Garron

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
V/ Khắc phục biểu hiện của phương pháp xem xét siêu hình trong quản lý sản xuất.
Trong quản lý sản xuất, người mắc bệnh siêu hình thường xem xét tình hình một cách cô lập, tĩnh tại, không nhìn thấy khả năng của bản thân mình, mất lòng tin, không đi tìm nguyên nhân bên trong, mà họ tin ở nguyên nhân bên ngoài. Câu hỏi thường đặt ra của họ là muốn làm công nghiệp mà không có máy móc, không có người, không có tiền thì làm thế nào? Họ không phát động quần chúng tự lực cánh sinh theo phương châm kế hợp biện pháp thô sơ với biện pháp hiện đại, thực hiện song song biện pháp thô sơ và biện pháp hiện đại, họ không dùng biện pháp: “kiến tha lâu đầy tổ”, “góp gió thành bão” để giải quyết, mà chỉ họ chỉ khoanh tay yêu cầu cấp trên chi viện, yêu cầu bộ phận khác, hay cử người đi hỏi thiên hạ, mua sắm mới máy móc, thuê mượn công nhân một cách vô tổ chức. Sở dĩ sinh ra tình trạng ấy là do họ nhìn vấn đề một cách phiến diện, chủ quan, bề ngoài.
Người mắc bệnh siêu hình nhìn mọi vấn đề thường bị hạn chế rất nhiều, họ chỉ thấy hiện tượng mà không thấy bản chất, thấy cá biệt mà không thấy toàn thể, thấy nhánh mà không thấy nguồn gốc “chỉ thấy cây mà không thấy rừng”. Theo cách nhìn của họ thì những mối quan hệ như lớn và bé, tốt và xấu, số lượng và chất lượng, ngẫu nhiên và tất nhiên, v.v đều là tuyệt đối không thể chuyển hoá lẫn nhau. Đúng như Ăngghen đã phê phán phương pháp tư duy siêu hình: đúng là đúng, không là không, ngoài ra không có cái vừa đúng vừa sai, vừa không vừa có, vừa tồn tại vừa biến đổi. hay có người cho rằng: lớn là lớn, bé là bé, họ không thừa nhận bé có thể phát triển thành lớn, tích ít thành nhiều. Họ chủ trương muốn làm công nghiệp hoá thành công thì phải có thiết bị hoàn toàn đầy đủ, hiện đại, còn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, “công nghiệp cỏn con” thì họ không thích lắm. Họ cho rằng tốt là tuyệt đối tốt, xấu là xấu tuyệt đối. Cho nên, nếu được biểu dương thì họ vui mừng hớn hở, bị phê bình thì mặt lạnh như băng; kinh doanh được thuận buồm xuôi gió thì họ tỏ ra tự mãn, nhưng hễ mắc sai lầm, thất bại thì như đeo đá trên lưng.
Tất nhiên, không ai muốn mắc sai lầm, bị phê bình, nhưng nếu đã mắc sai lầm, bị phê bình thì cần nhận thức vấn đề một cách đúng đắn, toàn diện, với thái độ tích cực vươn lên. Phải thấy rằng, được biểu dương không có nghĩa là tất cả đều tốt, bị phê bình không có nghĩa tất cả đều xấu, kinh doanh đang thuận buồm xuôi gió không phải là không có nguy cơ xuất hiện khó khăn, sai lầm nên phải cảnh giác. Sau khi phạm sai lầm, nếu bình tĩnh tìm rõ nguyên nhân, cố gắng sửa chữa thì có thể thúc đẩy ý chí hăng hái tiến lên, tránh được vết xe cũ, sai lầm cũ. Với cách nhìn sự vật một cách phiến diện, nhất là xem xét, đánh giá cán bộ, đánh giá người khác thì rất hay mắc phải sai lầm, gây hậu quả không nhỏ cho quan hệ lãnh đạo - bị lãnh đạo, dễ thổi phồng những khuyết điểm của người này, hay khuyếch đại những ưu điểm của người khác. Trên thực tế những trường hợp như vậy rất dễ sinh ra thiên vị quá đáng, coi người này là hoàn mỹ, hoàn thiện, coi người khác chẳng ra gì.
Những người siêu hình cho rằng, các sự vật, hiện tượng tách rời nhau, nằm bên cạnh nhau, không có liên quan với nhau, liên hệ một cách ngẫu nhiên; những người theo quan điểm biện chứng coi thế giới vật chất là một thể thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình liên hệ qua lại, thâm nhập, chuyển hoá lẫn nhau một cách biện chứng. Không có sự vật nào là không có mối liên hệ với sự vật xung quanh. Với phương pháp này nhìn vấn đề một cách siêu hình, thì trong quản lý sản xuất người ta thường dễ mắc những sai lầm sau:
- Một là, không xem xét và sắp xếp được công việc một cách toàn diện; hay là không nắm được khâu trung tâm, không biết lấy trung tâm để lôi kéo toàn bộ, lấy khoảng giữa để lôi kéo hai đầu; hay là nắm được trung tâm lại bỏ toàn bộ, nắm được chính giữa lại bỏ hai đầu, nắm được mặt này lại coi nhẹ mặt khác. Lênin viết: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”.
- Hai là, không xây dựng thống nhất ý kiến giữa lãnh đạo và công nhân, viên chức, mà chỉ căn cứ vào ý kiến của lãnh đạo để kết luận, thường gò ép công nhân, viên chức phải chấp hành ý kiến của lãnh đạo chứ không phải là bàn bạc dân chủ, thuyết phục.
- Ba là, không xử lý được đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, cục bộ và toàn thể, Khi suy xét vấn đề chỉ nghĩ đến nhu cầu của tập thể hay toàn bộ; chỉ đòi hỏi người khác giúp đỡ mình mà không đòi hỏi mình giúp đỡ người khác.



