daigai

Well-Known Member
Chia sẻ với các bạn
Một số câu hỏi ôn tập môn học đồ án thiết kế truyền động cơ khí

I. Bản thuyết minh
1. Lựa chọn động cơ điện và hộp giảm tốc dựa vào yêu cầu gì? Như thế nào?
- Dựa vào yêu cầu kinh tế và kỹ thuật. Nếu chọn đ/c có số vòng quay lớn (rẻ hơn) nhưng khi đó tỉ số truyền sẽ lớn => chế tạo hgt tốn kém hơn. Nếu số vòng quay nhỏ thì giá thành đắt hơn nên ta cần chọn đ/c phù hợp cả về kỹ thuật và kinh tế.
2. Tại sao trong truyền động bánh răng trụ thường lấy bề rộng của bánh răng nhỏ lớn hơn bề rộng bánh răng lớn? Giải thích?
- Trong quá trình chế tạo và lắp đặt do sai số nên khi làm việc rất khó để 2 bánh răng ăn khớp hết bề rộng bánh răng (nếu cùng bề rộng). => không đủ bền. Bề rộng bánh răng lớn lớn hơn bề rộng bánh răng nhỏ vì có đường kính lớn hơn nên tốn vật liệu hơn, thời gian gia công,….
3. Tại sao thường chọn vật liệu chế tạo vành bánh vít bằng hợp kim đồng thanh thiếc?
- Vì trong truyền động trục vít – bánh vít sinh bề mặt răng bánh vít trượt trên răng trục vít nên sinh nhiệt rất lớn. Hợp kim đồng có hệ số ma sát nhỏ => sinh nhiệt ít hơn…
4. Tại sao chỉ chọn vật liệu chế tạo vành bánh vít bằng hợp kim đồng thanh thiếc?
- Vì hợp kim đồng tốn kém trong khi đó chỉ cần phần ăn khớp có ma sát nhỏ. Và Mayo chịu xoắn mà hợp kim đồng thì chịu xoắn kém.
5. Nếu chọn bước xích lớn thì sẽ sinh ra tiếng ồn khi làm việc. Biện pháp làm để chọn được bước xích nhỏ hơn mà vẫn đảm bảo yêu cầu làm việc (Ntt < Nbảng).
- Để chọn được bước xích nhỏ hơn mà vẫn đảm bảo yêu cầu làm việc (Ntt < Nbảng). Ta có thể tăng số dãy xích lên. VD: xích kép, 3 dãy xích,....
6. Giải thích về biểu đồ momen?
- Biểu đồ momen thể hiện các lực, giá trị momen tác dụng lên vật liệu, chi tiết ta xét. Từ đó ta có thể biết được vị trí nào chịu momen lớn nhât, nhỏ nhất để kiểm tra bền, có các phương án thích hợp để tính toán và chọn sao cho chi tiết làm việc theo yêu cầu.
7. Tại sao trong biểu đồ momen có bước nhảy? (chỉ có trong vài trường hợp).
- Vì tại đó chịu tác dụng của các momen, các lực, các ngẫu lực theo nhiều phương và chiều khác nhau
8. Nếu chọn ổ lăn mà hệ số tải trọng tính toán lớn hơn trong bảng. Anh (chị) có biện pháp chọn ổ như thế nào?
- Nếu không có trong bảng tiêu chuẩn ( quá lớn). Ta tính toán chọn ổ có Cbảng sao cho thời gian làm việc của bánh răng bằng bội số của ổ bi.. Vì ta có thể thay thế ổ bi dễ dàng hơn.
9. Tại sao trong truyền động trục vít – bánh vít, khi trục của trục vít dài (L>250mm) lại phải bố trí 2 ổ đỡ chặn 1 đầu, đầu còn lại dung ổ đỡ và chuyển động tự do?
- khi hoạt động trục vít bánh vít trượt trên nhau sinh nhiệt rất lớn => trục giãn nở vì nhiệt tỉ lệ với chiều dài. Nếu chiều dài lớn thì giãn nở càng nhiều, dùng ổ bi chặn 2 đầu dễ dẫn đến trục bị uốn ảnh hưởng đến khả năng làm việc của hgt. Vì vậy cần bố trí 2 ổ đỡ chặn 1 đầu, đầu còn lại để tự do khi giãn nở sẽ giãn nở về phía đầu tự do.
II. Bản vẽ chi tiết: Giải thích về bản vẽ và kết cấu
- Bản vẽ chi tiết là tài liệu gồm hình biểu diễn chi tiết và những số liệu cần thiết để chế tạo và kiểm tra chi tiết.
