Diarmad

New Member

Download miễn phí Top 200 Chiến lược công nghiệp của các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam





Mục lục
Các từ viết tắt.i
Tóm tắt.iii
Giới thiệu.1
1 Các doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam.3
1.1 Tổng quan.3
1.2 Lịch sử các doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam.8
1.3 Các Tổng Công ty .10
1.3.1 Cải cách.15
2 Chiến lược.17
3 Thực hiện chiến lược: Vốn, Công nghệ, Kỹ năng.23
3.1 Vốn và Tài chính.23
3.2 Tiếp thu công nghệ và tiếp cận thị trường.25
3.2.1 Hợp tác.28
3.2.2 Yêu cầu của thị trường.29
3.2.3 Tiếp cận thị trường.30
3.3 Lao động và Kỹ năng.30
4 Các vấn đề chính sách.37



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

óa lĩnh vực kinh doanh, thường là
sang bất động sản và tài chính. Những
chiến lược này thường liên quan với nhau
và phần lớn các doanh nghiệp thực hiện
nhiều hơn một chiến lược, có doanh nghiệp
cùng lúc theo đuổi cả ba. Ý nghĩa tác động
của việc đa dạng hóa sang bất động sản và
tài chính và lý do vì sao đáng lo ngại được
thảo luận trong Phần 4. Phần tiếp theo trình
bày các phát hiện về cách thức doanh
nghiệp nâng cao và mở rộng thị trường, tập
trung vào vai trò của vốn, công nghệ và lao
động trong việc quyết định chiến lược cũng
như cách thực hiện chiến lược.
3Chiến lược của doanh nghiệp thường đòi
hỏi đầu tư vốn, tiếp thu được công nghệ,
thiết bị, kỹ năng mới và khả năng tiến vào
thị trường mới hay mở rộng trên các thị
trường hiện tại. Mặc dù nhiều doanh nghiệp
chúng tui nói chuyện là tương đối lớn và
trong một số phương diện khá kinh nghiệm
về sản xuất và tiếp thị, việc mở rộng vẫn là
một thách thức. Để có thể cạnh tranh trong
những lĩnh vực mà họ chọn, các doanh
nghiệp cần có khả năng sản xuất ở quy mô
cần thiết. Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang
tăng trưởng, thu nhập trên đầu người vẫn
còn thấp, vì thế cầu trong nước cũng có hạn
và nhiều hiệp định thương mại mà Việt
Nam ký kết có nghĩa là các doanh nghiệp
Việt Nam phải cạnh tranh không chỉ với
nhau mà còn với các đối thủ nước ngoài
tiên tiến hơn. Ví dụ, một nhà sản xuất lốp đã
xác định quy mô hiệu quả tối thiểu phải là 3
triệu sản phẩm mỗi năm. Hiện tại, nó chỉ
bán được một phần mười số đó. Chiến
lược của doanh nghiệp là 'hoàn thiện công
nghệ, giảm chi phí sản xuất và đầu tư cho
tiếp thị'. Nhưng doanh nghiệp phải thực
hiện việc này trong bối cảnh cạnh tranh từ
các đối thủ trong nước (tất cả đều trực
thuộc một Tổng Công ty), đối thủ nước
ngoài ở Việt Nam và cả lốp nhập khẩu, loại
tốt nhất được sản xuất với công nghệ tiên
tiến hơn nhiều.
Quy mô cho phép các doanh nghiệp biện
minh cho chi phí đầu tư, thỏa mãn được
nhu cầu của các khách hàng lớn, và có lợi
nhuận. Tuy nhiên, sản xuất ở quy mô như
vậy đòi hỏi phải tổ chức sản xuất, tiếp thị,
tiếp nhận và triển khai công nghệ và thiết bị.
Tất cả những điều này lại đòi hỏi kỹ năng và
kinh nghiệm. Sản phẩm càng tiên tiến thì
quy trình sản xuất, tiếp thị và công nghệ
càng khó hơn. Các phần sau thảo luận một
số thách thức mà các doanh nghiệp Việt
Nam phải đối mặt trong quá trình hình
thành và thực hiện các chiến lược công
nghiệp của họ.
3.1 Vốn và Tài chính
Khó có thể xác định xem liệu thiếu vốn có
làm chậm sự phát triển của các doanh
nghiệp lớn nhất của Việt Nam không. Một
nửa các doanh nghiệp mà chúng tui điều
tra nêu vấn đề thiếu vốn là một trợ ngại
trong việc tiếp cận công nghệ và thiết bị
mới. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp cũng
nói rằng vay bây giờ dễ hơn so với 5 năm
trước. Trong các cuộc phỏng vấn, một lời
giải thích phổ biến cho câu trả lời này là có
thêm nhiều ngân hàng trên thị trường trong
nước, thêm vào đó ngân hàng thích cho
