ve_dai

New Member

Download miễn phí Vai trò của giám đốc khi nền kinh tế bất ổn





Rà soát mô hình kinh doanh của công ty
Chú ý một cách cẩn trọng vào tình trạng kinh doanh tổng thể của
công ty là trọng tâm trách nhiệm của một giám đốc. Trong quá
trình thích ứng với những điều kiện kinh tế đang thay đổi, giám
đốc nên đánh giá khả năng chống chịu của mô hình kinh doanh
mà công ty đang có. Ví dụ, sự sụp đổ của thị trường cho vay
dưới chuẩn năm 2007 của Hoa Kỳ đã gây ra những tổn thất
không nhỏ - một số tổn thất trong đó có thể dự báo được nhưng
phần đa là không thể - đối với nhiều công ty thuộc các ngành
công nghiệp khác nhau, và các tổn thất về mặt tài chính có thể
xảy ra mà không được cảnh báo trước.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Vai trò của giám đốc khi
nền kinh tế bất ổn
Trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, các giám đốc cần duy trì sự
tập trung vào nền tảng căn bản của một công ty: tình trạng kinh
doanh, quản lý và khả năng thanh khoản.
Trong giai đoạn nền kinh tế bất ổn như hiện nay, các giám đốc có
thể kinh ngạc trước sự thay đổi vận mệnh nhanh chóng của công
ty. Công ty có thể rơi vào tình trạng khó khăn mà ban giám đốc
không có bất kỳ sai lầm nào trong điều hành, quản lý. Điều tối
quan trọng trong những trường hợp như thế này là các giám đốc
phải ghi nhớ rằng thậm chí trong giai đoạn khó khăn nhất, nền
tảng cơ bản của vai trò giám đốc vẫn cần tiếp tục được áp
dụng: Các giám đốc phải chịu trách nhiệm giám sát công việc
kinh doanh của công ty.
Mặc dù hầu hết các giám đốc đều hiểu và biết, như những khẩu
hiệu hướng đạo sinh, thì chúng ta vẫn cần nhắc lại những
điểm căn bản này: Nó chính là trách nhiệm của giám đốc trong
việc giám sát các hoạt động của công ty và đó là công việc điều
hành công ty hoạt động từng ngày. Trong giai đoạn thị trường bất
ổn, có ba lĩnh vực chính nói chung mà các giám đốc cần tập
trung chú ý: Tình trạng kinh doanh, chất lượng và chiều sâu quản
lý (bao gồm cả kế hoạch kế nhiệm), và khả năng thanh khoản của
công ty.
Rà soát mô hình kinh doanh của công ty
Chú ý một cách cẩn trọng vào tình trạng kinh doanh tổng thể của
công ty là trọng tâm trách nhiệm của một giám đốc. Trong quá
trình thích ứng với những điều kiện kinh tế đang thay đổi, giám
đốc nên đánh giá khả năng chống chịu của mô hình kinh doanh
mà công ty đang có. Ví dụ, sự sụp đổ của thị trường cho vay
dưới chuẩn năm 2007 của Hoa Kỳ đã gây ra những tổn thất
không nhỏ - một số tổn thất trong đó có thể dự báo được nhưng
phần đa là không thể - đối với nhiều công ty thuộc các ngành
công nghiệp khác nhau, và các tổn thất về mặt tài chính có thể
xảy ra mà không được thông báo trước.
Tuy nhiên, nếu ban quản trị của một công ty có thể nhận thức
được những rủi ro tiềm tàng phát sinh từ những điều kiện thị
trường đang thay đổi và sẵn sàng điều chỉnh mô hình cũng như
chiến lược kinh doanh của công ty thích ứng với những thay đổi
này, họ có thể giảm thiểu được tổn thất nếu khủng hoảng xảy ra
hay cao hơn còn có thể chặn đứng tình trạng khủng hoảng tiềm
tàng.
Tương tự như vậy, khi các điều kiện kinh tế thay đổi, điều quan
trọng là hội đồng quản trị phải đảm bảo rằng công ty có một đội
ngũ cán bộ quản lý có đủ khả năng và sẵn sàng làm hạ nhiệt sức
nóng của cuộc khủng hoảng. Năng lực và các phẩm chất của ban
quản lý cần được đánh giá lại về mặt kinh nghiệm, trình độ
chuyên môn, lòng tận tâm, khả năng lãnh đạo, và chiều sâu. Hơn
thế nữa, hội đồng quản trị cần đảm bảo rằng CEO của họ
hiểu rõ anh ta đang nhận được sự ủng hộ của toàn thể hội đồng
quản trị cho định hướng chiến lược của công ty nếu các điều kiện
kinh tế diễn biến theo chiều hướng xấu đi, hay giám đốc cần
