thang_ha69

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng hoạt động xuất khẩu phần mềm mang thương hiệu Việt Nam





LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI GẮN THƯƠNG HIỆU CHO

PHẦN MỀM VIỆT NAM 3

I. CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM THẾ GIỚI 3

1. Khái niệm phần mềm và lợi ích phần mềm 3

1.1. Khái niệm phần mềm và đặc điểm phần mềm 3

1.2. Lợi ích phần mềm 9

2. Toàn cảnh công nghệ phần mềm thế giới. 13

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI GẮN THƯƠNG HIỆU CHO PHẦN MỀM VIỆT NAM 17

1. Khái niệm thương hiệu. 17

1.1. Thương hiệu là gì? 17

1.2. Tại sao phải có thương hiệu. 18

2. Sự cần thiết phải gắn thương hiệu Việt Nam cho phần mềm

Việt Nam. 20

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU PHẦN

MỀM MANG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM 22

I. MÔI TRƯỜNG THUẬN LỢI CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT

KHẨU PHẦN MỀM 22

1. Chính sách nhà nước đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu

phần mềm. 22

2. Nguồn lực con người. 26

3. Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cho sản xuất và xuất khẩu phần mềm

ở Việt Nam. 29

4. Dung lượng thị trường. 32

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU PHẦN MỀM VIỆT NAM 33

1. Thực chất của hoạt động xuất khẩu phần mềm hiện nay. 33

2. Thị trường phần mềm, doanh nghiệp phần mềm 36

2.1. Thị trường phần mềm 36

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hính sách Công nghiệp (Bộ Công nghiệp) đang chuẩn bị triển khai dự án xây dựng Trung tâm công nghệ phần mềm nhằm ứng dụng các tiến bộ CNTT hỗ trợ cho hoạt động sản xuất công nghiệp.
Sự phối hợp đồng loạt của các doanh nghiệp trong khu công nghệ phần mềm sẽ tạo nên sự ăn khớp trong các hoạt động từ thu hút đầu tư, tìm kiếm đối tác, thị trường, sản xuất tiêu thụ, cũng như đào tạo nguồn nhân lực và sử dụng có hiệu quả các điều kiện cơ sở hạ tầng và tận dụng tốt các ưu đãi của Nhà nước.
4. Dung lượng thị trường.
Với chất lượng tốt, giá thành hạ nhờ chi phí nhân công thấp, phần mềm Việt Nam đang dần dần khẳng định được uy tín trên cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Nhiều nhà cung cấp phần mềm nước ngoài, các khách hàng trong và ngoài nước đã biết đến phần mềm Việt Nam và đặt niềm tin vào đó. Bước đầu đã có một số khách hàng lớn như IBM, CISCO đã đặt hàng của các công ty phần mềm Việt Nam, điều này càng nâng cao uy tín tạo thuận lợi cho danh tiếng của phần mềm Việt Nam vang xa trên trường quốc tế. Cũng chính nhờ đó mà các khách hàng lớn trong nước đã tin cậy giao phó cho công nghệ phần mềm Việt Nam, từ bỏ tư tưởng chỉ có phần mềm nước ngoài sản xuất mới đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Trong thời đại cơ số hoá, mã hóa bùng nổ và lan rộng tới mọi khía cạnh của cuộc sống, thực tế nếu biết khai thác triệt để thì tiềm năng về dung lượng thị trường phần mềm của ta hiện nay là rất lớn: Về phạm vi ta có thị trường trong nước, thị trường thế giới; Về lĩnh vực ta có thị trường phần mềm công nghiệp, thị trường phần mềm nông nghiệp, giáo dục quốc phòng, an ninh Khi mà Đảng và Nhà nước đang kêu gọi chuẩn bị cho một "Chính phủ điện tử " thì "Chính phủ" cũng là khách hàng lớn cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam. Bên cạnh đó các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh muốn đứng vững và phát triển tốt trên thương trường, cũng không thể đi ngược lại với xu thế thời đại công nghệ thông tin nếu không muốn bị tụt hậu và phá sản trong cuộc cạnh tranh gay gắt. Do đó hiện tại và trong tương lai các doanh nghiệp sẽ là khách thường xuyên của các công ty phần mềm.