Kết Luận

Phộp biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và phương pháp. Hệ thống các nguyên lý, quy luật, phạm trự của nú khụng chỉ phản ỏnh đúng hoạt động của thế giới tự nhiên, xó hội, tư duy và là công cụ sắc bén nhận thức thế giới khách quan của con người, mà cũn chỉ ra được những cách thức để định hướng đúng hoạt động cụ thể nhằm mang lại hiệu quả, năng suất cao trong thực tiễn.
Quản lý doanh nghiệp là một quỏ trỡnh kết hợp giữa chủ quan và khỏch quan, nờn khụng thể khụng cú phương pháp tư duy đúng đắn mà dẫn đến thành công được; cũng như vậy, sẽ là hết sức sai lầm khi sử dụng phương pháp tư duy siêu hỡnh trong quản lý núi chung, quản lý doanh nghiệp núi riờng. Ph.Ăngghen đó nhận định: "Phương pháp tư duy ấy (siêu hỡnh – B.T) mới xem thỡ cú vẻ hoàn toàn có thể chấp nhận được, bởi vỡ nú là phương pháp của cái mà người ta gọi là lý trớ lành mạnh của con người..., tuy là một người bạn đường rất đáng kính..., nhưng chóng hay chầy chật nó cũng sẽ gặp phải một ranh giới mà nếu nó vượt quá thỡ nú trở thành phiến điện, hạn chế, trừu tượng và sa vào những mâu thuẫn không thể nào giải quyết được". Chớnh vỡ lẽ đó, vận dụng những nội dung phép biện chứng duy vật vào trong thực tế quản lý doanh nghiệp mang một ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn.
Những vấn đề của phép biện chứng duy vật và khoa học quản lý đều hết sức rộng, phong phú và cũng rất nhạy cảm. Do đó, bài tiểu luận khó tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô.


