kyniem_12a8

New Member
1/ Nguyên nhân uống rượu mặt đỏ: Do mạch máu ngoại vi giãn nở. Sau khi uống rượu, lưu lượng máu tăng lên, mạch ngoại vi giãn nở thì lượng máu tập trung qua đó nhiều, gây nên hiện tượng mặt đỏ và có thể kèm theo toàn thân nổi ban đỏ.
2/ Nguyên nhân nhanh say: Do chức năng gan không mạnh, lượng rượu đi vào cơ thể không được hóa giải thành nước, gây ra kích thích hệ tuần hoàn tăng công suất, tim đập nhanh, máu chuyển vận rầm rầm. Ù tai, chóng mặt, đau đầu, thiếu tỉnh táo.

Những người khỏe cả hai chức năng trên (mạch chắc, gan khỏe) thì uống rượu lâu say, lâu đỏ mặt.
Những người (1) yếu, (2) khỏe thì uống rượu chóng đỏ mặt nhưng có thể còn lâu mới say. Những người này có thể hay bị dị ứng.
Những người (1) khỏe mà (2) yếu thì uống rượu mặt ít đỏ nhưng mà không uống được rượu, dễ bị nôn mửa, trúng gió. Những người này cũng dễ bị ngộ độc, kém thích ứng thức ăn lạ.
Những người (1) yếu mà (2) cũng không khỏe thì dễ say rượu, dễ dị ững, dễ ngộ độc. Chỉ uống một vài ly là mặt đỏ tưng bừng toàn thân mẩn ban đỏ. Nên kiềm chế rượu bia phòng bịnh gan mật và cũng là ngừa nguy cơ trúng gió đột tử.

Trong trường hợp buộc phải tiếp khách. Nên ăn sữa chua hay uống sữa tươi trước khi nhậu và cũng nên kiềm chế đừng sa đà. Trong khi nhậu nên ăn để vững dạ, chớ nhậu suông "không mồi lái". Sau khi nhậu có thể ăn sữa chua hay cháo đậu xanh. Thường ngày nên uống nước sắc (Linh Chi + Hoa Hòe + Tâm Sen) thay trà để tăng cường chức năng gan và tốt cho tim mạch cùng bao tử.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top