dieuhien010879

New Member
Download Đề tài Vai trò của người mẹ trong giáo dục con cái - Nghiên cứu tại phường Hội hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Download miễn phí Đề tài Vai trò của người mẹ trong giáo dục con cái - Nghiên cứu tại phường Hội hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc





MỤC LỤC
Contents
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1. Lý do lựa chọn đề tài 1
2. Câu hỏi nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực hiễn. 2
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 2
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu. 3
6. Phương pháp nghiên cứu 3
6.1 Phương pháp phỏng vấn cấu trúc theo bảng hỏi 3
6.2 Phương pháp phỏng vấn sâu 3
6.3 Phương pháp phân tích tài liệu 4
7. Giả thuyết nghiên cứu. 4
8. Khung lý thuyết. 5
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6
1.1 Cơ sở lý luận 6
1.1.1 Một số quan điểm về vai trò gia đình theo thuyết tương tác biểu trưng .6
1.1.2 Khái nệm công cụ 7
1.2 Cơ sở thực tiễn 9
1.2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 9
1.2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 11
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ GIÁO DỤC CON CÁI CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở HỘI HỢP-VĨNH YÊN-VĨNH PHÚC. 14
2.1 Sự phân công giáo dục con cái trong các hộ gia đình. 14
2.2 Thời gian người phụ nữ dành cho giáo dục con cái trong gia đình .15
2.3.1 Người phụ nữ dành nhiều thời gian cho giáo dục con cái hơn người đàn ông làm việc đó. 15
2.3.2 Những người phụ nữ ở phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc dành một lượng thời gian gần như nhau cho giáo dục con cái . .18
2.4 Nội dung và phương pháp giáo dục con cái của người phụ nữ ở phường Hội Hợp, thành phố Vinh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 19
2.4.1 Giáo dục tri thức 20
2.4.2 Giáo dục đạo đức 23
2.4.3 Giáo dục giới tính 29
PHẦN 3: KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