phải trình bày những mối quan ngại của anh ta nếu có bất kỳ
quan điểm nào khác biệt về định hướng chiến lược của công ty.
Một phần quan trọng trong toàn bộ quá trình này đó là cần
đảm bảo rằng hội đồng quản trị thường xuyên được nghe các
báo cáo trực tiếp từ phía CEO, từ đó toàn thể ban quản lý mới có
đủ tự tin trong các quyết định chiến lược. Đây cũng là phần quan
trọng trong quy trình kế hoạch kế nhiệm của hội đồng quản trị.
Những vấn đề này cần được thảo luận trong suốt nhiệm kỳ
của CEO bằng cách luôn đưa nó vào chương trình nghị sự trong
mỗi cuộc họp của hội đồng quản trị.
Chăm sóc công ty
Khi giám đốc tự cảm giác hài lòng rằng mô hình kinh doanh và
chiến lược của CEO là hợp lý, và đội ngũ quản lý hiện thời có đủ
khả năng quản lý hiệu quả tình trạng hiện tại của công ty, thì giám
đốc vẫn cần chắc chắn rằng họ hiểu rõ những nhân tố quan
trọng tạo dựng nên kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Các giám đốc cần hiểu nguồn doanh thu của công ty có thể phản
ứng như thế nào với những điều kiện đang thay đổi trong nền
kinh tế nói chung và trong ngành công nghiệp của họ nói riêng.
Ví dụ như giám đốc cần có hiểu biết tổng thể nền tảng khách
hàng của công ty và liệu nó có đang thay đổi theo chiều hướng
khả quan hay không. Các giám đốc cũng cần có được sự
hiểu biết tổng thể về chi phí hoạt động của công ty, bao gồm cả
nhân công và hàng hoá đã bán cũng như hàng hoá đang bán,
các chi phí quản lý. Các giám đốc nên có một cái nhìn tổng quan
về vị thế thị trường và tài chính của công ty để có thể đưa ra
được phương sách quản lý đúng đắn trước những rủi ro tiềm
tàng trong quá trình hoạt động phụ thuộc vào những bối cảnh
kinh tế khác nhau.
Các thành viên trong hội đồng quản trị cần tập trung sự chú
ý vào khả năng thanh khoản của công ty. Vấn đề này là đặc biệt
quan trọng trong môi trường thị trường ngày nay. Hiễu rõ về dòng
tiền mặt của công ty và các sắp xếp tín dụng là tối quan trọng.
Các giám đốc cần nhận thức được liệu công việc kinh doanh của
công ty có phát sinh nhu cầu thời vụ tiền mặt hay không và phải
đảm bảo rằng trong thời điểm công ty có nhu cầu tiền mặt lớn
nhất, công ty vẫn có đủ khả năng tiếp cận với nguồn vốn để đáp
ứng được nhu cầu cho hoạt động kinh doanh. Ban quản lý cần
hiểu rõ điều gì sẽ xảy ra nếu dòng tiền mặt không đủ mạnh như
dự đoán. Và giám đốc nên tự đặt ra câu hỏi rằng nếu một ngành
kinh doanh suy thoái đồng thời trong giai đoạn có nhu cầu tiền
mặt cao nhất, thì khả năng thanh khoản của công ty sẽ bị ảnh
hưởng nghiêm trọng như thế nào?
Khả năng thanh khoản là điểm cốt lõi trong bối cảnh sáp nhập và
mua lại. Sự thất bại trong quá trình mua lại công ty bán lẻ giầy
dép Genesco trước đối thủ cạnh tranh nhẹ ký hơn rất nhiều
Finish Line chính là lời cảnh báo. Finish Line cố gắng mua lại
Genesco bằng một giao dịch mua bán được hỗ trợ tài chính cao.
Giao dịch không có điều kiện tài chính, nhưng cam kết tài chính
của Finish Line phụ thuộc vào khả năng thanh toán của công ty
sáp nhập. Mặc dù giao dịch chiến lược có vẻ như chắc chắn sẽ
kết thúc khi bị phanh phui, từ lâu nó đã không còn là trường hợp
khi mà do tình trạng tụt dốc đột ngột của ngành kinh doanh, khả
năng thanh toán của công ty sáp nhập bị nghi ngờ.
Trong bối cảnh sáp nhập và mua lại, các giám đốc nên cẩn trọng
trong việc kiểm tra khả năng thanh khoản và các rủi ro về khả
năng thanh toán, đặc biệt là trong những giao dịch mua bán có hỗ
trợ tài chính cao – là những giao dịch mà hoạt động tài chính
đang gặp rủi ro - và xem xét ảnh hưởng mà công ty có thể gặp
phải nếu giao dịch đó bị phanh phui, không được thực hiện thành
công.
Các giám đốc cần luôn luôn quan tâm tới kế hoạch kế nhiệm,
chính môi t...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top