xzeropillot

New Member

Download miễn phí Triển vọng kinh tế , phát triển khoa học và công nghệ thế giới





Trong khi dự đoán các dòng tiền chuyển vào các nước đang phát triển giảm vì tỉ lệ
GDP của nước nhận tiền sẽ giảm từ 1,8 xuống 1,6% trong năm 2009, mức độ suy giảm
của nước đó phụ thuộc đáng kể vào sự tiến triển của tỉ giá hối đoái. Sự chao đảo hiện
nay trong tỉ giá hối đoái song phương có ảnh hưởng lớn tới sự thay đổi dự tính trong
số tiền chuyển vào nước đó tính theo đồng nội tệ. Các động thái về tỉ giá hối đoái
trong tương lai cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng.
Tình trạng suy thoái toàn cầu, suy giảm trong các hoạt động thương mại thế giới và
trong giá cả hàng hóa sẽ có một tác động to lớn đối với cán cân t ài khoản vãng lai.
Thặng dư ở Nhật và châu Âulần lượt tăng lên 240 tỉ USD và 180 tỉ USD trong năm
2009 do giá cả hàng hóa giảm và khối lượng thương mại thu hẹp dần. Mặc dù các điều
khoản thương mại của Mỹ có cải thiện, thâm hụt trong t ài khoản vãng lai dự đoán sẽ
tăng từ 770 tỉ USD năm2008 (5,4% GDP) lên 830 tỉ USD (chiếm 5,8% GDP) v ào
năm 2009. Sự suy giảm nhanh của thương mại thế giới tác động rất mạnh tới Mỹ: khối
lượng xuất khẩu dự tính sẽ giảm 2,6% vào năm 2009 trong khi khối lượng nhập khẩu
giảm 1,1%. Nói chung, thâm hụt tài khoản vãng lai của các nước OECD có thu nhập
cao dự đoán sẽ thu hẹp lại từ 185 tỉ USD tới 375 tỉ USD.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

vào
năm 2008, so với 5% của 2 năm trước. Sự suy giảm tổng thể của Nhật Bản và Trung
Quốc làm giảm mức tăng trưởng xuất khẩu, tỷ lệ này đối với các nước Đông Á không
kể Trung Quốc giảm từ 10,5% trong năm 2006 xuống còn 4% trong năm 2008. Theo
đó, sản lượng chế tạo giảm từ 5% mức tăng trưởng năm 2007 xuống mức giảm như
vậy trong năm 2008. Tổng các luồng vốn giảm tới 1/3, xuống còn 64 tỷ$US cả năm tới
tháng 9/2008.
Triển vọng cho giai đoạn 2009 và 2010 vẫn rất mờ nhạt với tình trạng tồi tệ của môi
trường bên ngoài. Cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn cầu đã có ít tác động trực tiếp tới
khu vực, nhưng một số nước lại quá yếu để chống lại các hiệu ứng lan toả dưới dạng
các tác động lan truyền từ các công ty cao cấp, các luồng vốn giảm sút và các thị
trường cổ phiếu nội địa bị tuột dốc. Đặc biệt, đầu tư khu vực tư nhân đứng bên bờ rủi
15
ro. Mặc dù Trung Quốc chống đỡ các tác động của cuộc khủng hoảng khá tốt, nhưng
một số nước vẫn phải chịu sự suy giảm mạnh trong thương mại thế giới và có tình
trạng tài chính khó khăn hơn. Mặc dù xu hướng giảm của giá dầu và lương thực sẽ hỗ
trợ cho các vị trí đối ngoại và tạo ra một số cứu cánh để chống chọi với lạm phát, thì
chi tiêu đầu tư giảm sút sẽ góp phần làm giảm mạnh mức tăng trưởng của khu vực này
xuống 6,7% trong năm 2009. Quá trình hồi phục dần dần ở các thị trường nước ngoài
chính sẽ mang lại những động lực mới cho xuất khẩu và sản xuất và sẽ góp phần làm
phục hồi lại mức tăng trưởng ở khu vực này lên tốc độ 7,8% tới năm 2010.
