bophan_anninh

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Tư tưởng nhân hòa trong tính cách của Lưu Bị trong Tam Quốc Diễn nghĩa





Đọc Tam Quốc, người đời chỉ thấy cái tài của Khổng Minh mà không thấy cái trí của Lưu Bị. Cái trí của Huyền Đức, chính Khổng Minh nói ra:
- Không phải ta khóc Mã Tốc đâu. Ta nhớ khi Tiên Đế lâm chung ở thành Bạch Đế có dặn ta rằng: "Mã Tốc nói khoác quá sự thực, không nên đại dụng". Nay đúng như lời ấy. Vì thế, ta hối hận và lại nhớ đến Tiên Đế cho nên đau lòng mà khóc đó thôi.
Suốt đời, Lưu Bị xem Khổng Minh là thầy. Ấy là đức khiêm của Huyền Đức. Lão Tử nói khiêm là cái đức của đất. Vâng, đất rất khiêm nhường mà dựng nên núi non trùng điệp và cho nhân loại mùa màng, hoa trái. Ai không có đức khiêm, người ấy không có Nhân Hòa.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Họ và tên: Dương Thị Yến
Lớp: Văn học CLCk54
Môn: Văn học Trung Quốc từ thời Minh Thanh đến hiện đại.
Đề tài: Tư tưởng nhân hòa trong tính cách của Lưu Bị trong Tam Quốc Diễn nghĩa.
BÀI LÀM
Tam Quốc là một trong ba bộ tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Quốc, ra đời vào khoảng cuối Nguyên đầu Minh do tác giả La Quán Trung sáng tác. Tam Quốc Diễn Nghĩa kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn cát cứ Ngụy, Thục, Ngô. Tam Quốc Diễn Nghĩa là bức tranh cụ thể, sinh động về đời sống chính trị của xã hội phong kiến thời Tam quốc, một xã hội phong kiến điển hình của phương Đông với hai đường nét cơ bản là cát cứ phân tranh và cá lớn nuốt cá bé.
Với hệ thống nhân vật dày đặc trong tác phẩm, nhưng trong khuôn khổ của một bài tiểu luận tác giả chỉ xin đi sâu vào phân tích nhân vật Lưu Bị, nhân vật trở thành biểu tượng của một ông vua tốt, một tấm gương trong suốt đối lập với Tào Tháo một kẻ có lòng dạ phản trắc và tâm địa xấu xa.
Lưu Bị tự là Huyền Đức, người huyện Trác (nay là huyện Trác, tỉnh Hà Bắc).Ông là con cháu đời sau của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng, con Hán Cảnh đế. Đến đời Lưu Bị, nghiệp nhà sa sút, đành dựa vào nghề đan giày, bện chiếu mà sống. Ông đọc sách mà không chịu dụng công, lại thích chơi cưỡi ngựa, thích nghe âm nhạc, nghiên cứu cách ăn mặc. Ông thích kết giao với người hào kiệt, cùng Quan Vũ, Trương Phi đối xử với nhau rất tốt. Ông nhờ tham gia trấn áp khởi nghĩa quân Khăn vàng mà nổi lên, từng theo Công Tôn Toản tham gia quân Quan Đông đánh Đổng Trác. Năm ông 47 tuổi, nghe lời Từ Thứ nói ở Long Trung (nay là Tương Dương, Hồ Bắc) có người có tài trị nước tên là Gia Cát Lượng, ông liền lặn lội đường dài, ba lần tìm đến thăm. Gia Cát Lượng vì cảm động vì lòng chân thành nên ra khỏi lều tranh, giúp ông trị nước. Năm 207, Gia Cát Lượng cùng Lưu Bị bàn về tình hình thiên hạ, kiến nghị Lưu Bị liên kết với Tôn Quyền lấy Kinh Châu, Ích Châu, và chống họ Tào. Từ đó Lưu Bị coi cuộc đối thoại đó là tư tưởng chiến lược thống nhất thiên hạ. Năm 208, Tào Tháo dẫn đại quân từ Giang Lăng dọc Trường Giang tiến thẳng xuống Hạ Khẩu, Lưu Bị lập tức phái Gia Cát Lượng sang Giang Đông liên hiệp với Tôn Quyền. Chu Du dùng hoả công đại phá quân Tào ở Xích Bích, hình thành cái thế chân vạc. Năm 214, Lưu Bị giả vờ đến giúp đỡ Lưu Chương, là người cùng họ, nhưng đánh lén, chiếm lấy đất Thục. Từ đó ông có cả đất Kinh Châu và Ba Thục, trở thành một quyền lực lớn ở phía Tây, nhưng quân sư là Bàng Thống chết trong cuộc chiến. Năm 219, Quân Lưu Bị chiếm được Hán Trung, giết được Hạ Hầu Uyên, và tự xưng là Hán Trung Vương. Ông phong Ngũ Hổ Tướng gồm có: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung. Ngụy Diên được cho trấn thủ Hán Trung. Năm 220, sau khi Tào Phi xưng đế (Ngụy Văn Đế), Lưu Bị tự lập làm hoàng đế, lấy quốc hiệu là Hán để kế tục nhà Hán (sử gọi là Thục Hán), đóng đô ở Thành Đô. Liên minh Thục - Ngô có lẽ sẽ kéo dài và Thục sẽ không mất nếu như không xảy ra biến cố Tôn Quyền sai đại