daigai

Well-Known Member
Cách làm một bài văn miêu tả
1. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất. Muốn
làm văn tả cảnh, người viết cần:
- Xác định được đối tượng miêu tả;
- Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;

- Trình bày những điểm quan sát được theo một thứ tự.
2. Bố cục của một bài văn tả cảnh thường có ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả;
- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật rõ hơn theo một thứ tự;
- Kết bài: Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật miêu tả.
3. Cần chú ý rõ hơn khi miêu tả. Ví dụ:
a) Về cảnh mùa đông, có thể nên những đặc điểm
- Bầu trời âm u, nhiều mây.
- Gió lạnh, có thể có mưa phùn.
- Cây cối rụng lá chờ cành.
- Chim tróc bay đi tránh rét.
- Trong nhà, người ta đốt lửa sưởi.
b) Về khuôn mặt mẹ có thể chú ý tới các đặc điểm
- Hình dáng khuôn mặt (tròn, trái xoan...).
- Vầng trán.
- Tóc ôm khuôn mặt hai được búi lên?
- Đôi mắt, miệng.
- Nước da, vẻ hiền hậu, tươi tắn...
c) Tả một em bé chừng 4 - 5 tuổi:
- Mắt đen tròn ngây thơ;
- Môi đỏ như son;
- Chân tay mũm mĩm;
- Miệng cười toe toét;
- Nước da trắng mịn;
- Nói chưa sõi...
d) Tả một cụ già:
1Tóc trắng da mồi;
- Cặp mắt tinh anh;
- Dáng vẻ chậm chạp hoặ nhanh nhẹn;
- Giọng nói trầm ấm...
- Cô giáo đang say sưa giảng bài trên lớp: giọng nói trong trẻo, cử chỉ âu yếm ân cần, đôi mắt
lấp lánh khích lệ...
4. Cần chú ý thứ tự khi miêu tả. Ví dụ:
a) Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn:
- Có thể theo thời gian: Trống vào lớp. Cô giáo (thầy giáo) cho chép đề. các bạn bắt tay vào làm
bài. Kết thúc buổi làm bài, thu, nộp bài cho thầy, cô.
- Có thể theo không gian: Bên ngoài lớp. Trên bảng, cô (thầy) ngồi trên bàn giáo viên. các bạn
trong lớp bắt tay vào làm bài. Không khí cả lớp và tinh thần thái độ làm bài của bạn ngồi cạnh
người viết (hay chính bản thân người viết).
b) Tả sân trường giờ ra chơi:
- Miêu tả theo không gian:
+ Từ xa tới gần.
+ Miêu tả theo thời gian trước, trong và sau khi ra chơi.
Cũng có thể có một cách thứ ba là kết hợp cả không gian và thời gian (Cách này khó và phức
tạp hơn). Trước hết, em hay chọn trật tự miêu tả. Sau đó chọn cảnh sân trường giờ ra chơi để viết
thành đoạn văn.
- Miêu tả theo thứ tự thời gian:
+ Sân trường vắng lặng trong giờ học.
+ Hiệu lệnh trống ra chơi, mọi người ùa ra.
+ Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, đá bóng, có tốp chỉ đứng xem, hay tranh cãi nhau về điều gì
đó.
+ Có thể tả màu sắc quần áo, những tiếng cường nói, hò reo và một vài bạn chơi tích cực nhất.

