Ruby_Thanh

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Vấn đề đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án quyết định ngừng việc giải quyết
vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định. Sau khi có quyết định đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự, các hoạt động tố tụng giải quyết vụ án dân sự được ngừng
lại. Việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đúng đắn sẽ sớm chấm dứt được việc giải
quyết vụ án, tiết kiệm được thời gian, tiền của đương sự và Nhà nước; nhưng nếu việc
đình chỉ giải quyết vụ án không đúng sẽ không bảo đảm bảo vệ được quyền, lợi ích
của đương sự.
I. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm
1. Tính chất
Tính chất của loại đình chỉ giải quyết vụ án dân sự này là chấm dứt hoạt động tố
tụng. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm là một cách giải
quyết vụ án dân sự. Bởi vì, một vụ án dân sự sẽ được giải quyết qua một trong ba
cách là hòa giải thành công, đình chỉ giải quyết vụ án và mở phiên tòa xét xử.
2. Căn cứ áp dụng
Các căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án được quy định cụ thể tại Điều 192 BLTTDS
bao gồm: (i) Nguyên đơn hay bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ
không được thừa kế; (ii)Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hay bị tuyên bố phá sản mà
không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan,
tổ chức đó; (iii) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hay
người khởi kiện không có quyền khởi kiện; (iv) Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi
kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hay nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục
giải quyết vụ án; (v) Các đương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục
giải quyết vụ án; (vi) Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn
vắng mặt; (vii) Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp,
hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án quyết định ngừng việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định.

