thucan20

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Mục Trang
Lời mở đầu
PHẦN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1
5
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ CẢNG SÀI GÒN 5
§1.1 Vị trí địa lý: 5
§1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 5
§1.3 Các công ty trực thuộc hệ thống Cảng Sài Gòn 6
§1.4 Cơ cấu tổ chức cảng Sài Gòn: 6
§1.5 Cầu bến 7
§1.6 Thiết bị 8
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY XẾP DỠ TÂN THUẬN 9
§2.1 Quá trình hình thành 9
§2.2 Thuận lợi và khó khăn của Công Ty 10
§2.3 Chức năng và đặc điểm trong sản xuất kinh doanh 10
§2.4 Cơ sở vật chất của Công ty 11
CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU CỔNG TRỤC VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 12
§3.1 Giới thiệu chung về các loại cổng trục 12
§3.2 Giới thiệu cổng trục hai dầm sức nâng 20Tf 14
§3.3 Cấu tạo,nguyên lý hoạt động và chọn phương án thiết kế các cơ cấu của cổng trục sức nâng 20Tf 15
§3.4 Giới thiệu và phương án thiết kế kết cấu thép cổng trục sức nâng 20Tf 20
§3.5 Giới thiệu hệ thống điện cổng trục sức nâng 20Tf 24
§3.6 Đặc tính kĩ thuật của cổng trục sức nâng 20Tf 24
PHẦN 2. THIẾT KẾ KĨ THUẬT 25
CHƯƠNG 1. THIẾT KẾ CƠ CẤU NÂNG 25
§1.1 Giới thiệu về cơ cấu nâng 25
§1.2 Cấu tạo và nguyên lý 25
§1.3 Xác định chế độ làm việc của cơ cấu nâng 26
§1.4 Chọn palăng cáp 27
§1.5 Các thông số ban đầu 28
§1.6 Sơ đồ mắc cáp 29
§1.7 Chọn kích thước dây cáp nâng – tính lực căng cáp lớn nhất 29
§1.8 Tính tang và puli 30
§1.9 Tính chọn cặp đầu cáp trên tang 35
§1.10 Tính toán trục tang 36
§1.11 Tính chọn ổ đỡ trục tang 38
§1.12 Chọn động cơ điện- Hộp giảm tốc 40
§1.13 Chọn khớp nối – phanh 41
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ CƠ CẤU DI CHUYỂN XE CON 46
§2.1 Giới thiệu về cơ cấu nâng 46
2.2 Cấu tạo và nguyên lý 46
§2.3 Số liệu ban đầu. 47
§2.4 Chọn bánh xe và ray 47
§2.5 Chọn động cơ điện 48
§2.6 Phanh. 53
§2.7 Khớp nối 55
§2.8 Tính bộ truyền hở 55
§2.9 Trục bánh dẫn. 58
§2.10 Ổ đỡ trục bánh xe 63
CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ KẾT CẤU THÉP 64
§3.1 Sơ lược về vật liệu và cấu tạo kết cấu thép của cổng trục 64
§3.2 Các thông số kích thước cơ bản của kết cấu thép 65
§3.3 Đặc trưng hình học của tiết diện 67
§3.4 Các tải trọng tính 70
§3.5 Xác định nội lực trong kết cấu thép 74
§3.6 Kiểm tra bền 91
§3.7 Kiểm tra ổn định 106
§3.8 Tính ổn định của cổng trục 111
§3.9 Tính các mối liên kết 113
§3.10 Tính độ võng cổng trục 115
PHẦN 3
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO GIA CÔNG KẾT CẤU THÉP DẦM CHÍNH-THỬ NGHIỆM CỔNG TRỤC SỨC NÂNG 20T
118
CHƯƠNG1:LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO KẾT CẤU THÉP DẦM CHÍNH CỔNG TRỤC SỨC NÂNG 20T 118
§1.1 Chọn vật liệu chế tạo kết cấu thép của dầm chính 118
§1.2 Các số liệu cơ bản 118
§1.3 Yêu cầu kỹ thuật 118
§1.4 Trình tự các nguyên công gia công dầm chính 119
§1.5 Một số yêu cầu sau khi thực hiện nguyên công chế tạo dầm chính 125
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM CỔNG TRỤC 126
§2.1 Trình tự thử nghiệm cầu trục theo TCVN 4244 – 2005 126
§2.2 Quan sát kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các bộ phận 127
Các tài liệu tham khảo 129
PHẦN 3
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO GIA CÔNG KẾT CẤU THÉP DẦM CHÍNH-THỬ NGHIỆM CỔNG TRỤC SỨC NÂNG 20T

