quyen_thanh2001

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Triết học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Trình bày khái quát điều kiện và tiền đề cho sự ra đời tư tưởng đạo đức của Nho giáo Khổng - Mạnh. Phân tích một số nội dung cơ bản trong tư tưởng đạo đức của Nho giáo Khổng - Mạnh(chủ yếu qua sách Luận ngữ và sách Mạnh Tử. Phân tích thực trạng đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị và khắc phục những hạn chế của tư tưởng đạo đức Nho giáo Khổng - Mạnh đối với việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam do nền kinh tế thị trường đặt ra
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cách đây khoảng 2000 năm, Khổng Tử và các học trò của ông, nhất là
Mạnh Tử đã nhận ra sức mạnh của đạo đức trong việc bình ổn xã hội. Thời
Xuân Thu – Chiến Quốc xã hội Trung Quốc là một xã hội hết sức rối loạn,
vô trật tự, không có kỷ cương, luôn ở trong tình trạng“đất cát nuốt thịt
người”[Dẫn theo 68, 18]. Đây cũng là lúc, nhân luân đảo lộn. Mặc dù thần
dân khuynh gia bại sản nhưng vua chúa chỉ lo việc nới rộng quyền vương và
ăn chơi, hưởng lạc; cha thì tranh vợ của con, “vợ vua nước Vệ dan díu với
đủ loại người từ công tử Triều đến sủng thần Di Tử Hà, từ quan lại phu
Vương Tôn Giả đến thần dân Cừ Bá Ngọc”[Dẫn theo 68, 19]; cảnh con giết
cha, tui giết vua… khiến cho cương thường điên đảo. Xuất phát từ những
bối cảnh lịch sử cũng như những yêu cầu do lịch sử đặt ra, Khổng Tử và các
học trò của ông đã xây dựng học thuyết “Đạo đức” - học thuyết trình bày
những quan điểm về đạo đức, chính trị - xã hội. Tư tưởng đạo đức của Nho
giáo Khổng - Mạnh có một sức sống hết sức bền bỉ và không ngừng phát
huy tác dụng, góp phần nhất định vào việc bình ổn xã hội trong nhiều thời
kỳ phát triển của xã hội phong kiến Trung Hoa và ảnh hưởng đến nhiều
nước trong khu vực như: Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam…
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội cũng giống như các hình thái ý
thức xã hội khác bị chi phối và phản ánh tồn tại xã hội. Thời kỳ phong kiến ở
nhiều nước Phương Đông là thời mà con người bị trói buộc vào lễ giáo phong
kiến mà nền tảng của nó là tư tưởng đạo đức Nho giáo; thời kỳ xã hội tư bản
chủ nghĩa con người dù đã được giải phóng khỏi lễ giáo phong kiến nhưng lại
trói buộc mình vào giai cấp tư sản, vào quan hệ “trả tiền ngay không tình
nghĩa” thì sang thời kỳ xã hội chủ nghĩa, con người sẽ được làm chủ cuộc đời
mình và “tự do của mỗi người là sự tự do cho tất cả mọi người” như C. Mác
đã chỉ ra.
Ở Việt Nam, từ khi tiến hành đổi mới và phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã góp phần đưa nền kinh tế nước ta phát
triển, đời sống của nhân dân được cải thiện nhiều mặt, nhưng cùng với đó là
vấn đề đạo đức dần suy thoái và xuống cấp nghiêm trọng. Hiện tượng vi phạm
đạo đức ở khắp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn, có ở trong tất cả các
ngành nghề như kinh doanh, y tế...Như trong môi trường sư phạm thì tình
trạng chạy điểm, chạy trường, dạy thêm, mua điểm, mua bằng cấp vẫn diễn ra
tràn lan. Tình trạng vi phạm đạo đức không chỉ diễn ra mọi nơi, mọi lĩnh vực
mà nó diễn ra từng ngày, từng giờ; nào là con giết cha, vợ giết chồng rồi
chồng giết vợ, anh em đánh nhau, con đuổi mẹ ra đường chiếm nhà, bố mẹ
già không được con cái phụng dưỡng phải vào viện dưỡng lão hay bị chính
con cái của mình đuổi ra đường; trong kinh doanh thì hiện tượng buôn gian
bán lận, buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả…; cùng với các tệ nạn nghiện hút,
cờ bạc, đĩ điếm, trộm cắp, chiếm giết lẫn nhau…; quan chức thì đua nhau ăn
hối lộ, tham nhũng, cửa quyền, lập ô, lập dù… ngày càng phổ biến, đã trở
thành mối lo ngại cho xã hội và cho nhiều người. Nhiều năm trở lại đây, xuất
hiện tâm lý sùng bái đồng tiền, coi đồng tiền là trên hết, có tiền là có tất cả,
“tiền là tiên”, không ít người còn ỷ thế, cậy quyền và cậy tiền không xem ai ra
gì… Có thể nói, chưa bao giờ vấn đề đạo đức đáng báo động như hiện nay và
chúng ta một lần nữa phải nghiên cứu và xem xét một cách thật nghiêm túc và
khoa học để tìm ra những nguyên nhân của tình trạng đạo đức đang dần suy
thoái, xuống cấp và phải tìm ra các giải pháp để khắc phục, loại trừ, nhất là
trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Việt Nam xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa từ một nước thuộc địa nửa
phong kiến với một nền nông nghiệp lạc hậu, những tàn dư của tư tưởng
phong kiến còn hết sức nặng nề. Nho giáo nói chung, đạo đức của Nho giáo
Khổng - Mạnh nói riêng, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn chứa đựng những