A. LỜI MỞ ĐẦU
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ( ĐCGQVADS ) là việc Tòa án quyết định chấm dứt giải quyết vụ án dân sự (VADS) nếu sau khi thụ lý vụ án mà phát hiện ra một trong số các căn cứ pháp luật quy định. Việc đình chỉ giải quyết một VADS đúng đắn sẽ sớm chấm dứt được việc giải quyết vụ án, tiết kiệm được thời gian, tiền bạc của các đương sự và Nhà nước. Tuy nhiên, nếu giải quyết không đúng sẽ không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Vì vậy, việc xác định rõ được các căn cứ và hậu quả của ĐCGQVADS có tầm quan trọng đặc biệt.
Trong thực tiễn xây dựng các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự (TTDS) của nước ta, vấn đề ĐCGQVADS đã được đề cập song các quy định này vẫn còn tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến việc áp dụng không thống nhất giữa các Tòa án. Trong giới hạn của bài viết này, người viết xin được đi sâu tìm hiểu vấn đề : “Vấn đề ĐCGQVADS ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Những vấn đề chung về ĐCGQVADS
1.1. Khái niệm:
Có rất nhiều quan điểm xoay quanh khái niệm ĐCGQVADS. Theo từ điển tiếng Việt, “đình chỉ” là việc ngừng hẳn việc thực hiện một hoạt động, một công việc đã làm trước đó. Trong TTDS thì ĐCGQVADS là việc Tòa án ngừng việc giải quyết vụ án đã thụ lý. Theo tác giả Nguyễn Công Bình, ĐCGQVADS là việc:“ (Tòa án)ngừng việc giải quyết VADS đã thụ lý… Việc ĐCGQVA có thể được tiến hành ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm”. Còn Tiến sỹ Hoàng Ngọc Thỉnh cho rằng: “ ĐCGQVADS là việc Tòa án quyết định ngừng việc giải quyết VADS khi có những căn cứ do pháp luật quy định”…. Từ những quan điểm trên, có thể đưa ra khái niệm về ĐCGQVADS như sau: “ ĐCGQVADS là việc Tòa án quyết định ngừng hẳn việc giải quyết VADS hay việc dân sự đã thụ lý khi có những căn cứ do pháp luật quy định và sau khi quyết định ĐCGQVADS có hiệu lực pháp luật thì đương sự không có quyền khởi kiện hay yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc đó nữ, trừ những trường hợp đặc biệt mà pháp luật có quy định khác”.
1.2. Đặc điểm:
Thứ nhất, việc ĐCGQVADS phải dựa trên những căn cứ mà pháp luật đã quy định trươc chứ không được tiến hành tùy tiện theo ý chí chủ quan của Tòa án.
Thứ hai, việc ĐCGQVADS làm cho hoạt động tố tụng giải quyết vụ việc dân sự đã thụ lý của Tòa án được ngừng lại và tòa án không giải quyết nó nữa.
Thứ ba, quyết định ĐCGQVADS tuy cũng làm chấm dứt việc giải quyết VADS ở một giai đoạn tố tụng nào đó nhưng nó không phải là một quyết định giải quyết về nội dung của VADS mà chỉ đơn thuần là một quyết định về tố tụng làm chấm dứt việc giải quyết VADS mà Tòa đã thụ lý.
Thứ tư, việc ĐCGQVADS có thể được tiến hành ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
1. 3. Ý nghĩa:
Trước hết, quyết định ĐCGQVADS nhằm giảm bớt chi phí tố tụng (thời gian, tiền bạc) cho đương sự khi việc tiếp tục tiến hành tồ tụng không còn cần thiết nữa.
Tiếp đến, hoạt động này cũng tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho cả nhà nước; giúp quá trình giải quyết vụ án trở nên nhanh gọn. Ngoài ra, nó có tác dụng răn đe đặc biệt trong trường hợp nguyên đơn vi phạm thời hạn Tòa án triệu tập. Bởi, nếu bên khởi kiện không tuân thủ các quy định này sẽ bị mất đi quyền lợi của mình dù có lý do chính đáng hay không. Nó gián tiếp bảo đảm giải quyết vụ án đúng thời hạn, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật
II. Căn cứ ĐCGQVADS của Tòa án ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm :
2.1. Căn cứ ĐCGQVADS của Tòa án ở cấp sơ thẩm
Điều 192 BLTTDS quy định khá cụ thể, chi tiết các căn cứ của việc ĐCGQVADS cấp sơ thẩm. Cụ thể như sau:
2.1.1. Nguyên đơn hay bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế ( điểm a khoản 1 điều 192 BLTTDS)
Căn cứ này khác so với quy định trong pháp lệnh thủ tục giải quyết các VADS năm 1989: “ đương sự chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế”. Về phương diện lý luận thì quy định trên phù hợp với các vụ việc có một hay nhiều quan hệ nhân thân cần giải quyết ( ly hôn, giải quyết vấn đề nuôi con …). Tuy nhiên, đối với vụ việc có nhiều quan hệ pháp luật (QHPL) vừa có quan hệ nhân thân, vừa có quan hệ tài sản cần giải quyết ( ly hôn, chia tài sản của vợ chồng …) thì việc một trong các đương sự chết cũng không làm chấm dứt việc giải quyết vụ việc. Trong những trường hợp này Tòa án chỉ đình chỉ giải quyết yêu cầu đối với quan hệ nhân thân chứ không đình chỉ việc giải quyết vụ án.
2.1.2. Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hay bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của các cơ quan, tổ chức đó ( điểm b khoản 1 điều 192 ).
Khác với trường hợp tạm ĐCGQVA tại khoản 1 điều 189 thường là các trường hợp chuyển đổi hình thức tổ chức ( sáp nhập, chia tách). Trong trường hợp này, các cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng (TGTT) với tư cách là nguyên đơn, bị đơn chấm dứt hoạt động trên thực tế. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản vẫn nằm ở hai thuật ngữ là “chưa có” cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng và “không có” cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng. Sự khác biệt ở căn cứ này quyết định việc Tòa án sẽ tạm đình chỉ hay ĐCGQVA. Có nghĩa là cơ quan, tổ chức đã và đang tham gia vào quá trình giải quyết VADS thì bị giải thể hay bị tuyên bố phá sản. Mặt khác, theo pháp luật quy định khi đã giải thể hay bị tuyên bố phá sản thì hoạt động cũng như các quyền và nghĩa vụ tố tụng của chủ thể này đều chấm dứt theo. Nếu không có cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đang TGTT bị giải thể, bị tuyên bố phá sản thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết VADS, không xem xét quyền và nghĩa vụ của chủ thể này nữa.
2.1.3. Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hay người khởi kiện không có quyền khởi kiện
- Về việc người rút đơn khởi kiện ở tòa án cấp sơ thẩm được hướng dẫn thực hiện tại Phần II mục 10 và Phần II mục 7 của Nghị quyết 02/2006.
- Đối với trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện ở Tòa án cấp phúc thẩm được quy định tại khoản 1 điều 269, trường hợp này cần có sự đồng ý của bị đơn mới có thể đình chỉ giải quyết vụ án.
2.1.4. Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hay nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án
Quy định này được áp dụng trong trường hợp cơ quan, tổ chức đã khởi kiện vì quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Do đó đây chỉ là những người thay mặt đương nhiên của đương sự. Sau khi Tòa đã thụ lý vụ án thì cơ quan, tổ chức đó rút lại văn bản khởi kiện, do vậy Tòa án phải ra quyết định ĐCGQVADS đó.
2.1.5. Các đương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án.
Đây là trường hợp các đương sự chủ động thỏa thuận về việc giải quyết vụ án trên cơ sở tự nguyện mà không cần sự hòa giải từ Tòa án. Khi đó đối tượng xét xử đã không còn nên Tòa án sẽ ra quyết định ĐCGQVADS đó.
2.1.6. Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt
Đây là quy định mới, theo đó “triệu tập hợp lệ” được hiểu là Tòa án tống đạt, thông báo các văn bản tố tụng yêu cầu đương sự tham gia tố tụng theo đúng các thủ tụng luật định. Như vậy, nếu nguyên đơn đã được triệu tập đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa sẽ ra quyết định ĐCGQVADS.
2.1.7. Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trọng vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong trường hợp này được giả quyết theo thủ tục phá sản. Do đó, Tòa án đang giải quyết vụ án đó sẽ ĐCGQVA kể từ ngày có quyết định mở thủ tục phá sản để giải quyết. ( Khoản 2 điều 57 Luật phá sản).
2.1.8 Thời hiệu khởi kiện đã hết (BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011)
Đây là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại. Nếu kết thức thời hạn khởi kiện thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
2.1.9 Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 168 của Bộ luật này mà Tòa án đã thụ lý (BLTTDS sửa đổi bổ sung năm 2011)

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ tỉnh vĩnh phúc từ 2008 đến nay Văn hóa, Xã hội 0
D Vấn đề đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị hoàn thiện Văn hóa, Xã hội 0
S Nghiên cứu vấn đề giáo dục dân số - kế hoạch hoá gia đình cho sinh viên sư phạm thông qua giáo dục g Luận văn Sư phạm 0
C Những vấn đề phụ nữ, gia đình, giáo dục trong hương ước cổ tỉnh Bắc Ninh Luận văn Sư phạm 2
D Vấn đề hôn nhân - gia đình của thanh niên nông thôn hiện nay ( qua khảo sát hai trường hợp huyện Phù Văn hóa, Xã hội 0
F Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi và những vấn đề lý luận tiểu thuyết sử thi Văn học 0
O Vấn đề bình đẳng giới trong gia đình hạt nhân ở thành phố Thái Bình hiện nay Kinh tế chính trị 0
K Vấn đề gia đình trong tác phẩm Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước với việc xây dựng g Kinh tế chính trị 3
B Những vấn đề pháp lý về việc tham gia của công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động và đình côn Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top