Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
I. Tổng quan về đặc điểm của enzym lipase
I.1. Đinh nghĩa Lipase
I.2. Phân loại và cấu trúc của lipase
I.2.1. Phân loại
I.2.2 Cấu trúc của lipase
I.3. Tính chất của lipase `
I.3.1. Cường lực xúc tác
I.3.2. Tính đặc hiệu của enzym
I.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của enzym lipase
II. Các phương pháp xác định hoạt tính của enzym lipase
II.1. Các phương pháp hoá lý
II.1.1 Sự biến mất của cơ chất
II.1.1.1. Phương pháp đo độ đục
II.2. Phương pháp đĩa Wilhelmy
II.2.1. Cơ chất là những màng film đon phân tử thuần khiết
II.2.2. Màng film đơn phân tử được trộn lẫn với cơ chất
II.2.3. Liên kết bề mặt và sự phục hồi lớp
II.2.4. Phương pháp hiển vi lực nguyên tử
II.2.5. Phương pháp quang phổ học hồng ngoại
II.3. Sự xuất hiện những sản phẩm của phản ứng thuỷ phân
II.3.1 Sự giải phóng Proton như một phép phân tích gián tiếp
II.3.1.1. Những chất chỉ thị màu
II.3.1.2. Phép chuẩn độ
II.3.2. Phương pháp Fluorimatric dựa vào những ester Umbelliferyl
III. Nguồn nguyên liệu và quá trình thu nhận
III.1. Nguồn nguyên liệu
III.2. Quy trình thu nhận lipase từ tuỵ heo
III.2.1. Phương pháp tách chiết Lipase với aceton và rửa tủa (lần 2) bằng aceton
III.2.2. Phương pháp tách chiết Lipase bằng cồn
III.2.3. Phương pháp tách chiết Lipase kết tủa bằng (NH4)2SO4
III.2.4. Phương pháp thu nhận Lipase thô bằng phương pháp sấy
IV. Enzym lipase của cá
IV.1. Giới thiệu nguồn nguyên liệu
IV.2.Phương pháp xác định hoạt tính lipase từ cá
V.Các ứng dụng của enzym liapse
V.1. Ứng dụng của lipase trong công nghiệp thực phẩm
V.2. Ứng dụng của lipase trong các ngành công nghiệp
V.3. Ứng dụng của lipase trong y học
V.4. Ứng dụng của lipase trong ngành mỹ phẩm

CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH CỦA ENZYM LIPASE

Enzym thuỷ phân chất béo có nhiệm vụ phá vỡ cấu trúc chất béo bên trong các tế bào của những cơ quan khác nhau cũng như tạo điều kiện cho sự di chuyển của lipit từ cơ quan này sang cơ quan khác. Một khía cạnh quan trọng của hệ enzym thuỷ phân chất béo là chúng chỉ xúc tác cho các phản ứng lý hoá tại bề mặt tiếp xúc giữa hai pha béo-nước, nhờ cơ chế hấp phụ bề mặt (kiểu xúc tác sensu stricto). Hầu hết enzym Lipase là enzym hoà tan được trong nước hoạt động trên những cơ chất không tan trong nước. Đặc tính phức tạp của loại xúc tác này làm cho nó khó định lương đươc chính xác cả về tỷ suất bề mặt cũng như những tham số tại bề mặt giao tiếp giữa hai pha (như lực căng bề mặt, tính nhớt bề mặt, điện thế bề mặt) và liên quan với chất lượng bề mặt của cơ chất mà quá trình phân ly chất béo phải phụ thuộc. Sự nhũ hoá giữa nước và các chất không tan trong nước sẽ cần đến sự tồn tại của các chất hoạt động bề mặt như: các chất tẩy rửa, các chất béo khác nhau, protein… ngay tại bề mặt giao tiếp giữa hai pha, vì vậy có thể ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến phương pháp đo hoạt tính của enzym Lipase mà sự kìm hãm không đặc hiệu của lipase do sự xuất hiện của Protein tại bề mặt tiếp xúc của hai pha dầu-nước là một ví dụ điển hình.
Các enzym Lipase đã được định nghĩa bằng những thuật ngữ động học, được dựa trên hiện tượng “ hoạt động bề mặt giữa các pha “, nghĩa là sự gia tăng hoạt tính xuất hiện khi một phần cơ chất tan trong nước trở thành cơ chất không tan trong nước. Quá trình này chưa được quan sát trên các esterases ( nhóm enzym xúc tác sự tổng hợp và thuỷ phân các ester ). Cấu trúc 3-D của lipase được xác định gần đây cho thấy các nếp gấp / của hydrolase và tâm ái nhân có chứa gốc Serin. Một số lipase ( không phải là tất cả ) còn có vùng kieểm soát trung tâm hoạt động và hiện tượng “ hoạt động bề mặt “chưa phải là tiêu chuẩn thích hợp để phân loại các esterases đặc biệt như lipase. Vì các enzym thường được đặt tên theo kiểu phản ứng mà chúng xúc tác, lipase có thể được định nghĩa lại là các carboxy-esterases hoạt động trên chuỗi acylglycerols mạch dài: chúng là những enzym phân cắt lipit đơn giản.
Ở những nước công nghiệp phát triển, các chất béo ăn được đã có mặt trong bữa ăn của con người, mà thành phần chủ yếu là triacylglycerols (TAGs) từ 100-150g mỗi ngày, chiếm khoảng 30% năng lượng mà cơ thể đưa vào hàng ngày. Những phân tử TAG không thể tự đi qua màng ruột được. Một chuỗi các phản ứng thuỷ phân và hấp thụ cần xảy ra để giải phóng hoá năng có mặt trong các mạch hydrocacbon của TAG sinh vật có thể sử dụng được.
Enzym lipase bên trong bộ máy tiêu hoá đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong những chu trình cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể con người và những động vật bậc cao. Lipase hiện nay được sử dụng rộng rãi như những chất xúc tác chọn lọc trong môi trường có nước ( hay ít nước ) và nhiều phân tử tổng hợp mà có thể được sử dụng như những cơ chất của lipase. Trong quá trình này, chúng ta chỉ đề cập đến sự phân tích lipase kéo theo sự thuỷ phân ester carboxylic.
Những phản ứng này thường được thực hiện dưới điều kiện hoạt độ của nước thấp. Hơn nữa, người đọc được tham chiếu tới những điều lệ phổ biến mà liên quan đến enzym Lipase trong phép phân tích lập thể chọn lọc.
Trong enzym học, người ta không định lượng enzym một cách trực tiếp mà thường xác định gián tiếp thông qua xác định mức độ hoạt động ( hoạt độ ) của enzym. Bởi vì, khi có mặt enzym thì sự hoạt động của nó được biểu hiện ra ở chỗ nó làm thay đổi cac tính chất vật lý, hoá lý cũng như tính chất hoá học của hỗn hợp phản ứng. Theo dõi những biến đổi đó có thể biết được chính xác mức độ hoạt động của enzym thông qua xác định lượng cơ chất bị mất đi hay lượng sản phẩm được tạo thành trong phản ứng.
Về nguỵên tắc, có thể chia ra 3 nhóm phương pháp sau:
1. Đo lượng cơ chất bị mất đi hay lương sản phẩm được tạo thành trong một thời gian nhất định ứng với một nồng độ enzym xác định
2. Đo thời gian cần thiết để thu được một lượng biến thiên nhất định của cơ chất hay sản phẩm ứng với một nồng độ enzym nhất định.
3. Chọn nồng độ enzym cần thiết như thế nào để trong một thời gian nhất định thu được sự biến thiên nhất định về cơ chất hay sản phẩm.
Ba nhóm phương pháp này được tóm tắt trong bảng sau :

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác than của dự án Đồng Vông – Uông bí – Q Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu đánh giá xác định mức độ nhiễm mặn đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng nhiễm nặm ở Nông Lâm Thủy sản 0
M Nghiên cứu phân tích, đánh giá tồn lượng hoá chất bảo vệ thực vật và tình trạng ô nhiễm môi trường ở Khoa học Tự nhiên 0
E Đánh giá tình trạng ô nhiễm và đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng nước sông Nhuệ : Luận văn Khoa học Tự nhiên 0
J [Free] Đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số cơ sở chăn nuôi gà; nghiên cứu sản xuất và ứn Luận văn Kinh tế 0
T Tình trạng ô nhiễm môi trường có thể xem là một vấn nạn của cả thế giới. Vì thế có nhận định rằng “ô Văn học 0
T Nghiên cứu Tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ Y dược 0
M Tiểu luận: TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Tài liệu chưa phân loại 0
B Tiểu luận: TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM Ở CÁC LÀNG NGHỀ Ở NÔNG THÔN:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Luận văn Kinh tế 1
H Tương quan giữa lâm sàng và tình trạng nhiễm helicobacter pylori Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top