Twiford

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Vai trò của Nhà nước đối với phân phối thu nhập trong kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam





MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG

 PHÂN PHỐI THU NHẬP

1.1. Một số vấn đề lý luận chung về phân phối

1.1.1. Lý luận của chủnghĩa Mác – Lê nin về phân phối

1.1.2. Một số lý thuyết về phân phổi trong kinh tế học hiện đại

1.1.3. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta về

phân phối thu nhập

1.2. Những nhân tố quy định phân phối và những nguyên tắc

 phân phối trong kinh tế thị trường định hướng XHCN

1.2.1. Những nhân tố quy định phân phối

1.2.2.Những nguyên tắc phân phối trong kinh tế thị trường

định hướng XHCN

1.3. Vai trò điều tiết của nhà nước trong phân phối thu nhập

1.3.1. Vai trò của nhà nước trong phân phối thu nhập quốc dân

1.3.2. Cơ chế và chính sách phân phối thu nhập của nhà nước

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI

VỚI PHÂN PHỐ THU NHẬP TRONG THỜI GIAN QUA Ở NƯỚC TA

2.1. Thực trạng phân phối thu nhập trong thời gian qua

2.1.1. Thực trạng chính sách tiền lương

2.1.2. Thực trạng chính sách thuế đối với phân phối

2.1.3. Thực trạng một số chính sách xã hội

2.2. Đánh giá kết quả chung và những vấn đề đặt ra đối với sự

điều tiết của nhà nước về phân phối thu nhập

2.2.1. Thu nhập và mức sống

2.2.2. Đánh giá về sự đổi mới các chính sách phân phối và

điều tiết thu nhập của nhà nước

2.2.3. Những vấn đề đặt ra đối với sự điều tiết của nhà nước về

 phân phối thu nhập

CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ

CỦA NHÀ NƯỚC TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP NHẰM

THỰC HIỆN ĐỊNH HƯỚNG XHCN

3.1. Những quan điểm về phân phối và điều tiết thu nhập trong

kinh tế thị trường XHCN ở Việt Nam

 3.2. Những giải pháp tăng cường vai trò của nhà nước trong

phân phối thu nhập nhằm thực hiện định hướng XHCN ở nước ta

3.2.1. Cải cách chính sách tiền lương

3.2.2. Tiếp tục cải cách chính sách thuế nhằm điều tiết

thu nhập hợp lý

3.2.3. Hoàn thiện các chính sách xã hội

KẾT LUẬN

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


kinh tế, nên đây là loại thuế có tác dụng lớn trong việc điều tiết thu nhập, có khả năng mang lại nguồn thu lớn cho NSNN, thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân. Thuế tiêu dùng thể hiện chủ trương, quan điểm của Nhà nước trong việc điều tiết thu nhập nhằm điều chỉnh hành vi tiêu dùng và tiết kiệm trong toàn bộ xã hội, khuyến khích và bảo hộ sản xuất trong nước và nhiều mục tiêu khác.
(2) Thuế thu nhập là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của các thể nhân và các pháp nhân. Chính sách thuế thu nhập ra đời nhằm thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc phân phối thu nhập được thực hiện chủ yếu dựa vào việc đóng góp các yếu tố sản xuất: người có lao động với chất lượng cao hay người có nhiều vốn đầu tư, thì có ưu thế và cơ hội nhận được thu nhập cao; ngược lại, người có trình độ nghề nghiệp thấp hay vốn ít thì sẽ nhận được thu nhập thấp. Như vậy, có thể sẽ dẫn đến phân hoá giầu, nghèo. Nhà nước cần sử dụng thuế thu nhập làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao. Mặt khác, thuế thu nhập được sử dụng nhằm giảm bớt tính chất luỹ thoái của thuế tiêu dùng. Do đó, ở hầu hết các nước, thuế thu nhập được áp dụng nhằm thực hiện sự công bằng xã hội. Dưới đây chúng ta xem xét thực trạng vai trò của chính sách thuế đối với điều tiết thu nhập và bảo đảm công bằng xã hội ở nước ta trong thời gian qua.
Đại hội lần thứ VI của Đảng là cái mốc đánh dấu sự đổi mới toàn diện của Việt Nam. Nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN. Để thích ứng với cơ chế kinh tế mới, Nhà nước Việt Nam đã chủ trương cải cách hệ thống chính sách thuế, thay thế chế độ thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp. Qua cải cách thuế bước I từ năm 1990 đã hình thành một hệ thống chính sách thuế, bao gồm:
