Download miễn phí Tiểu luận Vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế - Thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện ở Việt Nam hiện nay





MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
I. Khái quát chung về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế. 1
1. Khái niệm về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế: 1
1.1. Thanh tra về thuế 1
1.2. Kiểm tra thuế: 1
1.3. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế: 2
2. Những vấn đề chung về pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế 3
2.1. Những vấn đề chung về pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế: 3
2.2. Những vấn đề chung của pháp luật và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế 4
II. Thực trạng vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế ở Việt Nam hiện nay 7
1. Thực trạng vấn đề thanh tra, kiểm tra vi phạm pháp luật về thuế ở Việt Nam hiện nay 7
1.1 Những kết quả đạt được 7
1.2 Những hạn chế bất cập 10
2. Thực trạng vấn đề xử lý vi phạm pháp luật thuế ở Việt Nam hiện nay 11
2.1 Những kết quả đạt được 11
III. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế ở Việt Nam hiện nay 17
1. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề thanh tra, kiểm tra thuế ở Việt Nam hiện nay 17
2. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật thuế ở Việt Nam hiện nay 19
Kết luận 20
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

háp luật thuế thuộc về một trong các hành vi chủ yếu sau:
*Vi phạm hành chính về thuế: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là hành vi làm trái các quy định pháp luật hành chính trong lĩnh vực thuế, do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hay vô ý, xâm hại đến những lợi ích được pháp luật hành chính bảo vệ nhưng chưa đến mức xử lý hình sự và phải chịu trách nhiệm hành chính.
* Vi phạm hình sự về thuế: là hành vi trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm hại đến các lợi ích phát sinh từ quan hệ nộp thuế được luật hình sự bảo vệ.
* Ngoài ra còn có các vi phạm khác về thuế: Nhìn từ góc độ pháp lý thì còn có các vi phạm khác về thuế như: quy định về hình thức tờ khai đăng ký thuế, hình thức của văn bản đăng ký kê khai thuế và văn bản thông báo thuế, hình thức văn bản quyết định giải quyết khiếu nại về thuế…
c) Các biện pháp chế tài xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế
* Chế tài hành chính: Theo quy định của pháp luật hiện hành, các biện pháp chế tài hành chính bao gồm: biện pháp cảnh cáo, phạt tiền… đối với các hành vi vi phạm khác nhau sẽ có các hình thức và mức xử phạt khác nhau. Hình thức xử phạt và mức xử phạt vi phạm pháp luật hành chính về thuế được quy định trong Luật quản lý thuế và Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và các văn bản khác có liên quan
* Chế tài hình sự: Về phương diện lý luận thì chế tài hình sự là trách nhiệm pháp lý mà nhà nước áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự nhưng hành vi này có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực thuế. Chế tài hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 và các văn bản khác có liên quan.
3. Sự cần thiết của công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý thuế:
Công tác thanh tra, kiểm trra, xử lý vi phạm trong quản lý thuế là hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý thuế nói riêng. Trong hoạt động quản lý thuế thì công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm càng trở nên hết sức cần thiết. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, là công cụ phân phối thu nhập quốc dân, là công cụ bảo vệ kinh tế trong nước và ngăn ngừa, răn đe các hiện tượng vi phạm pháp luật thuế, chống thất thu ngân sách nhà nước trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế nước ta đang thực hiện cải cách công tác quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế thì công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm thuế càng cần được coi trọng để có thể mang lại hiệu quả thực hiện cao nhất.
4. Mục tiêu của công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thuế:
- Phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Đây là mục đích chủ yếu của hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm là hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý thuế nhằm đảm bảo cho các quy định về nộp thuế được chấp hành một cách đầy đủ. Chính tính chất thường xuyên của hoạt động này đã có tính chất phòng ngừa các vi phạm pháp luật thuế. Các cuộc thanh tra, kiểm tra thuế sẽ chỉ rõ các sai phạm của đối tượng bị thanh tra, kiểm tra và có tính chất răn đe với những người có ý định vi phạm pháp luật thuế.
- Bảo đảm hiệu quả, hiệu lực của các chính sách thuế mà nhà nước ban hành. Bảo đảm không bị thất thoát từ các khoản thu thuế của ngân sách nhà nước.
- Bảo đảm pháp luật thuế được thi hành nghiêm trên thực tế; bảo đảm sự cân bằng trong nghĩa vụ nộp thuế; bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp cuat công dân thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế.
- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý thuế mà cụ thể là cán bộ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, nâng cao ý thức trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật thuế.
II. Thực trạng vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế ở Việt Nam hiện nay
1. Thực trạng vấn đề thanh tra, kiểm tra vi phạm pháp luật về thuế ở Việt Nam hiện nay
1.1 Những kết quả đạt được
Trên thực tế trong mấy năm gần đây, đặc biệt là kể từ khi Luật quản lý thuế được ban hành ngày 29/11/2006 thì công tác thanh tra, kiểm tra thuế đã đạt được những bước phát triển nhất định. Cụ thể là: Cơ quan thuế các cấp đã tiến hành áp dụng rộng rãi kỹ thuật quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế với việc tăng cường thu thập thông tin về người nộp thuế, tiến hành phân tích, đánh giá các thông tin từ các nguồn thông tin khác nhau về người nộp thuế để tiến hành lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra. Việc lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra có trọng điểm tránh mất thời gian, tiết kiệm được chi phí của cơ quan thuế và người nộp thuế đem lại số truy thu lớn.
Trong giai đoạn 2006-2010, ngành thuế đã tập trung nguồn lực cho việc xây dựng, triển khai phương pháp thanh tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro, tập trung vào trọng tâm, trọng điểm, rút ngắn thời gian thanh tra, kiểm tra, tăng số lượng đơn vị được thanh tra và mở rộng phạm vi chấn chỉnh trong công tác quản lý thuế. Ký kết quy chế phối hợp với cơ quan Công an điều tra nhiều vụ tội phạm trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, thu hồi cho NSNN và xử lý hình sự. Tính đến tháng 11-2010, toàn ngành đã thanh tra, kiểm tra 18.141 đơn vị, bằng hơn 95% so cùng kỳ. Tổng số thuế truy thu, tiền phạt là 4.014 tỷ đồng. Năm 2010, quán triệt tinh thần Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ, toàn ngành đã tập trung thanh tra, kiểm tra giá, kiểm soát chi phí, giá thành sản phẩm, nhất là những mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, thép, viễn thông... góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Chú trọng thanh tra chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: thanh tra, kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô-tô, sản xuất, kinh doanh chè tại Lâm Đồng..., truy thu thuế 133,4 tỷ đồng, điều chỉnh giảm lỗ hơn 1.400 tỷ đồng.
Theo trang thì năm 2007 ngành thuế đã kiểm tra được 32.304 cơ sở kinh doanh, phát hiện và truy thu 3.7776,5 tỷ đồng trong đó số thuế trốn lậu được phát hiện truy thu qua kiểm tra là 3096 tỷ đồng, số thuế nợ đọng là 680,4 tỷ đồng. Ngoài ra theo trang ũng trong năm 2007 đã kiểm tra trước hoàn thuế tại 2869 đơn vị với số thuế mà doanh nghiệp đề nghị hoàn là 1.909,5 tỷ đồng. Qua kiểm tra đã phát hiện số thuế không đủ điều kiện hoàn thuế, loại trừ 77,3 tỷ đồng, kiểm tra sau hoàn thuế tại 4.114 đơn vị thu hồi về cho ngân sách nhà nước 17,7 tỷ đồng. Qua những số liệu trên ta có thể thấy cong tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thu thuế đã giảm bớt, nâng cao được hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra. Phát hiện và xử lý các vi phạm góp phần tránh thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước cũng như nhằm chấn chỉnh thái độ chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế, đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt ở ngân hàng đầu tư và phát triển Cao Bằng - Thực trạ Công nghệ thông tin 0
R Thực trạng công tác thanh tra về vấn đề an toàn vệ sinh lao động tại tập đoàn công nghiệp than – kho Luận văn Kinh tế 4
H Một số vấn đề về đảm bảo khả năng thanh toán của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex Petrolimex Join Luận văn Kinh tế 0
Y Một số vấn đề về đảm bảo khả năng thanh toán của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) Luận văn Kinh tế 2
T Một số vấn đề thanh toán bằng séc trong thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng nông nghiệp và Luận văn Kinh tế 0
L Một số vấn đề trong công tác thanh toán bù trừ tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
L Những vấn đề chung về thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Luận văn Kinh tế 2
A Bàn luận về vấn đề rủi ro trong thanh toán quốc tế - Liên hệ với thực trạng ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T Đồng tiền thanh toán và tỷ giá hối đoái - Những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩ Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển Cao Bằng - Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top