Theo điều tra mới nhất của PC World Việt Nam và Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (Vietnam Directory 2002, HCA & PC Wold Việt Nam) số các đơn vị đăng ký sản xuất phần mềm hoạt động hiện nay là 313, nếu tính thêm một số đơn vị chưa khai báo thì con số này lên tới 330, trong đó 50% là các đơn vị trong 2,5 năm trở lại đây (năm 2000, 2001 và nửa đầu năm 2002) điều đó chứng tỏ thị trường phần mềm phát triển tốt, các chính sách biện pháp của Nhà nước đã phát huy hiệu lực.
II. thực trạng hoạt động xuất khẩu phần mềm Việt Nam
1. Thực chất của hoạt động xuất khẩu phần mềm hiện nay.
Điểm khác biệt nổi bật của xuất khẩu phần mềm với xuất khẩu hàng hoá thông thường là ở chỗ các sản phẩm phần mềm là vô hình. Chính đặc điểm này của đã quyết định và hình thức cũng như tính chất của các giao dịch mà ở đó phần mềm là đối tượng trao đổi.
Hiện nay có các hình thức xuất khẩu phần mềm phổ biến là:
* Xuất khẩu lao động (Onsite Service): Đây là hình thức xuất khẩu mà sau khi ký hợp đồng, người xuất khẩu trực tiếp đến làm việc tại cơ sở của khách hàng theo các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng. Thực chất của hoạt động này là người xuất khẩu tiến hành cung cấp dịch vụ ngay tại cơ sở của người mua là các khách hàng nước ngoài.
* Xuất khẩu dịch vụ - hay còn gọi là gia công phần mềm cho nước ngoài (Software Outsourscing): Theo hình thức người xuất khẩu là các công ty phần mềm trong nước thực hiện viết chương trình phần mềm theo đơn đặt hàng của khách hàng (có thể từng phần hay toàn bộ chương trình) ngay tại cơ sở của mình. ở hình thức này, sản phẩm không mang thương hiệu của nhà sản xuất, bản quyền của sản phẩm trong trường hợp này thuộc về khách hàng nước ngoài. Hiện ở Việt Nam hình thức này chiếm đa số.
* Xuất khẩu sản phẩm: Là hình thức mà công ty phần mềm trong nước dựa trên các kết quả phân tích và nghiên cứu thị trường của mình, lựa chọn sản phẩm một số sản phẩm phần mềm trọn gói rồi bán cho khách hàng nước ngoài. Theo hình thức này, công ty phần mềm Việt Nam phải chịu trách nhiệm toàn bộ từ phân tích hệ thống, viết chương trình sơ bộ, chương trình chi tiết, chạy thử, giao hàng, cài đặt và bảo hành cho sản phẩm của mình. Trong trường hợp này bản quyền, thương hiệu sản phẩm thuộc về nhà sản xuất là các công ty phần mềm .
Dưới đây là sơ đồ các bước hoàn thiện một sản phẩm phần mềm trọn gói (1)- 1. Tạp chí Sost Letter 2002
Sơ đồ 2: Chu kỳ hoàn thiện sản phẩm phần mềm trọn gói.
Bước 1:
Nhận định ý tưởng
ò
Bước 2:
đoán khả thi
ò
Bước 3:
Phân tích hệ thống
ò
Bước 4:
Thiết kê sơ bộ
ò
Bước 5:
Thiết kế chi tiết
ò
Bước 6:
Mã hoá
ò
Bước 7:
Chạy thử chương trình
ò
Bước 8:
Bỏ hành và hỗ trợ kỹ thuật
ò
Bước 9:
Bảo hành hỗ trợ kỹ thuật
Hình thức xuất khẩu lao động không mang lại nhiều ngoại tệ bằng hình thức gia công phần mềm và hình thức xuất khẩu sản phẩm vì dù không phải bỏ vốn và đòi hỏi công sức nhiều, chỉ làm theo ý tưỏng của khách hàng nhưng chỉ là bán với sức lao động thuần tuý. Mà với điều kiện và môi trường phát triển công nghệ phần mềm tốt như hiện nay thì chúng ta nên trực tiếp sản xuất phần mềm để bán hay ít ra cũng thực hiện là một số bước trong chu trình thực hiện sản phẩm nêu trên bằng chính sức mình tại cơ sở của mình. Tuy nhiên, để sản xuất và xuất khẩu phần mềm trọn gói đòi hỏi công ty phần mềm không chỉ có đội ngũ lập trình viên giỏi mà cần giỏi cả về khả năng phân tích hệ thống, quản lý dự án, phân tích thị trường, phân phối sản phẩm. Hiện nay, dù có nhiều doanh nghiệp phần mềm Việt Nam có khả năng lập trình tốt nhưng hầu hết lại yếu về khả năng phân tích hệ thống, quản lý dự án, nghiên cứu và tìm kiếm thị trường cho sản phẩm nên khó tồn tại trước nạn vi phạm bản quyền. Thực trạng này khiến nhiều nhà sản xuất đành ngậm ngùi chọn giải pháp gia công phần mềm cho nước ngoài.