CHƯƠNG1:LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO KẾT CẤU THÉP DẦM CHÍNH CỔNG TRỤC SỨC NÂNG 20T
1.1. Chọn vật liệu chế tạo kết cấu thép của dầm chính
Ta chọn vật liệu chế tạo kết cấu thép của dầm chính là loại thép tấm . Vì kết cấu thép loại này có dạng hộp nên thép tấm sẽ giúp khi chế tạo dầm chính giảm được tối đa lượng vật liệu thừa
Vật liệu chế tạo là loại thép CT3
Các đặc trưng về cơ tính của loại thép này là:
 Mô đun đàn hồi khi kéo : E=2,1.106 kG/cm2
 Mô đun đàn hồi trượt : G=0,81.106 kG/cm2
 Giới hạn chảy : c=2400-2800 kG/cm2
 Giới hạn bền : b=3800-4200 kG/cm2
 Độ dai va đập : ak=50-100J/cm2
 Khối lượng riêng : =7,83T/m3
 Độ dãn dài khi đứt : =21%
 Tính dẻo cao
 Tính hàn tốt
1.2.Các số liệu cơ bản
Vì kết cấu thép của dầm chính có kết cấu dạng hộp, được liên kết từ các thành đứng, thanh biên trên, thanh biên dưới lại với nhau và giữa chúng liên kết chủ yếu với nhau bằng liên kết hàn.Chính vì thế khi thi công chế tạo kết cấu thép của dầm chính ta cần triển khai tole với các số liệu hình học cơ bản sau:
Đối với dầm chính :
+ Tole 6mm khổ 1300mm x 6000mm.
+ Tole 10mm khổ 730mm x 6000mm.
Hình 1.1:kích thước tole chế tạo dầm chính
1.3.Yêu cầu kỹ thuật:
Khi tiếp nhận tole cần kiểm tra kĩ lưỡng về số hiệu, dấu hiệu kiểm tra của nhà máy chế tạo. Trong giấy chứng minh tole phải có thành phần hóa học và các số hiệu thí nghiệm cơ học.
Trước khi gia công, tole phải được vệ sinh, mục đích là để dể lấy dấu, đảm bảo độ chính xác. Nếu tole có hiện tượng cong vênh thì cần có biện pháp nắn thẳng để khắc phục biến dạng của thép sau khi cán, hay do va chạm, nếu có, trong quá trình nâng, cẩu, vận chuyển. Đây là khâu cơ bản trong công tác chuẩn bị. Thông thường, thép được uốn nắn, điều chỉnh ở trạng thái nguội. Trường hợp thép bị cong vênh quá lớn mới điều chỉnh bằng nung nóng. Sau khi đã kiểm tra và nắn thẳng (nếu có), thép cần được đánh sạch để loại trừ các bám bẩn trong quá trình chế tạo và vận chuyển.
Sau đó cần cắt tole theo đúng kích thước đã định bên trên cần kiểm tra lại bằng cách dùng thước dây có độ chính xác tới1/100
1.4. Trình tự các nguyên công gia công dầm chính
Như đã trình bày ở phần trên, dầm chính và phần chân của cổng trục được chế tạo theo phương án ghép và hàn từ các tấm có kích thước định sẵn ,và từ các phần nhỏ đó ta nối thành bộ phận lớn là dầm chính có chiều dài là 25032mm.
1.4.1.Nguyên công 1: Làm sạch và gia công mép trước khi hàn
-Bước 1: Làm sạch tole:
Công tác vệ sinh thì ta cần làm sạch tole vì khi ta không làm sạch tole khi hàn thì chất lượng mối hàn dễ bị ảnh hưởng bởi các tạp chất khi hàn xong thường có hiện tượng rỗ khí và mối hàn thường bị rạn nứt chất lượng mối hàn sẽ không đảm bảo điều kiện làm việc về chịu lực.Vệ sinh mối hàn bằng phương pháp lau chùi các vết bẩn của dầu hay dùng máy mài mài đi các lớp rỉ .
-Bước 2: Gia công mép trước khi hàn:
Trước khi tiến hành hàn, để loại bỏ sự nhấp nhô của vết cắt, các mép cắt phải được bào nhẵn bằng các phương pháp gia công cơ khí thông thường như bào, mài, dũa…
Gia công cơ khí phải thực hiện tới độ sâu không nhỏ hơn 2mm để loại trừ hết các khuyết tật bề mặt, các vết xước hay vết nứt ở các mép chi tiết. Khi gia công bằng máy mài tròn, phải mài dọc mép chi tiết. Sau khi gia công, độ gồ ghề của mép chi tiết không quá 0,3mm
1.4.2 Nguyên công 2 : Chuẩn bị mép hàn và chuẩn bị đồ gá:
-Bước 1:Chuẩn bị mép hàn:
Thép trước khi hàn cần được gia công mép và khe để đảm bảo mối hàn nối thấm sâu trên chiều dày liên kết, đồng thời tránh phải quay lật thép trong quá trình hàn. Với chiều dày thanh biên dưới là 10mm, phải vát mép. Có hai cách vát mép là hình chữ V hay chữ X . Đối với bản thành, mặc dù chiều dày của bản là 6mm, nhưng ta vẫn tiến hành vát mép nhưng vát mép với chiều sâu nhỏ để đảm bảo không thép không bị thủng vì quá mỏng, chiều dài đoạn cần vát mép tương đối lớn. Các cạnh vát có thể được gia công bằng cơ khí. Trước khi gá lắp, các mép hàn phải đước đánh sạch gỉ, dầu mỡ và bám bẩn khác, cần đánh sạch không chỉ ở các mép mà cả các vùng lân cận .


Hình 1.2:Vát mép mối hàn để hàn liên kết các đoạn và hàn thanh biên với tấm thành
-Bước 2: Chuẩn bị đồ gá:
Đồ gá ta dùng thép [ làm đồ gá khi gá lấp ta đặt những thanh ngắn xuống nền nhà để khử đi độ nhấp nhô của nhà xưởng. Sau đó ta đặt những thanh dài lên để lấy mặt phẳng cần thiết như hình vẽ :


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

aries1482

New Member
Re: [Free] Tính toán thiết kế,lập quy trình công nghệ chế tạo kết cấu thép và quy trình thử nghiệm cổng trục sức nâng Q = 20 (Tf)

Ad up giùm mình tài liệu này được không. thanks
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top