bvhoang42

New Member
PHẦN I: MỞ ĐẦU.
1.1. Sự cần thiết của đề tài:
Ngân hàng thương mại(NHTM) là một trong những trung gian tài chính quan trọng của nền kinh tế đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Thông qua hoạt động của mình, NHTM đã góp phần huy động được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển, là công cụ để điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu của nền kinh tế một cách hữu hiệu. Bên cạnh đó, hệ thống NHTM đã trở thành cầu nối trung gian của ngân hàng Trung ương trong việc thực hiện các chính sách kinh tế quốc gia để góp phần phát triển kinh tế xã hội. Với thị phần chiếm hơn 70% cả về huy động vốn và cho vay các ngân hàng thương mại đang giữ vị trí thống lĩnh trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng của nước ta.
Trong những năm qua, hệ thống NHTM đã có những bước phát triển mạnh mẽ.Với chức năng và vai trò là kênh huy động vốn và cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, các NHTM đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và đối tượng khách hàng thông qua các quan hệ tín dụng tiền tệ và phát triển các dịch vụ ngân hàng khác cụ thể như thiết lập các ngân hàng chi nhánh, đại lí từ trung ương đến địa phương … phát triển các dịch vụ như bảo lãnh, thanh toán, kinh doanh kiều hối, chứng khoán…Tuy nhiên hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động bao trùm, là dịch vụ sinh lời chủ yếu đồng thời là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro nhất.
Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng rất nhạy cảm liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như kinh tế chính trị , xã hội... đồng thời lại chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác nên chứa đựng nhiều rủi ro. Chính vì vậy môi quan tâm hàng đầu của các ngân hàng chính là chất lượng hoạt động của mình. Chất lượng hoạt động là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, lành mạnh của ngân hàng.
Việc gia nhập WTO đã mở ra những cơ hội phát triển mới cho thị trường tài chính Việt Nam. Trong một hai năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng Việt Nam rất phát triển. Tính hấp dẫn của kinh doanh tiền tệ ngân hàng được đánh giá là cao hơn các ngành kinh tế khác. Bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều thách thức và rủi ro đối với ngành ngân hàng nói chung và NHTM nói riêng. Cụ thể là sự tăng trưởng quá nóng của tín dụng, lạm phát gia tăng, nội lực của ngân hàng còn yếu, cơ cấu hệ thống tài chính còn mất cân đối, năng lực cạnh tranh còn kém, trình độ nguồn nhân lực còn hạn chế, trình độ công nghệ còn chậm so với khu vực. Trong thời gian tới khi Việt Nam hội nhập sâu rộng thì sẽ phải đối mặt với các đối thủ nặng kí có tiềm lực tài chính mạnh, với các dịch vụ đa dạng, hiện đại và thông dụng. Cho nên cần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường tự do hóa tài chính để từng bước hội nhập với khu vực và thế giới; hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng và hệ thống thanh toán là xu thế tất yếu đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng của nước ta.
Ngân hàng NN và PTNT Việt Nam là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn và phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng như các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Là doanh nghiệp nhà nước đặc biệt ngoài chức năng của 1 ngân hàng thương mại, ngân hàng NN và PTNT được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung và dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn.
Ngân hàng NN và PTNT huyện Thanh Trì là 1 chi nhánh của ngân hàng NN và PTNT Việt Nam. Với sự nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong ngân hàng đã không ngừng hoàn thiện các hoạt động, không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp. Tuy nhiên, ngân hàng cũng không nằm ngoài những khó khăn như hệ thống ngân hàng nước ta đang gặp phải.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng tại các ngân hàng vì vậy tui đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng và 1 số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng NN và PTNT huyện Thanh Trì”. Qua đó nâng cao hiểu biết về hoạt động tín dụng và đưa ra được 1 số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng NN và PTNT huyện Thanh Trì.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa một số cơ sở lí luận về tín dụng và chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại.
+ Tìm hiểu tổng quan tình hình tín dụng của ngân hàng Việt Nam nói chung và thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng NN và PTNT huyện Thanh Trì nói riêng.
+ Qua dó đưa ra được những đánh giá và 1 số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
+ Thực trạng và 1 số chính sách về tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại.
+ Ngân hàng NN và PTNT huyện Thanh Trì.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: Thực trạng và 1 số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng NN và PTNT tại huyện Thanh Trì.
+ Thời gian:
Tài liệu được thu thập từ năm 2005 đến năm 2008.
Thời gian thực hiện đề tài:
+Không gian: huyện Thanh Trì



Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
- Chính phủ cần chỉ đạo thường xuyên và giao trách nhiệm cụ thể đối với các Bộ, ngành, địa phương phối hợp với ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu. Điều này sẽ giúp cho Ngân hàng có thể tiến hành nhanh quá trình xử lý nợ và hạn chế những chi phí phát sinh trong quá trình thu nợ.
- Nghiên cứu phương án thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của Bộ Tài Chính với mức vốn và phạm vi quyền lực đủ mạnh để đứng ra giải quyết những khoản nợ phức tạp, giá trị lớn. Hơn nữa còn để tạo tiền đề thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu của các NHTM.
3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.
NHNN đã rất quan tâm tới vấn đề xử lý nợ xấu của các Ngân hàng bằng việc ra các văn bản hướng dẫn thực hiện xử lý nợ xấu. Để tạo điều kiện cho Ngân hàng thực hiện tốt hơn công việc xử lý nợ của mình NHNN cần:
- Tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các NHTM, từ đó phát hiện các sai sót, xu hướng lệch lạc…để chỉ đạo và phòng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt để. Quá trình thanh tra cần phòng ngừa xu hướng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn tới nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng của không chỉ một Ngân hàng mà cả hệ thống.
- NHNN cũng cần ban hành thông tư về việc xử lý những tổn thất khi các NHTM mua bán nợ, tạo điều kiện cho các Ngân hàng yên tâm thực hiện việc xử lý nợ của mình.