Như đã đề cập ở trên, gia công phần mềm là việc công ty phần mềm trong nước theo các yêu cầu đặc tả của khách hàng mà làm ra sản phẩm phần mềm và nhận chi phí gia công. Vì khách hàng là các công ty phần mềm nước ngoài, sử dụng hình thức này như một biện pháp giảm chi phí, rút ngắn thời gian cho dự án nhờ phân chia công việc hợp lý, cho nên công việc giao cho các công ty phần mềm Việt Nam nhiều khi chỉ đơn thuần là giải một bài toán hay cũng có thể một bộ phận của một chương trình phần mềm lớn. Nếu như khối lượng công việc tương đối lớn, khách hàng có thể có hỗ trợ tài chính nhất định. Bên đặt gia công thường yêu cầu bên nhận gia công sử dụng một ngôn ngữ lập trình nào đó để làm phần mềm, có khi không yêu cầu gì. Thông thường, nếu là một ngôn ngữ thông dụng và bên nhận gia công đã có sẵn ở cơ sở mình, thì bên nhận gia công sử dụng ngôn ngữ đó theo yêu cầu khách hàng. Nếu đây là một ngôn ngữ đặc biệt mà bên nhận gia công chưa có thì bên đặt gia công sẽ cung cấp cho bên nhận gia công, bên nhận gia công tự tìm hiểu ngôn ngữ và tiến hành công việc theo yêu cầu của khách hàng.
Không giống như trường hợp gia công các hàng hoá hữu hình thông thường, trong gia công phần mềm không có việc bên đặt gia công cung cấp nguyên liệu thô cho bên nhận gia công. Do vậy toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật như máy tính, đường truyền Internet các công ty phần mềm nhận gia công phải tự mình trang bị trước.
Ưu điểm nổi bật của hình thức này là người xuất khẩu không phải lo đầu ra cho sản phẩm, không phải lo khâu thiết kế và tạo lập ý tưởng về sản phẩm, không phải đầu tư vốn vào sản phẩm. Trên tầm vĩ mô thì gia công phần mềm còn giúp nước nhận gia công khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước đồng thời tiếp cận với công nghệ mới và bước đầu nắm bắt thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của gia công phần mềm xuất khẩu là bên nhận gia công không giữ được bản quyền sản phẩm và sản phẩm không mang thương hiệu của bên nhận gia công. Cho dù sản phẩm làm ra có tốt, tiện ích lớn thế nào thì cũng không đem lại danh tiếng trực tiếp cho người sản xuất. Hơn nữa bên nhận gia công lại phải thụ động từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Trong đa số các trường hợp người nhận gia công chỉ thu được phần phí gia công rất nhỏ so với giá trị của sản phẩm cuối cùng bán ra.
Hiện nay tuy đã có một số công ty phần mềm sản xuất để bán cho khách hàng trong và ngoài nước, nhưng phần lớn doanh thu xuất khẩu phần mềm là doanh thu từ hoạt động gia công phần mềm xuất khẩu.
Tóm lại, ở một khía cạnh nào đó có thể nói, thực chất của hoạt động xuất khẩu phần mềm hiện nay là gia công phần mềm xuất khẩu.
2. Thị trường phần mềm, doanh nghiệp phần mềm
2.1. Thị trường phần mềm
Theo con số tổng hợp từ nhiều nguồn thì tổng giá trị thị trường tin học Việt Nam năm 2000 là khoảng 250 triệu USD trong đó khoảng 200 triệu USD là nhập khẩu phần cứng, số còn lại là phần mềm và dịch vụ trong đó phần mềm chỉ chiếm khoảng 5%. Hầu hết các doanh nghiệp phần mềm đều lo ngại trước nạn sao chép, vi phạm bản quyền ồ ạt hiện nay cho nên họ tỏ ra ngao ngán với thị trường trong nước mặc dù họ đều có chung nhận định rằng với thị trường nội địa, nếu như doanh ng...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng hoạt động của tổ chức Tài Chính Vi Mô CEP Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp hoạt động bù trừ thanh toán và lưu ký Chứng khoán ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng phát triển hoạt động logistics của nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty cổ phần May 10: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động của công ty Bảo Hiểm Việt Nam - Bảo Việt trong thời gian qua Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động của bảo hiểm tiền gửi việt nam Chi nhánh khu vực Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu than và tập đoàn công nghiệp thanh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top