thanhmc_mtv

New Member
Về hình thể, u nang buồng trứng có hai loại: có cuống và không có cuống. Trường hợp không cuống, u nang phát triển mà không gây đau, chỉ khi nào đủ lớn thì người bệnh mới cảm giác tưng tức tại chỗ, bụng phía bên đó hơi to ra, hay bụng to như người mang bầu nếu u nang to. Trường hợp có cuống thì trái lại, triệu chứng đau xuất hiện rất sớm vì u nang dễ bị xoắn nhẹ (cuống càng dài thì càng dễ xoắn) và sau đó lại trở về vị trí cũ nên người bệnh đỡ đau hay hết đau. Nếu xoắn mạnh hơn, u nang sẽ không thể trở về vị trí ban đầu và do không được máu tới nuôi dưỡng nếu không được mổ kịp thời, u nang có thể bị hoại tử và vỡ, gây viêm màng bụng (phúc mạc). Do đó, khi thấy u nang buồng trứng gây đau, bác sĩ nghĩ ngay đến loại có cuống và khuyên nên mổ sớm. Nhưng không phải bệnh nhân nào cũng đồng ý ngay bởi vì họ còn trẻ hay chưa xây dựng gia đình nên rất ngại ngùng, lo sợ cho hạnh phúc lứa đôi, cho việc sinh sản về sau. Mổ cắt u nang buồng trứng có cuống, trong điều kiện bình thường (mổ phiên, theo kế hoạch) thì khá đơn giản, người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Nếu phải xén một phần hay cắt đi một phần buồng trứng thì phần còn lại vẫn tiếp tục hoạt động bình thường và đảm bảo chức năng sinh sản. Mổ cấp cứu khi đã có biến chứng hoại tử hay viêm phúc mạc sẽ rất phức tạp, thậm chí nguy hiểm như nhiễm khuẩn và lâu dài về sau sẽ bị dính ruột gây tắc ruột. Trường hợp của cháu nếu bác sĩ đã nghi u nang buồng trứng xoắn thì nên quyết định mổ sớm.
 
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top