các doanh nghiệp thành công vay vì ngân
hàng ít có cơ hội đầu tư khả dĩ. Có quá
23
Thực hiện chiến lược:
Vốn, Công nghệ, Kỹ năng
nhiều tiền đuổi theo quá ít cơ hội đầu tư tốt.
Ví dụ, một doanh nghiệp nói rằng khi họ yêu
cầu vay 50 tỷ đồng, ngân hàng mời họ vay
luôn 120 tỷ. Cũng doanh nghiệp đó nói rằng
ngân hàng của họ rất buồn khi doanh
nghiệp trả nợ trước kỳ hạn.
Điều này nhất quán với một lý do phổ biến
khác được nêu để giải thích tiếp cận vốn dễ
hơn: thu nhập tốt và uy tín vững vàng. Các
ngân hàng biết rằng một số các doanh
nghiệp có dòng thu nhập đáng tin cậy và đã
quan sát được điều này cùng với thời gian.
Họ cũng biết doanh nghiệp nào trả được nợ.
Doanh nghiệp tư nhân đặc biệt lưu ý điều
này, nói rằng khi họ mới thành lập thì rất khó
đi vay. Họ phải cung cấp tài sản thế chấp và
phải mất lâu mới bảo đảm được khoản vay.
Giờ đây, sau khi đã phát triển được doanh
nghiệp, thì không còn khó vay nữa.
Với những doanh nghiệp lớn nhất, tiếp cận
vay dễ dàng hơn không phải là điều được
quyết định bởi hình thức sở hữu. Các
doanh nghiệp nhà nước đang làm ăn khó
khăn nói rằng họ khó có thể vay được trong
khi các doanh nghiệp tư nhân thành công
không nói như vậy. Một công ty may của
nhà nước nghĩ rằng nếu thay thế công nghệ
cũ của Trung Quốc từ những năm 1960s
bằng công nghệ hiện đại của Ý họ sẽ xoay
chuyển được tình hình. Không may là
doanh nghiệp không đủ tiền để thay thế tất
cả thiết bị và không thể thu hồi chi phí thiết
bị đã mua. Năm 2006 chính phủ đứng ra trả
nợ bốn ngân hàng quốc doanh hộ cho
21
doanh nghiệp này. Thiếu vốn và máy móc
21 Không có gì lạ là doanh nghiệp này đã tụt hạng khỏi danh sách Top 200 trong nước.
cũ kỹ cũng cản trở sự phát triển của một
công ty dệt khác của nhà nước. Duy nhất
một dây chuyền sản xuất mới nhất trong ba
dây chuyền của họ từ năm 1979, 1996 và
2002 là có thể sản xuất sợi đạt chuẩn xuất
khẩu và họ đang vật lộn tìm vốn để cập nhật
các dây chuyền còn lại.
Vấn đề thế chấp rất phức tạp. Trước đây,
các doanh nghiệp nhà nước không cần bảo
đảm khoản vay bằng thế chấp. Sau cổ
phần hóa, điều này đôi khi đã thay đổi
nhưng còn tùy vào doanh nghiệp và ngân
hàng cụ thể. Có ngân hàng đòi hỏi thế chấp
có ngân hàng không. Có doanh nghiệp vẫn
không cần đưa thế chấp, có doanh
nghiệp trước phải có thế chấp bây giờ
không cần làm thế nữa. Có doanh
nghiệp trước không cần thế chấp bây
giờ lại phải có thế chấp. Một doanh nghiệp
nói rằng nếu có thế chấp thì họ sẽ được
hưởng lãi suất thấp hơn nhưng việc đưa
thế chấp chỉ 'mang tính thủ tục'. Chỉ có một
doanh nghiệp nói rằng ngân hàng sẽ tịch
biên tài sản thế chấp để trừ nợ nếu doanh
nghiệp không trả được nợ.
Lãi suất cao đối với khoản vay dài hạn nổi
lên như là một lĩnh vực quan ngại, ngay cả
đối với các doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn.
Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp
khó có thể đầu tư lớn, nhất là xây nhà máy
mới. Một chiến lược để tránh vấn đề này là
vay vốn lưu động ngắn hạn lãi suất thấp và
dùng lợi nhuận giữ lại cho các đầu tư dài
hạn. Việc tách bạch các nguồn tài chính
không cứng nhắc. Một doanh nghiệp có thể
nói với ngân hàng rằng khoản vay là để
dùng làm vốn lưu động rồi đem về đầu tư cơ
bản để tránh lãi suất cao. Một số công ty
buộc phải xây dựng dự án thành từng giai
đọan, giai đoạn đầu dùng vốn vay rồi sau
đó dùng lợi nhuận giữ lại của giai đoạn đầu
để trang trải cho giai đoạn hai. Điều này đặt
ra câu hỏi về năng lực thực hiện dự án lớn
của doanh nghiệp. Không phải dự án nào
cũng có thể chia thành từng giai đoạn riêng,
hay đủ nhỏ tới mức có thể dùng khoản vay
dành cho vốn lưu động để tài trợ.
24
Khung 14: Ai cần thế ch
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top