- Luật thuế doanh thu
- Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
- Luật thuế lợi tức
- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Pháp lệnh thuế tài nguyên
- Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
- Pháp lệnh thuế nhà đất
- Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, còn một số loại thuế mang tính chất lệ phí như thuế môn bài, thuế sát sinh; và một số phí, lệ phí: lệ phí trước bạ, lệ phí giao thông, lệ phí chứng thư, phí cầu đường, qua phà,.....
Nhằm nâng cao tính công bằng trong chính sách thuế và phục vụ chủ trương hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Nhà nước chủ trương cải cách thuế bước II từ năm 1996, ban hành một số sắc thuế mới, sửa đổi bổ sung một số sắc thuế.
- Luật thuế giá trị gia tăng thay thế doanh thu, áp dụng từ ngày 1/1/1999.
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thay thế thuế lợitức, áp dụng từ ngày 1/1/199.
- Sửa đổi, bổ sung luật thuế tiêu thụ đặc biệt
- Sửa đổi, bổ sung luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Sửa đổi luật thuế chuyển quyền sử dụng đất
- Sửa đổi, bổ sung pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
- Huỷ bỏ thuế sát sinh
- Ban hành Pháp lệnh phí, lệ phí.
Hệ thống chính sách thuế hình thành qua cải cách bước I và bước II được thực hiện hơn 10 năm qua đã đạt kết quả tốt trong việc động viên qua thuế và phí, lệ phí. Do áp dụng cho mọi thành phầm kinh tế, mọi tổ chức, cá nhân nên đã bảo đảm tỷ lệ điều tiết thu nhập tương đối cao vào ngân sách nhà nước, bảo đảm động viên công bằng, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong cơ chế thị trường. Tính tự giác của đối tượng nộp thuế ngày một nâng cao, công tác quản lý thuế ngày một thuận lợi hơn. Hiệu quả động viên qua thuế, phí, lệ phí thực hiện được nhiệm vụ mà nhà nước đề ra bình quan là 19 - 20% GDP. Cụ thể, năm 1996 đạt 21,8% GDP, năm 197 đạt 19,4% GDP, năm 1998 đạt 19,2% GDP, năm 1999 đạt 18,6%, năm 2000 đạt 19,6% GDP và năm 2001 đạt 20,4% GDP. Thuế và phí, lệ phí bảo đảm từ 95% trở lên tổng thu NSNN, bảo đảm chi thường xuyên của ngân sách, đồng thời còn giành một phần ngày càng tăng cho đầu tư phát triển.
Qua cải cách thuế bước I và bước II, từng chính sách thuế được dần dần hoàn thiện. Động viên công bằng qua từng chính sách thuế cũng ngày một tốt hơn. Dưới đây xem xét vai trò của một số loại thuế đối với phân phối.
* Đối với thuế gia trị gia tăng (GTGT)
Thuế giá trị gia tăng là thuế nhằm điều tiết thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ, nên về nguyên tắc đối tượng đánh thuế là mọi hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng ở Việt Nam và đối tượng tiêu dùng, và đối tượng nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ chịu thuế. Chính vì vậy, thuế GTGT bao quát hết các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ, bao gồm hàng hoá nhập khẩu nên đã điều tiết được một phạm vi rộng các nguồn thu nhập, tạo nguồn thu lớn, ổn định và kịp thời cho NSNN. Luật thuế GTGT quy định 26 nhóm hàng, mặt hàng, dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, y tế, dạy học, quốc phòng... không thuộc diện chịu thuế GTGT. Đó là các hàng hoá, dịch vụ chủ yếu phục vụ nhu cầu đời sống, sản xuất, cộng đồng nên nhà nước không đặt vấn đề điều tiết thu nhập, điều tiết tiêu dùng.
Thuế GTGT được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, nên tránh được tính trùng lặp, đảm bảo tính công bằng cao.