Lời Mở Đầu


Trong hoạt động thực tiễn, nhất là trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, mỗi người cần thiết phải trang bị cho mình những tri thức về thế giới quan và phương pháp luận khoa học của triết học Mác - Lênin. Chỉ có nắm vững được vũ khí tư tưởng ấy, chúng ta mới tránh được sai lầm đáng tiếc và có thể giành được thắng lợi trong thực tiễn nói chung, quản lý doanh nghiệp nói riêng.
Ai cũng biết rằng, nếu mắc phải bệnh chủ nghĩa duy tâm chủ quan, duy ý chí sẽ làm chúng ta thất bại trong điều hành sản xuất, thậm chí lái định hướng nền kinh tế đi chệch mục tiêu đã chọn. Cho nên muốn điều hành xí nghệp hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, tạo được môi trường văn hoá lành mạnh trong kinh doanh, chúng ta phải bồi dưỡng cho mình một thế giới quan duy vật biện chứng, đồng thời phải ra sức đấu tranh chống những biểu hiện của tư tưởng duy tân chủ quan, siêu hình trong công tác điều hành sản xuất, quản lý doanh nghiệp.
Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý doanh nghiệp để chỉ đạo sản xuất, điều hành doanh nghiệp thể hiện rất nhiều khía cạnh khác nhau của khoa học triết học, khoa học quản lý kinh tế, quản lý con người, văn hoá, đạo đức... tạo ra sức mạnh tổng hợp, trong đó mỗi khía cạnh là một chuyên đề khoa học lý thú. Dưới đây là một số ý kiến được rút ra từ thực tiễn điều hành, chỉ đạo doanh nghiệp.








Nội dung

I/ Tác hại của tư tưởng duy tâm chủ quan, duy ý chí trong việc quản lý sản xuất và những biểu hiện của nó
Trong lĩnh vực quản lý sản xuất, cần kịp thời phát hiện, ngăn chặn, phê phán các hình thức biểu hiện của tư tưởng duy tâm chủ quan; đồng thời phải củng cố, xây dựng quan điểm và phương pháp tư duy duy vật biện chứng để chỉ đạo sản xuất. Đó là vấn đề bức thiết cần có trong việc tạo dựng những tố chất của người quản lý sản xuất hiện nay.
Phạm vi của quản lý doanh nghiệp tương đối rộng, nó bao gồm nhiều mặt hoạt động: sản xuất, kỹ thuật, tài vụ, kế hoạch và tổ chức của toàn bộ doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng của việc quản lý sản xuất tập trung biểu hiện ở thành quả sản xuất và hiệu quả kinh tế. Thực tế trong quá trình sản xuất, những hoạt động của con người của sự vật không ngừng biến đổi. Đó là những tác động qua lại một cách biện chứng giữa cái khách quan và cái chủ quan. Vì vậy, tư duy của người quản lý cũng phải linh động, mềm dẻo để phù hợp với những điều kiện khách quan đang biến đổi đó.
Biểu hiện của tư tưởng duy tâm chủ quan, duy ý chí thương gặp trong việc quản lý sản xuất rất đa dạng nhưng chủ yếu thường có các mặt sau đây:
- Tư tưởng chỉ đạo thoát ly điều kiện hiện thực khách quan một cách nghiêm trọng, nó biểu hiện trong việc xác định các chỉ tiêu, đặt ra kế hoạch sản xuất hay là mạo hiểm, hay là bảo thủ, thiếu tính nhìn xa trông rộng trong việc chỉ đạo sản xuất.
- Tách con người ra khỏi sự vật, không thấy hết vai trò to lớn, phát huy được chức năng động chủ quan của con người. Biểu hiện sau đó là sau khi đặt ra kế hoạch sản xuất thì thiếu biện pháp về kỹ thuật và tổ chức có hiệu lực, không có khả năng đáp ứng thực hiện những biện pháp đó, khó bảo đảm cho việc hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất một cách thuận lợi.
- Gặp những vấn đề sản xuất phức tạp không tìm ra đầu mối, tức là không vạch ra được mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu. Do đó mà không thể giải quyết thẳng vấn đề một cách nhanh chóng, không giải quyết được các mặt chủ yếu để thúc đẩy các mặt khác, cũng không chuyển hoá nhân tố tiêu cực thành tích cực thúc đẩy sản xuất một cách mau chóng.
- Trong việc quản lý sản xuất thiếu tính linh hoạt hay không hiểu tính linh hoạt một cách chính xác. Nó biểu hiện khi chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sản xuất hay tuyệt đối không sửa đổi hay sửa đổi tuỳ tiện.
- Trong quản lý, không kết hợp được giữa yếu tố giữ tính nguyên tắc với phát huy tính sáng tạo. Biểu hiện rõ nhất của hậu quả này là trượt dài sang chủ nghĩa giáo điều, hay biểu hiện thành chủ nghĩa kinh nghiệm.