Ở châu Âu và Trung Á, tăng trưởng sản xuất đạt mức 5,3% vào năm 2008, giảm
từ 7,1% năm 2007, mặc dù mức tăng trưởng vẫn duy trì được khá tốt trong nửa đầu
của năm. Mức tăng trưởng GDP nửa đầu năm ở Nga (7,8%), Ba Lan (6%), Thổ Nhĩ
Kỳ (5,8%),và Rumani (8,8%) là nhờ nhu cầu nội địa mạnh, đi đôi với giá dầu tăng cao
và doanh thu tài chính của các nước xuất khẩu hyđrôcácbon trong khu vực. Nhưng
trong năm 2009, các vị trí đối ngoại suy yếu và các rủi ro mới từ cuộc khủng hoảng
ngân hàng toàn cầu sẽ làm giảm triển vọng phát triển của các nước yếu và các rủi ro
sụt giá rất dễ sảy ra. Những sự lan truyền không có giới hạn đã diễn ra vào tháng
10/2008, đáng lưu ý ở Liên bang Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, và đặc biệt ở Ucraina và
Cazaxtan.
Trong khi hầu hết các nước đều duy trì được động lực phát triển, đã xuất hiện sự
phân kỳ ở hiệu suất tăng trưởng: Latvia đang trong quá trình suy thoái, kinh tế Rumani
đang quá nóng, còn cộng hoà Kirgizia, Tajikistan và Mônđôva, là những nước nhận
được hỗ trợ của Ngân hàng thế giới, đang phải đối mặt với tác động của giá lương thực
tăng cao. Tình trạng này ở Nga chuyển dịch mạnh từ các quan ngại về tình trạng quá
nóng nội địa sang những lo ngại về khủng hoảng tài chính, vì giá cổ phiếu chao đảo
với những bất ổn ở các thị trường toàn cầu và giá dầu mỏ giảm.
Hầu hết các nước đều có mức tăng trưởng cầu nội địa mạnh, nhưng thương mại
ròng vẫn cản trở mức tăng trưởng. Đồng thời, mức tăng trưởng tín dụng nhanh chóng
và tăng lương đã khiến cho khu vực này trở nên yếu hơn đối với những tác động xấu ở
môi trường tài chính bên ngoài. Tổng quan trung hạn cho thấy một mức giảm mạnh
trong tăng trưởng khu vực xuống 2,7% vào năm 2009, bị chi phối bởi sự suy giảm đầu
tư do môi trường tài chính khó khăn và sự suy yếu rõ rệt ở cầu của thị trường xuất
khẩu. Tăng trưởng dự kiến đạt 5,0% vào năm 2010, khi các thị trường tín dụng ổn
đinh, áp lực lạm phát giảm và tăng trưởng của các thị trường bên ngoài phục hồi, mở
đường cho sự phục hồi của chi tiêu và xuất khẩu.
Các nước châu Mỹ La tinh và Caribê đã có 4 năm đạt mức tăng trưởng vững
mạnh, khi thặng dư tài khoản vãng lai, tích lũy dự trữ, và các chính sách cải tiến đã
hoạt động để kìm giữ các tỷ lệ lạm phát cơ bản, cải thiện chất lượng các hệ thống ngân
hàng, và tạo dựng các công cụ đệm để chống lại khủng hoảng tài chính dây truyền.
Tuy nhiên, trong năm 2008, lạm phát toàn phần tăng lên tương ứng với giá dầu mỏ và
lương thực tăng, và các nhà hoạch định chính sách ở các nước như Braxin và Chilê đã
16
tăng các tỷ lệ lãi suất. Các luồng vốn vào khu vực này bị giảm tới 45% trong khoảng
giữa tháng 1 và tháng 9/2008, so với cùng kỳ năm 2007. Sự suy giảm ở cầu bên ngoài
và ở các thị trường tài chính quốc tế, kết hợp với mức giảm gần đây của giá cả hàng
hoá, làm giảm mức tăng trưởng GDP từ 5,7% vào năm 2007 xuống 4,4% vào năm
2008.