Bài văn mẫu cho các bạn

Chiều hôm ấy, tui chết lặng khi nhận được lệnh từ nay các trường vùng An1dát và Lo1rèn
không được phép dạy học sinh tiếng Pháp, một sự hụt hẫng rất lớn cứ tựa như ai đó vừa giật đi một
thứ quý giá nhất của mình. Không được dạy tiếng tiếng Pháp nữa khác nào người ta bắt dân vùng
An dát này không được nói. tui lê bước về nhà, trong lòng tan nát. Bọn chúng thật thâm hiểm và
khốn nạn.
Đêm đó, tui không thể nào chợp mắt, trong đầu tui luôn hiện lên hình ảnh những học sinh thân
yêu, những bài giảng về nước Pháp thân yêu. Có lẽ nào tui phải từ bỏ tất cả! tui càng đau khổ hơn
khi biết rằng tui chỉ còn một buổi dạy học vào sáng ngày mai, đó là buổi học cuối cùng.
Sáng hôm sau tui chở dậy từ gà gáy. tui chọn bộ quần áo trang trọng nhất ra để mặc, đó là chiếc
áo rợ1đanh1gốc màu xanh lục, điềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu. Bộ
quần áo này, trước đây tui chỉ mặc trong những hôm có thanh tra hay những hôm phát thưởng.
Khi trời còn rất sớm tối đã rảo bước đến trường, tâm trạng lên lớp ngày hôm nay đối với tui khác
hẳn mọi khi, một cảm giác buồn bã.
tui bước vào lớp, đã có mấy người đến, đó là cụ già Hô1đe cùng một số dân làng ở vùng An
dát. Thấy tui bước vào, trên gương mặt của họ cũng toát ra một nỗi buồn, có lẽ họ đã biết cả. Sau khi
họ đứng dậy trịnh trọng chào tôi. tui cúi đầu chào lại rồi thăm hỏi họ vài câu, cố không động gì đến
buổi học cuối cùng. tui ngồi lặng lẽ nhìn cảnh vật xung quanh, tất cả bỗng trở nên thân thuộc quá.
tui chẳng muốn rời xa một chút nào cả. Các cụ già cũng ngồi lặng lẽ. Có lẽ họ cũng đang rất buồn
và họ hiểu tâm trạng lúc này của tôi.
Một lúc sau, những khuôn mặt gần gũi thân quen hàng ngày dần dần đến kín những dãy bàn
trong lớp học. Bọn trẻ phần nhiều ngơ ngác không hiểu tại sao hôm nay lớp mình lại có cả các cô,
các bác, các chú... nhưng chúng cũng chẳng dám nói gì.
Thường ngày trước giờ vào lớp chúng lại nghịch ngợm và rất khó bảo, ấy vậy mà hôm nay đứa
nào đứa nấy lặng lẽ đi vào chỗ ngồi của mình. Chúng ngồi yên lặng và trang nghiêm như đang sắp
đón đoàn kiểm tra vào lớp. Điểm qua gương mặt những học sinh trong lớp, tui nhận ra lớp còn
thiếu Phrăng. Đây là cậu học sinh cá biệt của lớp, nếu như ngày thường tui sẽ vào lớp luôn và sẽ
phạt khi cậu ta đến. Thế nhưng hôm nay tui chẳng có cảm giác tức giận Phrăng, tui quyết định dạy
muộn hơn mọi ngày để chờ cậu học trò cá biệt này.
Một lúc sau, Phrăng đến, nó thấp thoáng núp sau cánh cửa, tỏ vẻ sợ hãi, thấy vậy tui nhẹ nhàng
gọi nó vào lớp học:
1Vào lớp nhanh lên Phrăng, buổi học đã bắt đầu rồi.
tui bắt đầu buổi học bằng một nỗi rưng rưng khó tả, tui không biết bắt đầu bài giảng như thế
nào, điều này trái ngược hẳn với mọi khi. Dù không muốn nói ra nhưng tui vẫn phải nói ra sự thật
của buổi học ngày hôm nay:
1 Các em thân mến, hôm nay là buổi học cuối cùng của chúng ta, các em cố gắng chăm chú nghe
giảng nhé!
Lũ trẻ con ngơ ngác nhưng rồi chợt hiểu vì có đứa đã nghe loáng thoáng những thông tin mà
người lớn đọc trên cáo thị hôm qua. Chúng cũng lặng yên.
Buổi học hôm ấy vẫn diễn ra, tuy có hơi trầm và buồn hơn những ngày khác. tui dạy lũ trẻ nốt
những quy tắc ngữ pháp của phân từ và trong bài giảng của mình tui còn xen những câu chuyện
khác. Bởi tui hiểu đây là lần cuối cùng được nói với lũ trẻ về cuộc sống về nước Pháp. tui gọi
Phrăng đọc bài và cậu ta lại ấp úng không thuộc, nhưng tui cũng chẳng để tâm vào chuyện đó mà
tui lại nói về tiếng Pháp. Thế rồi từ điều này sang điều khác, cả giờ giảng của tui lại trở thành một
giờ tiếc thương cho tiếng Pháp. Tóm lại, tui chỉ muốn nói rằng tui căm thù quyết định bỏ tiếng
Pháp, tui căm ghét bọn Đức.
Sau khi giảng bài xong. tui chuyển sang tập viết cho lũ trẻ. Hôm ấy, tui cho học trò viết đi viết
lại hay hàng chữ trông sao cho thật đẹp: Pháp, An1dát; An1dát, Pháp. Học trò say sưa viết còn tui thì
lại ngồi ngẫm nghĩ, tiếc thương tiếng Pháp. tui không thể hiểu nổi tui sẽ ra sao khi phải rời bỏ mãi
mãi nơi này.
Thời khắc cuối cùng của buổi học cũng qua đi. Tiếng chuông đồng hồ từ phía nhà thờ điểm rõ
12 tiếng. Đứng dậy để tạm biệt học sinh thân yêu, tui thấy mình chao đảo, miệng tui không thể cất
nên được. tui cầm một viên phấn, viết dòng chữ thập to:
Nước Pháp muôn năm!
Đó chính là dòng chữ cuối cùng và cũng chính là tấm lòng của tui đối với nước Pháp thân yêu.
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top