Download miễn phí Chuyên đề Vốn lưu động và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động ở Công ty Xuất nhập khẩu dệt may





Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty theo mô hình trực tuyến chức năng.

Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty, là thay mặt pháp nhân, có quyền cao nhất trong Công ty, chịư trách nhiệm trước Tổng Công ty về mọi mặt hoạt động của đơn vị mình quản lý.

 Phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành một hay một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và pháp luật về những công việc được giao.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nghiệp phải huy động thêm, còn thừa vốn thì cần có biện pháp xử lý kịp thời không để vốn chết không phát huy được hiệu quả kinh tế, xác định chính xác nhu cầu VLĐ trong từng thời kỳ có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quá trình tái sản xuất được tiến hành bình thường liên tục.
-Thứ hai, lựa chọn hình thức huy động VLĐ một cách phù hợp, tích cực khai thác triệt để nguồn vốn bên trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu VLD của doanh nghiệp. Có thể huy động vốn bên ngoài nhưng nếu sử dụng vốn không hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn vì phải trả chi phí sử dụng vốn, chịu sự giám sát của chủ nợ làm hiệu quả SXKD giảm.
-Thứ ba, trước khi quyết định đầu tư doanh nghiệp cần cân nhắc kĩ nguồn tài trợ vốn đầu tư, quy trình công nghệ, tình hình cung ứng nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
-Thứ tư, tăng tốc độ luân chuyển VLĐ
Để tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, sử dụng vốn tiết kiệm cần thực hiện tốt những biện pháp về tiêu thụ sản phẩm, thanh toán với người mua và người bán hay nói cách khác, doanh nghiệp cần sử dụng hợp lý, tiết kiệm VLĐ ở tất cả các khâu.
-Thứ năm, làm tốt công tác thanh toán công nợ, chủ động phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.
-Thứ sáu, tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý tài chính.
Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của các doanh nghiệp. Trong thực tế, do các doanh nghiệp thuộc những ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh khác nhau nên mỗi doanh nghiệp cần căn cứ vào những giải pháp chung để từ đó đề ra cho doanh nghiệp mình những biện pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả vốn lưu động của mình.
chương II: Thực trạng sử dụng và quản lý vốn lưu động của công ty xuất nhập khẩu dệt may
I. Tổng quan về tình hình tổ chức hoạt động của công ty Xuất nhập khẩu Dệt may.
1.1 Quá trình hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ của công ty.
Công ty Xuất nhập khẩu Dệt may là doanh nghiệp nhà nước, là thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Dệt may Việt nam hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, các quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. Công ty được thành lập theo quyết định số 37/2000/QĐ-BCN ngày 08/06/2000 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp trên cơ sở tổ chức lại ban cơ sở xuất nhập khẩu của Tổng công ty Dệt may Việt nam.
Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng và các tài khoản tại ngân hàng Thương mại.
Tên giao dịch quốc tế của Công ty là: Vinatex Import- Export,
viết tắt là: VINATEX-IMEX.
Trụ sở tại 57B Phan Chu Trinh, Quận Hoàn kiếm, Hà Nội.
Chức năng - Nhiệm vụ của Công ty:
- Chức năng:
Thông qua hoạt động kinh doanh nội địa xuất nhập khẩu công ty thực hiện kinh doanh các ngành nghề:
Theo đăng ký kinh doanh ngày 14/07/2000: kinh doanh nội địa và xuất nhập khẩuc các sản phẩm dệt may, nguyên phụ liệu và các thiết bị phụ tùng.
Đến ngày 21/08/2000 bổ sung ngành nghề kinh doanh: xuất nhập khẩu hoá chất, thuốc nhuộm, hàng công nghệ thực phẩm, nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ, ô tô, xe máy, các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng khác, trang thiết bị văn phòng , thiết bị tạo mẫu thời trang, phương tiện vận tải, vật liệu điện, điện tử, cao su, kinh doanh kho vận, uỷ thác mua bán xăng dầu (có quyết định số 448/QĐ - HĐQT ngày 10/08/2000 của Tổng công ty Dệt may Việt nam).
Công ty ký bổ sung ngành nghề lần thứ hai: nhập khẩu sắt thép gỗ, máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh (có quyết định số 0167/QĐ - KHĐT ngày 18/01/2001 của Bộ Công nghiệp) ngày 20/01/2001.