rong tương lai, ngành này sẽ thay thế ngành nông nghiệp truyền thống, do đó sẽ làm thay đổi nhiều mặt về đời sống của phường.
Về xã hội, phường Hội Hợp đang đang từng bước thay đổi trước sự thay đổi kinh tế và hội nhập văn hóa. Giáo dục cũng đang được phường đầu tư đảm bảo cho chất lượng giáo dục của địa phương. Phường đã có một trường mầm non, hai trường tiểu học và một trường trung học cơ sở với tổng số học sinh là 1477 học sinh [14].
Công tác y tế cũng được phường quan tâm, phường thường xuyên tổ chức khám chữa và tuyên truyền bệnh tật qua đài truyền thanh và cán bộ y tế phường. Người già, trẻ em và phụ nữ có thai luôn được quan tâm và chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó về công tác văn hóa cũng được thường xuyên tuyên truyền tổ chức. Những đối tượng thuộc chính sách xã hội luôn được phường quan tâm. Vậy, phường cũng đã chú ý đến các vấn đề xã hội và có những chính sách phát triển phù hợp với sự phát triển chung của xã hội nói chung cũng như thành phố Vĩnh Yên nói riêng.
Nói tóm lại, kinh tế-xã hội của phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đang từng bước thay đổi do đó bên cạnh đem lại những mặt thuận lợi, nó đem lại không ít khó khăn và thử thách cho phường. Vì thế, đứng trước những thử thách này, ngoài chính sách của phường thì mỗi gia đình cũng phải có trách nhiệm đảm bảo gia đình phải biết giữ gìn cũng như thay đổi nét sinh hoạt sao cho phù hợp với xu thế mới.
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ GIÁO DỤC CON CÁI CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở HỘI HỢP-VĨNH YÊN-VĨNH PHÚC.
Sự phân công giáo dục con cái trong các hộ gia đình.
Người phụ nữ đặc biệt là người mẹ có vai trò rất lớn trong gia đình. Trong gia đình, người chồng, thường đóng vai trò trong việc kiếm tiền còn người mẹ đóng vai trò nội trợ, do đó người mẹ đảm nhiệm luôn cả công việc dạy dỗ và chăm sóc con cái. Phường Hội Hợp đang nằm trong sự phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng cũng như cả nước nói chung. Ngoài thời gian bận rộn ở ngoài đồng, người phụ nữ-người mẹ còn phải dành khá nhiều thời gian để dạy dỗ con cái bên cạnh việc chăm sóc chúng.
Cho đến nay, sự phân công lao động trong việc dạy dỗ con cái vẫn còn khác biệt khá rõ giữa vợ chồng ở phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả điều tra cho thấy người đảm nhận công việc dạy dỗ con cái vẫn còn sự khác biệt nhau giữa vợ chồng.
Biểu 1: Biểu đồ về sự phân công giáo dục con cái trong các hộ gia đình
Qua điều tra 528 người ở phường Hội Hợp thì 48% trong số 485 người có câu trả lời phù hợp cho biết người đảm nhiệm công việc dạy dỗ con cái trong gia đình là người vợ. Tỷ lệ hai vợ chồng cùng đảm nhận công việc dạy dỗ con cái cũng chiếm tỷ lệ khá cao, tương đương với tỷ lệ người vợ đảm nhận 46,4%. Điều này có thể nói một điều, sự bình đẳng vợ chồng trong việc dạy dỗ con cái đang dần được hình thành. Vợ chồng đã cùng nhau chia sẻ công việc dạy dỗ con cái, điều này là một nỗ lực của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, chính con số này cũng cho ta thấy tỷ lệ người phụ nữ đảm nhận công việc chính là giáo dục con là nhiều. Mặt khác, khi xét về vợ chồng thì sự chênh lệch nhau ở đây khá lớn. Trong khi có 48% người vợ đảm nhận công việc này thì người chồng đảm nhận công việc này chỉ chiếm có 3,3%, một tỷ lệ khiêm tốn hơn rất nhiều lần so với tỷ lệ của người phụ nữ.
Điều này nói lên rằng xu hướng bình đẳng vợ chồng trong việc dạy dỗ con cái ở phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc mặc dù đã có dấu có những dấu hiệu tốt, nhưng người phụ nữ đảm nhiệm chính công việc này vẫn chiếm một tỷ lệ cao và họ vẫn là người đảm nhận chính công việc này.
Thời gian người phụ nữ dành cho giáo dục con cái trong gia đình.
2.3.1 Người phụ nữ dành nhiều thời gian cho giáo dục con cái hơn người đàn ông làm việc đó.
Để biết cụ thể xem người vợ đảm nhiệm công việc này nhiều hơn nam giới như thế nào, chúng tui tiến hành đo về thời gian trung bình một ngày mà người phụ nữ và người đàn ông dành cho giáo dục con cái trong một ngày. Hàng ngày, thường vợ chồng mỗi người một việc nhưng họ vẫn phải dành thời gian để dạy dỗ con cái. Họ nhân thức được đây là việc làm rất quan trọng: “Phải giáo dục cẩn thận không là hỏng hết. Con trai thì đua đòi, đầu tóc thì nhuộm xanh, đỏ, ăn mặc thì lố lăng, con gái thì ăn mặc hở hang, quần tụt, cạp trễ, áo thì ngắn, hở rốn, hở lưng, cứ tưởng là đẹp”(PVS số 6, nữ, 28 tuổi). Vì lý do đó nên các bậc phụ huynh cũng đang lo cho con mình và họ luôn phải giáo dục giáo dục con cái. Thời gian dạy dỗ con cái mà chúng tui muốn nói ở đây là thời gian dành cho việc dạy dỗ cả đạo đức, dạy dỗ giới tính và dạy dỗ tri thức. Tiến hành đo thời gian trung bình dành cho việc giáo dục con cái của người phụ nữ và đàn ông để chúng tui so sánh thời gian của họ trong việc giáo dục con cái, từ đó trả lời cụ thể hơn cho mức độ đảm nhiệm công việc dạy dỗ con cái của người phụ nữ.
Kết quả thống kê cho cho thấy hàng ngày người phụ nữ dành trung bình 1,67 tiếng đồng hồ cho việc dạy dỗ con cái, còn người đàn ông dành 1,5 tiếng đồng hồ cho việc đó. Quan sát kết quả khảo sát có thể cho ta thấy dường như người phụ nữ có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho việc dạy dỗ con cái, tuy nhiên qua kiểm định T hai mẫu độc lập cho thấy con số này không có ý nghĩa thống kê(P=0,095, F=2,799). Điều này có nghĩa là thời gian trung bình dành cho giáo dục con cái của người phụ nữ và người đàn ông cơ bản là không khác nhau.
Như vậy một câu hỏi đặt ra là tại sao lại có sự khác giữa kết quả kiểm định này với kết quả người phụ nữ đảm nhận công việc dạy dỗ con cái là chính chiếm tỷ lệ cao. Theo kì vọng của chúng tui đáng nhẽ ra người phụ nữ là người đảm nhận công việc dạy dỗ con cái chiếm tỷ lệ gần một nửa trong mẫu điều tra, trong khi đó người đàn ông chỉ chiếm có 3,3% thì thời gian trung bình dành cho dạy dỗ con cái của người phụ nữ sẽ cao hơn rất nhiều so với người đàn ông. Tuy nhiên kết quả thống kê lại cho thấy thời gian trung bình dành cho dạy dỗ con cái của vợ chồng cơ bản không khác nhau.
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tui tạm đưa ra ba khả năng dưới đây. Khả năng thứ nhất, công việc nhà cửa, trong đó có công việc dạy dỗ con cái vẫn luôn gắn với người phụ nữ. Còn người đàn ông luôn gắn với công việc ngoài của xã hội, do đó có khi để giữ đúng vị trí của người phụ nữ và người đàn ông, họ sẵn sàng gắn công việc đó cho người phụ nữ. Điều này cũng dễ hiểu bởi cả người đàn ông và phụ nữ đều nghĩ rằng những con việc đấy là công việc của người phụ nữ nên họ dễ dàng trả lời là do người phụ nữ đảm nhận. Đối với người phụ nữ, họ cũng nghĩ công việc đấy là của mình nên việc họ trả lời là mình đảm nhận không phải là chuyện khó. Chính điều này có thể đưa tỷ lệ người phụ nữ đảm nhận công việc dạy dỗ con cái lên rất cao, trong k...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D Vai trò nhà nước trong hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top