Tốc độ phát triển chậm lại toàn cầu và thâm hụt ở các luồng vốn thể hiện các rủi ro
rõ ràng đối với mức tăng trưởng bền vững, đặc biệt là tạo áp lực lên đầu tư khu vực tư
nhân. Do giá hàng hoá tiếp tục giảm đi, một số nước xuất khẩu chính, đặc biệt là
Achentina, sẽ có thể có các thặng dư tài khoản vãng lai chuyển sang thâm hụt. Đối với
các nước khác, bao gồm Braxin và Mêxicô, độ sâu của sự suy thoái ở Mỹ và châu Âu
sẽ khiến xuất khẩu có tăng trưởng âm, còn nhập khẩu thu hẹp dần sẽ dẫn tới sự quay
trở lại của vị trí thặng dư.
Mức tăng trưởng GDP ở khu vực được đánh giá là giảm xuống 2.1% trong năm 2009
trước khi tăng lại lên 4% vào năm 2010. Các sự kiện xảy ra ở từng nước cũng sẽ tạo ra
một thách thức: tình trạng ở một số nước Andean có xu hướng kém ổn định: Cộng hoà
Vênêzuêla vừa trải qua một đợt quốc hữu hoá nữa và mức tăng trưởng của nước này
có thể sẽ giảm từ 8,4% trong năm 2007 xuống 3,2% vào năm 2010; còn GDP của
Achentina có thể sẽ giảm từ 8,7% trong năm 2007 xuống 4% trong năm 2010, với mức
tăng trưởng 1,5% ở đáy khe năm 2009.
Các nước đang phát triển của vùng Trung Đông và Bắc Phi đã cho thấy một ví dụ
thú vị về sự phân hoá của các hiệu ứng do mức leo thang ở giá lương thực và dầu mỏ
toàn cầu gây ra. Ở các nền kinh tế xuất khẩu dầu lửa, mức tăng doanh thu của dầu lửa
và khí tự nhiên lên tới 200 tỷ USD đã củng cố cho mức tăng trưởng 5,8% trong năm
2008, giảm xuống từ 6,4% trong năm 2007. Mức tăng trưởng cầu nội địa chậm lại ở
nước Cộng hoà Hồi giáo Iran (nơi có mức tăng trưởng GDP giảm từ 7,8% xuống
5,6%) là yếu tố chủ chốt đối với diễn biến này. Ngoại trừ Iran, mức tăng trưởng giữa
các nước xuất khẩu dầu giảm xuống 5,9%.
Ở các nền kinh tế phân hoá hơn vốn phụ thuộc chặt chẽ vào nhập khẩu dầu lửa và
thực phẩm, xuất khẩu chậm lại trong năm 2008 do mức tăng trưởng trở nên chậm chạp
trong số các mô hình thương mại chủ chốt ở châu Âu và Mỹ. Nhưng sự phục hồi mạnh
mẽ ở Marốc sau trận hạn hán năm 2007 và hiệu suất kinh tế vững chắc tiếp diễn ở
Tuynidi và Jordan đã nâng mức tăng trưởng từ 3,8% lên 5,7%.
Các nước xuất khẩu dầu lửa của khu vực sẽ đối mặt với thách thức về thu nhập sụt
giảm trong năm 2009. Giá dầu lửa toàn cầu được đoán là giảm từ đỉnh trong tháng
7/2008 (đạt 145$/thùng) xuống dưới 80$ trong năm 2009. Tăng trưởng của các nước
xuất khẩu dầu lửa dự kiến giảm xuống 3...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top