mặt tiêu cực nhất là với sự suy thoái và xuống cấp đạo đức nghiêm trọng do
ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường gây ra. Một lần nữa chúng ta phải
nghiên cứu và xem xét tư tưởng đạo đức Nho giáo Khổng - Mạnh có còn phát
huy vai trò của nó đối với việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam trong
nền kinh tế thị trường hay không?
Từ những lý do trên đây, chúng tui lựa chọn vấn đề “Tư tưởng đạo đức
Nho giáo Khổng – Mạnh và vai trò của nó trong việc giáo dục đạo đức của
con người trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của mình.
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nho giáo tồn tại với một thời gian hết sức lâu dài và cũng đã phát huy
tác dụng của nó trong việc giáo dục đạo đức không chỉ ở Trung Quốc mà còn
ở một số nước khác trong đó có Việt Nam.
Với vai trò rất lớn trong việc giáo dục đạo đức, bình ổn xã hội; tư tưởng
của Nho giáo nói chung cũng như tư tưởng đạo đức của Nho giáo Khổng -
Mạnh nói riêng đã có rất nhiều học giả nghiên cứu và đánh giá. Có thể khái
quát những công trình tiêu biểu sau.
- Các công trình nghiên cứu thông qua tác phẩm kinh điển, sách vở của
các nhà Nho và tư tưởng của Nho giáo cũng như tư tưởng đạo đức của Nho
giáo Khổng – Mạnh, như:“Khổng học đăng” của Phan Bội Châu, “Nho giáo”
của Trần Trọng Kim, “Khổng Tử” và tác phẩm “Mạnh Tử” của Nguyễn Hiến
Lê, “Đại cương triết học Trung Quốc” của Nguyễn Hiến Lê (viết chung với
Giản Chi),v.v. Trong những công trình này, các tác giả đã trình bày khá đầy
đủ về tư tưởng đạo đức Nho giáo nói chung, tư tưởng đạo đức của Nho giáo
Khổng - Mạnh nói riêng, trên cơ sở đó các tác giả đánh giá tư tưởng đó nhưng
chủ yếu là trên lập trường ca ngợi, với phương pháp sử dụng chủ yếu là giải
thích văn bản, đôi chỗ chưa có sự phân tích, phê bình xác đáng. Như khi nhận
định về tư tưởng đạo đức Nho giáo, tác giả Đào Duy Anh trong “Khổng giáo

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng những nguyên tắc đó để rèn luyện đạo đức cá nhân Môn đại cương 0
D Những phẩm chất đạo đức cơ bản theo tư tưởng Hồ Chí Minh Vận dụng những phẩm chất này vào xây dựng đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay? Môn đại cương 0
D Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và sự vận dụng tư tưởng đó và xây dựng đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay Môn đại cương 1
D Đăng ký cá nhân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 2019 Văn hóa, Xã hội 0
D Một vài kinh nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Văn hóa, Xã hội 0
D Những tư tưởng cơ bản trong học thuyết "Kiêm Át" của Mặc Tử và ý nghĩa của chúng trong xây dựng đạo Văn hóa, Xã hội 0
D Slide TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA – ĐẠO ĐỨC – XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI Môn đại cương 0
P Kỹ năng tuyên truyền bằng lời tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của báo cáo viên Văn hóa, Xã hội 0
O Buddhaghosa và một số tư tưởng triết học Phật giáo nguyên thủy trong Thanh Tịnh Đạo Luận Kinh tế chính trị 0
L Ảnh hưởng của tư tưởng " Tam tòng, tứ đức" trong Nho giáo với việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Bắc Kinh tế chính trị 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top