- Khi cải cách chế độ quản lý, không kết hợp được việc phá bỏ với việc xây dựng, mà biểu hiện tư tưởng này là muốn phá là phá, muốn xây là xây, tách rời mối quan hệ hài hoà của chúng với nhau.
Tất nhiên, đối với bệnh chủ nghĩa duy tâm chủ quan duy ý chí trong quản lý sản xuất, ngoài những biểu hiện cụ thể nêu trên, còn những biểu hiện ở những tác phong của người quản lý như: quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, thoát ly tình hình thực tế sản xuất.
Tóm lại, ở bất cứ nơi nào, bất cứ người quản lý nào, nếu mắc bệnh duy tâm chủ quan duy ý chí trong chỉ đạo sản xuất sẽ tất yếu dẫn đến sản xuất đình trệ, kém hiệu quả kinh tế, người lao động thiếu yên tâm, môi trường kinh doanh bất ổn. Lênin dạy rằng thoát ly chủ nghĩa duy vật biện chứng rất có thể ngả theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan, duy ý chí. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, muốn nâng cao trình độ quản lý sản xuất, đẩy mạnh sản xuất phát triển thì cần khắc phục căn bệnh duy tâm chủ quan của những nhân viên quản lý sản xuất; đó là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn. Người mắc bệnh chủ quan, duy ý chí sẽ dẫn đến vi phạm quy luật khách quan. Vì vậy Đảng ta nói “mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”.
II/ Người quản lý phải nắm bắt được chính xác quy luật khách quan
Người quản lý sản xuất phải ý thức được rằng, muốn tiến hành sản xuất thuận lợi, cần có điều kiện vật chất với số lượng thích hợp và cung cấp kịp thời tư liệu sản xuất như máy móc, tư bản, công cụ sản xuất, nguyên vật liệu, nhân công... Nghĩa là khi tiến hành sản xuất phải nhận thức một cách chính xác cả điều kiện chủ quan lẫn khách quan, cả những yếu tố vật chất kỹ thuật lẫn yếu tố con người. cần xem xét tỷ mỷ mọi điều kiện cho quá trình sản xuất sau đó người quản lý sản xuất mới căn cứ vào điều kiện nào có thể tranh thủ được, đề ra nghị quyết và kế hoạch thực hiện. Có kế hoạch cụ thể, thiết thực như vậy sẽ chỉ đạo công việc thuận lợi và đẩy mạnh sản xuất phát triển. Đó là vấn đề căn bản của nhận thức luận duy vật biện chứng: coi vấn đề tồn tại là tính thứ nhất, tư duy là tính thứ hai.
Trong doanh nghiệp, nếu chú ý và sắp xếp chặc chẽ các phân xưởng, tổ sản xuất, kịp thời điều hoà mối quan hệ công tác và trình độ phát triển giữa các bộ phận đó với nhau thì tình hình sản xuất sẽ được phát triển. Do đó, chúng ta thấy rằng, nghị quyết, kế hoạch sản xuất được đặt lên trên một cơ sở chắc chắn, một khi chúng ta tôn trọng các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và các nguyên tắc của phép biện chứng duy vật. Điều đó có nghĩa là mọi hoạt động của doanh nghiệp phải được xuất phát từ một nguyên tắc kết hợp đúng đắn giữa khách quan và chủ quan.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

trantrungdunggl

New Member
Chào anh/chị Garron,
Em đàn co một số bài tiểu luận liên quan đến các phép biện chứng, mong có thể nhận được tài liệu này để tham khảo ạ.
Em xin Thank Garron ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyên lý đó ở Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam Môn đại cương 0
B Vận dụng phép biện chứng duy vật trong nghiên cứu vai trò trung tâm kinh tế của Thủ đô Hà Nội đối với các tỉnh đồng bằng sông Hồng Luận văn Kinh tế 2
V Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyê Kinh tế chính trị 0
V Hướng dẫn học sinh vận dụng phép biến hình để giải một số bài toán ở trường trung học phổ thông nhằm Luận văn Sư phạm 0
O Vận dụng phương pháp dạy học khám phá trong dạy học phép biến hình lớp 11 trung học phổ thông ( ban Luận văn Sư phạm 0
X Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật Luận văn Luật 0
N Vận dụng nguyên lý của phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến để phân tích mối liên hệ giữa Luận văn Kinh tế 2
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
A Phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong thời kỳ đổi sang kinh Tài liệu chưa phân loại 0
A Phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top