Dạ dày “làm việc” như thế nào?



Trong tiến trình tiêu hoá thức ăn, dạ dày phải tiết ra dịch vị có tính axít để xay nhuyễn thức ăn trước khi xuống ruột. Dịch vị có nhiệm vụ đụng gì hoà tan nấy, bất kể những thức ăn “bạn” hay “thù”! Niêm mạc dạ dày vì thế đồng thời cũng phải bài tiết một lớp chất nhờn để bọc lót cho mặt trong dạ dày trước sức công phá của dịch vị. Nếu vì lý do nào đó, ví dụ để bụng quá đói, hay trong lúc cảm xúc thái quá, hay vì căng thẳng do stress, lượng nước chua trong dạ dày có thể bội tăng hơn bình thường nhiều lần.



Ngoài ra lượng chất nhờn bảo vệ dạ dày cũng có thể giảm thiểu rất nhiều ở người suy nhược, nghiện rượu hay thường bị viêm dạ dày. Nếu cùng lúc đó lượng thức ăn trong dạ dày lại quá ít thì dịch vị sẽ dễ tìm ra chỗ trống để ăn mòn niêm mạc dạ dày. Từ chỗ viêm tấy, nếu không được điều trị kịp thời, bước qua vết loét chỉ là vấn đề thời gian. Khi đã loét rồi thì dịch vị càng dễ khoét rộng vì chính ổ loét cũng tạo ra chất xuất tiết tiếp tay với dịch vị!



Thực đơn hữu ích



Người bị loét dạ dày tá tràng, bên cạnh thuốc men, sẽ cần các loại thức ăn có công năng “3 trong 1” bao gồm các tác dụng:



Bảo vệ niêm mạc dạ dày



Giảm thiểu tác dụng công phá của dịch vị



Gia tốc quy trình làm lành vết loét



Thực phẩm nên dùng:



Các loại rau cải chứa nhiều tiền sinh tố A như cà-rốt, rau dền, ớt Đà Lạt… nhằm tận dụng công năng bảo vệ niêm mạc của dạ dày.

Mễ cốc như hạt bí rợ, hay hải sản như hàu, vọp có nhiều kẽm (Zn) để vết loét mau lành.



Cá biển như cá mòi để mượn dầu béo Omega 3 che chở mặt trong dạ dày.



Khoai tây, trái bơ để bổ sung sinh tố B6 vốn rất dễ thiếu ở người viêm loét dạ dày, đồng thời để trung hoà tác dụng của dịch vị.



Thực phẩm cần tránh



Và tránh uống rượu vì chứa nhiều chất chua không có lợi cho dạ dày



Các món chiên xào, rượu, cà-phê, trà đậm, nước ngọt có ga vì làm tăng lượng chất chua trong dạ dày.



Trái cây, rau cải ngâm dấm vì dễ kích ứng vết loét.



Nước tương vì lượng muối ăn trong đó là một trong các nhân tố gây loét dạ dày.



Đừng uống hơn một ly sữa mỗi ngày. Vì sau tác dụng thuận lợi lúc đầu, tính kiềm của sữa sẽ khiến dạ dày phản ứng và bài tiết nhiều dịch vị hơn.



Điều cần lưu ý:



Bên cạnh lý do vì độc chất nicotine trong thuốc lá, rất nhiều trường hợp viêm loét dạ dày chữa mãi không lành vì người bệnh, và ngay cả một số không ít thầy thuốc đã không lưu ý hai yếu tố:



Hình thức dinh dưỡng của người bệnh có tác dụng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” với liệu pháp.



Ngưng thuốc và ngưng chế độ ăn uống bảo vệ niêm mạc dạ dày quá sớm vì chỉ căn cứ vào triệu chứng đau, trong khi vết loét vẫn còn dù đã hết đau!
 

tranduong25

New Member
tui hay bị di ngoài phân lỏng đại tràng co thát từng cơn,trong nguoi thấy mệt mỏi cỏ thể gay yếu suy nhược. tui da di khám và nội soi đại tràng không có biểu hiện viêm loét, u sơ,bác sĩ kêt luận tui bị "đại tràng chức năng" 3 năm rồi chũa mãi mà không mấy hiệu quả. ai có thông tin gì chũa bệnh .alo giúp tui nhé! dt 01992236875

nay toi 26 t. nha o ha noi :)]" align="absmiddle" border="0" hspace="1" src="http://vatgia.com/images/wys/yahoo_smiley.gif" />
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top