


cho NSNN và cho đầu tư phát triển, đòi hỏi thị trường TPCP phải ngày càng
được củng cố, phát triển và hoàn thiện hơn nữa.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã chọn đề tài:“Phát triển Thị trường
trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam” để nghiên cứu.
2. Tổng quan về Đề tài nghiên cứu:

Những công trình nghiên cứu về trái phiếu và thị trường trái phiếu nói
chung, TPCP và thị trường TPCP nói riêng không nhiều và phạm vi, mức độ
nghiên cứu cũng rất khác nhau. Một số công trình tiêu biểu, đó là: Luận án
Tiến sĩ của TS. Trần Xuân Hà (2004), “Sử dụng công cụ TPCP để huy động
vốn cho cho đầu tư phát triển ở Việt Nam”; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ của PGS.,TS. Lê Văn Hưng - KBNN (2005), “Các giải pháp nhằm tăng
cường huy động vốn cho đầu tư phát triển của Nhà nước, giai đoạn 2005 2010”; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành - Ban Huy động vốn, KBNN
(2006), “Huy động nguồn vốn trong nước để bù đắp bội chi NSNN và góp
phần kiềm chế lạm phát ở Việt Nam"; Đề tài cấp ngành - Ban Huy động vốn,
KBNN, (2007), “Xây dựng trang thông tin về thị trường trái phiếu Chính
phủ"; Đề án của Vụ Tài chính Ngân hàng - Bộ Tài chính (2008), “Xây dựng thị
trường giao dịch trái phiếu Chính phủ chuyên biệt”.
Các công trình trên đây, ở các góc độ và mức độ khác nhau đã tiếp cận,
nghiên cứu về TPCP, thị trường TPCP và đề xuất các giải pháp phát triển thị
trường TPCP; tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu cả về lý luận,
thực tiễn và đưa ra hệ thống giải pháp cụ thể đối với việc phát triển thị trường
TPCP ở Việt Nam, đây cũng chính là vấn đề mà Luận án tập trung nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu của Luận án
- Hệ thống, khái quát và luận giải để làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ
bản về trái phiếu Chính phủ và thị trường trái phiếu Chính phủ; làm sáng tỏ sự
tồn tại tất yếu khách quan, vai trò của thị trường TPCP trong nền kinh tế. Trên
cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng và phát triển thị trường TPCP của một
số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, qua đó rút ra những bài học kinh
nghiệm trong quá trình phát triển và hoàn thiện thị trường TPCP.
3
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển thị trường phát thải carbon ở Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0
D Hoàn thiện marketing – mix nhằm phát triển thị trường của nhà hàng oven d’or, khách sạn sheraton hà nội Marketing 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty cổ phần may Đức Giang tại Tỉnh Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển xúc tiến thương mại sản phẩm chăn ga Everon của công ty CP Everpia Việt Nam trên thị trường Hà Nội Marketing 0
D Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Một số giải pháp góp phần phát triển thương hiệu trà lipton tại thị trường việt nam đến năm 2015 Luận văn Kinh tế 0
D Tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị Luận văn Sư phạm 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top