Kết luận

Vấn đề nợ xấu vẫn còn rất bức xúc trong nền kinh tế Việt nam hiện nay, tuy nhiên các Ngân hàng, các doanh nghiệp cũng như các chủ thể kinh tế vẫn còn tâm lý xem những khoản nợ quá hạn, nợ xấu này là tài sản thực có, hay là của để dành của mình. Do vậy, vẫn có tâm lý chờ đợi để thu đủ giá trị của các khoản nợ. Việc hạn chế mức thấp nhất các rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của NHTM sẽ thể hiện tốt vai trò, chức năng của ngành Ngân hàng trong nền kinh tế, giúp cho các đơn vị, tổ chức và các thành phần kinh tế có điều kiện thực hiện, mở rộng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện tốt công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước.
Việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng là nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của các NHTM. Muốn vậy đòi hỏi các NHTM phải thực hiện đổi mới nhằm tăng cường năng lực hoạt động, tăng cường năng lực tài chính, phải có bước phát triển bền vững để đáp ứng và thích nghi với sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế, nhằm hội nhập với kinh tế Thế giới…
Do trình độ và khả năng phân tích còn hạn chế nên những vấn đề trình bày trong bản Khóa luận này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót. Vì vậy em kính mong nhận được những ý kiến chỉ dẫn thêm của các thầy cô trong trường và cô giáo hướng dẫn trực tiếp, các cô các chú tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng – Hà Nội để bản khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Lời cảm ơn

Đề tài khóa luận đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô khoa tài chính Ngân hàng, cô giáo hướng dẫn trực tiếp và các cô chú tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà trưng – Hà Nội.
Em xin chân thành Thank các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn PGS.TS Lê Hoàng Nga cùng các cô chú tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng – Ha Nội đã góp ý, giúp đỡ em hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này.

Sinh viên


Trần Trung Hiếu

Mục lục
Lời nói đầu 1
Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng thương mại và những vấn đề cơ bản về Nợ xấu 3
1.1 Tổng quan về NHTM 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Vai trò của NHTM trong nền kinh tế 4
1.2 Tín dụng và đặc trưng của tín dụng 6
1.2.1 Khái quát về tín dụng 6
1.2.2 Những vấn đề cơ bản về nợ xấu 11
1.3. Kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý nợ xấu của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam. 26
1.3.1 Kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý nợ xấu ở một số nước 26
1.3.2 Bài học kinh nghiệm vận dụng với Việt Nam 28
Chương 2: Thực trạng phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng công thương hai bà trưng - hà nội 29
2.1 Khái quát về tình hình hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà trưng-Hà Nội. 29
2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng-Hà Nội. 29
2.1.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng-Hà Nội trong 3 năm 2005 - 2006 -2007. 32
2.2 Thực trạng phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng-Hà Nội 37
2.2.1 Phân loại nợ xấu tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng - Hà Nội. 37
2.2.2 Thực trạng xử lý nợ xấu ở Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng - Hà Nội. 44
2.3 Đánh giá Công tác xử lý nợ xấu ở Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng-Hà Nội. 47
2.3.1 Những kết quả đã đạt được 48
2.3.2 Những mặt còn hạn chế 48
2.3.3 Nguyên nhân gây ra xấu 49
Chương 3: Một số giảI pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng - Hà Nội 52
3.1 Định hướng chương trình hành động của NHNN Việt Nam thực hiện chương trình hành động của chính phủ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới giai đoạn 2007 - 20012 52
3.2 Định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng - Hà Nội năm 2008. 53
3.3 Một số giải pháp với công tác xử lý nợ xấu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng - Hà Nội. 53
3.3.1 Một số giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả phòng ngừa nợ xấu của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng - Hà Nội. 53
3.3.2 Một số giải pháp tiếp tục xử lý xấu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng 60
3.3.3 Giải pháp hỗ trợ 67
3.4 Một số kiến nghị 70
3.4.1 Kiến nghị với Chính phủ. 70
3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước. 71
Kết luận 72


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S Phân tích nợ xấu và quá trình xử lý nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần M Kiến trúc, xây dựng 0
B Những bất cập và khó khăn trong việc giải quyết và xử lý nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng thương Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng SHB Luận văn Kinh tế 0
Z Hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Tâ Luận văn Kinh tế 0
A Ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Luận văn Kinh tế 0
T Tình hình nợ xấu và các biện pháp xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Nợ công và xử lý khủng hoảng nợ tại Hy Lạp - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam :Luận văn ThS. Kin Luận văn Kinh tế 0
G Pháp luật về xử lý nợ xấu của Ngân hàng Thương Mại Nhà nước ở Việt Nam : Luận văn ThS. Luật : 60.38. Luận văn Luật 0
T Pháp luật về xử lý nợ quá hạn trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam : Luận văn Luận văn Luật 0
B [Free] Giải pháp hạn chế và xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân hàng ngân hàng nông nghiệp và phát t Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top