tướng Lã Mông đánh úp lấy Kinh Châu, chém Quan Vũ, khiến Lưu Bị nổi giận mang quân báo thù làm cho quan hệ liên hiệp giữa Tôn Quyền và Lưu Bị tan vỡ, chiến tranh Ngô-Thục nổ ra. Cũng bắt đầu từ đấy hễ Thục bị Ngụy tấn công thì Ngô không thèm dòm tới cũng như Ngô bị Ngụy xâm lăng thì Thục cũng không tiến sang đông. ("sử Trung Quốc" của Nguyễn Hiến Lê). Năm 221, Lưu Bị lấy danh nghĩa trả thù cho Quan Vũ, cất đại quân đánh Ngô, Tôn Quyền rất lo ngại nên sai Lục Tốn đứng ra chỉ huy. Trong trận Di Lăng, bị Lục Tốn đánh cho thua to. Năm sau, bị bệnh mất ở thành Bạch Đế (nay là huyện Phụng Tiết, Tứ Xuyên), thọ 62 tuổi. Ông được truy tôn là Hán Chiêu Liệt đế. Con trưởng là Lưu Thiện lên kế vị, tức là Hán Hậu Chủ.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Lưu Bị được ca ngợi như một vị vua anh minh, một người luôn lấy dân làm gốc, thương dân, làm việc gì cũng nghĩ đến lợi ích của nhân dân; thường lấy đức để thu phục người khác nên được rất nhiều người ủng hộ, đi theo phò tá và nguyện sống chết cùng. Tào Tháo, Tôn Quyền, Lưu Bị, cả ba người này cuối cùng đều xưng đế. Thiên hạ chia ba, mỗi người hùng cứ một phương. Phàm đã gây dựng nghiệp đế, ai cũng phải hao tâm tổn sức. Song, trong ba người ấy, không ai gian khổ bằng Lưu Bị.
Lưu Bị tuy dòng dõi tôn thất, nhưng xuất thân là kẻ dệt cói, đóng giày, không đất dung thân, lúc dưới trướng Tào Tháo, khi nương nhờ Viên Thiệu, Lưu Biểu... Vậy mà cuối cùng đã chia ba thiên hạ, làm vua một nước. La Quán Trung đã tập trung miêu tả Lưu Bị thành một vị vua sáng, biết lấy dân làm gốc, lấy tình nghĩa làm trọng, bôn ba bốn biển, chiêu đãi hiền sĩ, vì sự nghiệp chấn hưng cơ đồ nhà Hán đang nghiêng ngả. Những hồi như “ Kết nghĩa vườn đào ”, “ Ba lần đến lều tranh ”, “ Khi bị Tào Tháo đuổi, không bỏ dân Tân Dã ”…đều nói lên lòng nhân, thương dân của Lưu Bị. Để nêu bật lên lòng nhân, sự nhân hòa trong tính cách của Lưu Bị, tác giả La Quán Trung luôn đặt Lưu Bị trong thế đối lập với nhân vật Tào Tháo tàn bạo đa nghi, xảo quyệt. Tác gỉa đã tinh tế sắp đặt một loạt những sự kiện đan chéo nhau để đối chiếu hai nhân vật Lưu Bị và Tào Tháo. Bắt mẹ để dụ con, Tào Tháo không mua chuộc được Từ Thứ. Ngược lại, để cho Từ Thứ về với mẹ, Lưu Bị đã được ông ta tiến cử cho một vị quân sư tài ba Gia Cát Lượng. Đó là sự mình chứng cho sự chiến thắng của nhân nghĩa với bạo tàn. Bí quyết thành công của Huyền Đức nằm trong hai chữ Nhân Hòa. Ba lần đến lều cỏ, Lưu Bị mới gặp được Khổng Minh, nếu là người nóng vội, không có nhân hòa, không phải bậc chính nhân quân tử biết nhìn xa trông rộng thì có lẽ đã không đích thân đến mời người tài và dù hai lần trước Khổng Minh có từ chối gặp nhưng với đức tính nhân hòa có sẵn trong mình, Lưu Bị vẫn nhẫn nại chờ đợi và cuối cùng công sức của ông đã không bị “phụ”. Trong buổi hội kiến đầu tiên ấy, Khổng Minh đã nói với Huyền Đức rằng:
- Tào Tháo ở phía Bắc có Thiên Thời, Tôn Quyền ở phía Đông có Địa Lợi, chúa công ở giữa nên lấy Nhân Hòa.
Khổng Minh nói như thế quả thật đã hiểu đến tận gan ruột của Lưu Bị.
Trong đoạn trường gây dựng sự nghiệp, có thể có nhiều điều Lưu Bị phải nhờ Khổng Minh chỉ cho. Song, hai chữ Nhân Hòa thì Lưu Bị không phải đợi đến Khổng Minh, mà điều đó đã là máu thịt của Lưu Bị vậy. Lưu Bị là Nhân Hòa, phi Nhân Hòa bất thành Lưu Bị. Vì thế, khi nghe Khổng Minh nói: "Chúa công ở giữa nên lấy Nhân Hòa", Lưu Bị đã thấy ngay mình gặp được Khổng Minh như cá gặp nước, người quân tử có chí lớn gặp được người quân sư tài ba phò tá.
Huyền Đức không những Nhân Hòa với hai em Quan, Trương, với ba quân thuộc hạ, mà còn Nhân Hòa được cả với Tào Tháo, Tôn Quyền.
Dù nuôi chí bao trùm vũ trụ, nuốt cả trời đất, nhưng khi ở dưới trướng Tào Tháo thì ngày ngày cuốc đất trồng rau, khi Tháo hỏi đến anh hùng trong thiên hạ thì kể đến Viên Thuật, Viên Thiệu, Lư...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top