- Nội dung bản vẽ chi tiết bao gồm những phần sau đây:
a, Hình biểu diễn: gồm các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt….nhằm thể hiện 1 cách rõ ràng hình dạng, kết cấu của chi tiết.
b, kích thước: bao gồm tất cả các kích thước thể hiện độ lớn của chi tiết, cần thiết cho việc chế tạo và kiểm tra chi tiết sau khi chế tạo.
c, Yêu cầu kĩ thuật: bao gồm các sai lệch giới hạn của kích thước, các sai lệch về hình dạng và vị trí bề mặt, nhám bề mặt, yêu cầu về nhiệt luyện và các yêu cầu kỹ thuật khác thể hiện chất lượng chi tiết.
d, Khung tên: bao gồm tên gọi chi tiết, vật liệu chế tạo chi tiết, tỉ lệ bản vẽ, ký hiệu của bản vẽ, tên và chữ kí của những người có trách nhiệm đối với bản vẽ.
1. Bản vẽ này có mang đi để làm bản vẽ chế tạo chi tiết thật được hay không? (gợi ý: trên bản vẽ chú ý ghi vật liệu chế tạo, độ cứng, số răng, số đầu mối trục vít…)
- Bản vẽ này có mang đi để làm bản vẽ chế tạo chi tiết thật được. Vì nó thể hiện đầy đủ hình dạng, kích thước, các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết để cho người thợ chế tạo ra chi tiết thật.
2. Cách ghi đường kích thước trong bản vẽ chi tiết? giải thích các kích thước? Vị trí không gia công kí hiệu như thế nào?
- Kích thước trên bản vẽ chi tiết phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, nghĩa là đảm bảo chức năng làm việc của chi tiết và chức năng sử dụng của máy, đồng thời phải phù hợp với yêu cầu công nghệ, nghĩa là tạo điều kiện dễ dàng cho việc chế tạo.
Trong các kích thước, có những kích thước không liên quan trực tiếp đến lắp ghép còn gọi là kích thước tự do có khoảng dung sai lớn.
Những kích thước liên quan trực tiếp đến lắp ghép của các chi tiết đó là kích thước lắp ghép. Sai lệch giới hạn của chúng quyết định tính chất lắp ghép, nghĩa là ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng làm việc của chi tiết và chức năng sử dụng của máy. Các kích thước đó gọi là kích thước chức năng.
Giá trị của các kích thước chức năng được tính toán theo độ bền, khối lượng…., còn sai lệch giới hạn của nó được xác định theo yêu cầu lắp ghép. Yêu cầu lắp ghép được thể hiện bằng kích thước có độ hở hay độ dôi thường gọi là kích thước điều kiện. Như vậy giữa kích thước chức năng và kích thước điều kiện có liên quan chặt chẽ với nhau.
Kích thước ghi trên bản vẽ chi tiết ghi theo chuỗi kích thước (là 1 vòng khép kín các kích thước của 1 hay 1 số chi tiết nối tiếp nhau tạo thành)
Mỗi 1 kích thước của chuỗi gọi là 1 khâu kích thước: Nếu các khâu của chuỗi phụ thuộc cùng 1 chi tiết, thì gọi là chuỗi kích thước chi tiết. Nếu các khâu của chuỗi thuộc các chi tiết khác nhau lắp ghép trong 1 bộ phận máy, thì gọi là chuỗi kích thước lắp ghép.
Khâu kích thước gồm: Khâu thành phần (kích thước của khâu do quá trình gia công quyết định và không phụ thuộc vào các khâu thành phần khác) và khâu khép kín (kích thước của khâu được xác định bởi các khâu thành phần, mỗi chuỗi kích thước chỉ có 1 khâu khép kín)
Khâu thành phần được chia ra: Khâu tăng (là khâu thành phần mà kích thước của nó tăng sẽ làm tăng kích thước của khâu khép kín và ngược lại) và khâu giảm (là khâu thành phần mà kích thước của nó tăng sẽ làm giảm kích thước của khâu khép kín và ngược lại).
Trong chuỗi kích thước lắp ghép, khâu thành phần là kích thước chức năng còn khâu khép kín là kích thước điều kiện.
- Các kích thước được ghi nối tiếp nhau trên 1 đường thẳng, nhưng không tạo thành 1 chuỗi khép kín.
- Khi có 1 số kích thước cùng 1 hướng và xuất phát từ 1 chuẩn chung, thì dùng cách ghi song song.
- Kích thước của mép vát 450 được ghi (độ dài x 450)..., kích thước của mép vát khác 450 được ghi theo nguyên tắc chung về kích thước.
- Khi ghi kích thước cho các phần tử giống nhau thì chỉ cần ghi kích thước cho 1 phần tử kèm theo số lượng phần tử đó.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top