Về thuế suất, để đảm bảo điều tiết một cách công bằng trong giai đoạn đầu chuyển từ thuế doanh thu có 11 mức thuế suất sang thuế giá trị gia tăng, Luật thuế GTGT quy định 4 mức thuế suất khác nhau: phổ biến là mức thuế suất 10% áp dụng đối với một số hàng hoá dịch vụ thông thường; thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thiết yếu, phục vụ trực tiếp vào sản xuất và tiêu dùng; thuế suất 20% áp dụng đối với một số hàng hoá, dịch vụ không thiết yếu, cần điều tiết thu nhập và điều tiết tiêu dùng; thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu. Việc quy định các mức thuế suất khác nhau thể hiện chính sách điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng đối với hàng hoá và dịch vụ. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, mặt bằng kinh doanh của các ngành nghề chưa đồng nhất, nên phân biệt mức thuế suất thuế GTGT khác nhau đối với từng nhóm mặt hàng là sự cần thiết.
Để đảm bảo công bằng đối với tất cả các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, thuế giá trị gia tăng áp dụng 2 phương pháp tính thuế: Phương pháp trực tiếp áp dụng cho các hộ kinh doanh nhỏ, chưa thực hiện tốt chế độ sổ sách kế toán; phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng cho các đơn vị, tổ chức kinh doanh chấp hành tốt công tác hạch toán kế toán và chế độ sử dụng hoá đơn chứng từ. Bản thân phương pháp khấu trừ thuế cũng thể hiện cao tính công bằng tức là tính thuế đầy đủ đầu ra, nhưng khi nộp thuế lại được khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào, đảm bảo thuế không bị trùng lặp;
* Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
Động viên công bằng được thể hiện chủ yếu ở các mặt: Vận dụng tính động viên công bằng theo chiều ngang, Luật thuế quy định mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; thu nhập chịu thuế là toàn bộ thu nhập của cơ sở nhận được sau khi trừ đi các khoản chi phí để tạo ra thu nhập đó kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ ở nước ngoài và các thu nhập chịu thuế khác. Thuế suất được áp dụng chung nhất cho các doanh nghiệp trong nước là 32%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 25%, đồng thời nếu chuyển lợi nhuận ra khỏi Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài 5%, 7% hay 10%. Luật quy định các cơ sở kinh doanh có thu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại còn phải nộp thuế thu nhập bổ sung 25% trên phần thu nhập cao hơn đó. Vận dụng động viên công bằng theo chiều dọc đối với các dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu tư áp dụng thuế suất 25%, 20%, hay 15%. Việc áp dụng nhiều mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp như trên mới nhìn tưởng như không công bằng, song đó là sự vận dụng quan điểm điều tiết thu nhập và thực hiện công bằng của Đảng và Nhà nước.
Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp vận dụng công cụ miễn, giảm thuế để thực hiện mục tiêu khuyến khích sản xuất cho một số ngành và một số đối tượng thuộc diện thực hiện chính sách xã hội như: áp dụng miễn thuế trong 2 năm đầu và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo để khuyến khích và động viên công bằng đối với các cơ sở sản xuất mới thành lập, các cơ sở đầu tư xây dựng dây chuyền mới, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất, cơ sở kinh doanh di chuyển đến miền núi, hải đảo và các vùng khó khăn; áp dụng miễn thuế 2 năm đầu và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo đối với cơ sở mới thành lập thuộc ngành nghề được ưu đãi; miễn thuế cho các hợp đồng nghiên cứu khoa học, hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp, dịch vụ các cơ sở của người tàn tật, cơ sở dậy nghề cho người tàn tật, người dân tộc thiểu số...; miễn thuế cho người kinh doanh có thu nhập thấp.
Qua 3 năm thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, số thu về thuế thu nhập doanh nghiệp tăng dần qua các năm, chiếm tỷ trọng ngày càng c...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D Vai trò nhà nước trong hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top