Ngày 15/08/2003 Công ty đã đăng ký bổ sung ngành nghề lần thứ ba: thiết bị y tế , thiết bị chiếu sáng, âm thanh, thiết bị bảo vệ (có quyết định số1883/QĐ - TCCB ngày 06/08/2003 của Bộ công nghiệp).
Công ty Xuất nhập khẩu Dệt may đã từng bước đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, không chỉ trong lĩnh vực may mặc mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như y tế, máy móc…
- Nhiệm vụ:
Công ty hoạt động trên nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối các khoản thu chi, có trách nhiệm bảo toàn vốn và phát triển vốn trên cơ sở phân cấp tài chính của Công ty.
Tuân thủ các chế độ chính sách của Nhà nước.
Cung ứng và tiêu thụ vật tư hàng hoá cho các đơn vị thành viên của Tổng công ty dệt may Việt nam, đây là nhiệm vụ hàng đầu của Công ty.
Với thị trường nước ngoài, Công ty chủ động tổ chức tìm kiếm khách hàng sau đó mới ký kế hợp đồng mua hàng với các công ty trong nước để thực hiện hợp đồng với khách hàng nước ngoài.
Đối với thị trường trong nước, Công ty vừa cung cấp hàng tiêu dùng vừa cung cấp thiết bị, phụ liệu cho nhu cầu sản xuất trong nước.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty xuất nhập khẩu Dệt May.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty theo mô hình trực tuyến chức năng.
Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty, là thay mặt pháp nhân, có quyền cao nhất trong Công ty, chịư trách nhiệm trước Tổng Công ty về mọi mặt hoạt động của đơn vị mình quản lý.
Phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành một hay một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và pháp luật về những công việc được giao.
Dưới Giám đốc và Phó giám đốc là các phòng ban chuyên môn, các phòng ban này có chức năng tham mưu , giúp việc cho Giám đốc trong quản lý và điều hành công việc.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Xuất nhập khẩu Dệt - May
Phòng Tổ chức Hành chính
Ban Giám đốc
Phòng
Kế toán tài chính
Phòng Kế hoạch thị trường
Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu dệt
Phòng Kinh doanh xuất nhập may
Phòng kinh doanh tổng hợp
Phòng Kinh doanh vật tư
Phòng Xúc tiến
và Phát triển dự án
+ Phòng Tổ chức hành chính: thực hiện các chức năng trên lĩnh vực như: sắp xếp và quản lý lao động, đào tạo cán bộ, hành chính, bảo vệ...
+ Phòng Kế hoạch thị trường: nghiên cứu thị trường, mở rộng thị phần, tìm kiếm khách hàng...
+ Phòng xuất nhập khẩu dệt và phòng xuất nhập may: trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu, phối hợp chặt chẽ với phòng ké hoạch thị trường, tìm kiếm mọi khả năng khai thác nguồn hàng xuât nhập khẩu hay bằng các hình thức tự doanh, xuất nhập khẩu uỷ thác cả hàng dệt và hàng may mặc... bảo đảm hoàn thành vượt mức kế hoạch của Công ty.
+ Phòng tài chính kế toán: Thuộc ban tài chính kế toán trên Tổng công ty chuyển về, Tổng công ty chỉ còn lại tổ quản lý này. Phòng chịu trách nhiệm hoạch toán kế toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dựa trên toàn bộ hệ thống hoá đơn, chứng từ do các phòng liên quan nộp lại. Xây dựng
quy chế tài chính, tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng các kế hoạch tài chính, các chiến lược kinh doanh.
+ Phòng kinh doanh tổng hợp: Có chức năng chuyên kinh doanh máy móc thiết bị nhập khẩu như: Máy bay, thiết bị và các máy móc khác, mua bán quần áo trong nước và các hàng hoá khác cho ngành dệt may.
+ Phòng kinh doanh vật tư: Có chức n...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Shell Gas Hải Phòng Luận văn Kinh tế 0
H Vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả vốn lưu động tại công ty Thương mại thuốc lá Luận văn Kinh tế 0
V Vốn lưu động và một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây Luận văn Kinh tế 2
W Vốn lưu động và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cavico Luận văn Kinh tế 0
B Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Thương mại - Xây dựng Bạch Đằng Luận văn Kinh tế 0
E Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại Tổng Công ty hàng không Việt nam – Vietnam Airl Luận văn Kinh tế 0
O Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp Thép và vật liệu xây dựng III Công ty Thép Thái Luận văn Kinh tế 0
N Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật Côn Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu Luận văn Kinh tế 0
C Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại thuốc lá Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top