Download miễn phí Đề tài Tình hình thực tế công tác kế toán tài sản cố định tại văn phòng Tổng công ty XDTL 1





 Ngoài hai cách phân loại theo nguồn hình thành và theo đặc trưng ky thuật, Công ty nên phân loại tài sản theo công dụng và tình hình sử dụng. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho kế toán tính toán phân bổ chính xác số khấu hao và đối tượng sử dụng. Qua đó, Công ty biết được số lượng TSCĐ đang dùng không cần dùng, TSCĐ chờ thanh lý là bao nhiêu để có phương hướng giải quyết kịp thời Đặc biệt việc phân loại theo tình hình sử dụng sẽ cho phép tổng công ty đánh giá được tình hình huy động năng lực sản xuất TSCĐ để có biện pháp huy động cao TSCĐ đang dùng. Đối với TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý, công ty sẽ nắm chắc hơn và sẽ giải phóng số vốn này và có nguồn để tái đầu tư TSCĐ,mua sắm mới,trang bị mới TSCĐ.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


lập thẻ hay sổ chi tiết TSCĐ. Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc như hoá đơn, phiếu chi để làm các bút toán.
Tài khoản sử dụng:
TK211: TSCĐ hữu hình (có kết cấu như sau):
Bên nợ: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng;
- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình.
Bên có: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm ;
- Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình.
Số dư nợ: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có.
TK211có 6 TK cấp 2: TK2112,TK2113, TK2114, TK2115, TK2116 và TK2118.
TK213: TSCĐ vô hình (có kết cấu như sau):
Bên nợ: - Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng;
- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ vô hình.
Bên có: - Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm;
- Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ vô hình.
Số dư nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có.
TK213 có 6 TK cấp 2: TK2131, TK2132, TK2133, TK2134, TK2135 và TK2138.
Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như TK411, TK111, TK112
Phương pháp hoạch toán ( xem sơ đồ 01)
2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ hữu hình và vô hình
TSCĐ của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi giảm TSCĐ, kế toán phải làm đầy đủ các thủ tục xác định những khoản thiệt hại và thu nhập (nếu có). Căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán ghi sổ theo từng trường hợp cụ thể:
Kế toán sử dụng các TK 111, TK 112, TK 153, TK721, TK 811 để phản ánh tình hình giảm TSCĐ.
Kế toán thanh lý TCSĐ
TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những tài sản lạc hậu về mặt kỹ thuật hay không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh mà không thể sử dụng được.
Khi có quyết định thanh lý TSCĐ, doanh nghiệp phải lập ban thanh lý TSCĐ và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định, Biên bản được lập thành 02 bản:
Một bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi và ghi sổ.
Một bản giao cho đơn vị đã sử dụng, quản lý TSCĐ.
Kế toán nhượng bán TSCĐ
TSCĐ nhượng bán thường là những TSCĐ hữu hình phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết (quyết định, biên bản, hợp đồng).
Nếu TSCĐ đem nhượng bán được hình thành từ vốn vay ngân hàng thì số tiền thu được do nhượng bán TSCĐ trước hết phải trả nợ đủ vốn vay và lãi vay cho ngân hàng, số còn lại đơn vị mới được quyền sử dụng cho những mục đích thích hợp.
Giảm TSCĐ hữu hình do tham gia góp vốn liên doanh với doanh nghiệp khác:
Đầu tư góp vốn liên doanh được coi là một hoạt động đầu tư tài chính của đơn vị nhằm mục đích kiếm lời. Những TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp chuyển đi góp vốn liên doanh với doanh nghiệp khác đã không còn thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Gía trị góp vốn liên doanh lúc này được thể hiện là giá trị đầu tư góp vốn liên doanh và được theo dõi trên TK 222 hay TK 128.
Căn cứ vào các chứng từ có liên quan kế toán ghi giảm TSCĐ (nguyên giá và hao mòn TSCĐ) ghi tăng giá trị đầu tư góp vốn liên doanh. Đồng thời, kế toán phản ánh phần chênh lệch giữa đánh giá lại và giá trị còn lại của TSCĐ vào TK 412.
Giảm TSCĐ do mất mát và phát hiện thiếu khi kiểm kê:
Mọi trường hợp phát hiện thiếu TSCĐ đều phải truy tìm nguyên nhân. Căn cứ vào biên bản kiểm kê TSCĐ và kết luận của hội động kiểm kê để hạch toán chính xác, kịp thời theo từng nguyên nhân cụ thể.
-Trường hợp có quyết định xử lý ngay: Căn cứ vào biên bản xử lý TSCĐ thiếu đã được duyệt và hồ sơ TSCĐ, kế toán phải xác định chính xác nguyên giá, giá trị hao mòn của TSCĐ đó, căn cứ để ghi giảm TSCĐ và xử lý vật chất phần giá trị còn lại của TSCĐ.
-Trường hợp, phải chờ quyết định xử lý: kế toán phản ánh giá trị tổn thất vào TK 138 (1381: Tài sản thiếu chờ xử lý).
Giảm TSCĐ hữu hình do chuyển thành công cụ, dụng cụ
Với những tài sản dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh, khi chuyển thành công cụ, công cụ lao động, kế toán phải ghi giảm giá trị TSCĐ theo nguyên giá, giảm giá trị hao mòn và xử lý giá trị còn lại của TSCĐ được đưa vào TK 153- Công cụ, dụng cụ.
3. Kế toán tổng hợp TSCĐ thuê tài chính.
TSCĐ thuê tài chính là các TSCĐ doanh nghiệp đi thuê nhưng có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài theo các hợp đồng thuê.
TSCĐ thuê tài chính cũng được coi như TSCĐ của doanh nghiệp được phản ánh trên bảng cân đối kế toán và doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng và trích khấu hao như các TSCĐ tự có của doanh nghiệp.
Tài khoản sử dụng:
TK 212: TSCĐ thuê tài chính (có kết cấu như sau):
Bên nợ: - Phản ánh nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tăng;
Bên có: - Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính giảm (do hoàn trả hay chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp).
-Điễu chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ vô hình
Số dư nợ: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có của doanh nghiệp.
Ngoài ra kế toán TSCĐ thuê tài chính còn sử dụng tài khoản TK 342 “Nợ dài hạn”.
Phương pháp hạch toán: (Xem sơ đồ 02)
4. Kế toán khấu hao TSCĐ
4.1Khái niệm và phương pháp tính
Khái niệm: Trong quá trình đầu tư và sử dụng, dưới tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện làm việc cũng như tiến bộ kỹ thuật, TSCĐ bị hao mòn dần và sự hao mòn này được thể hiện dưới 2 dạng: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ, người ta tiến hành trích khấu hao bằng cách chuyển phần giá trị hao mòn của TSCĐ vào giá trị sản phẩm làm ra. Như vậy, hao mòn là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ, còn khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đă bị hao mòn của TSCĐ.
Phương pháp tính:
Số khấu hao
TSCĐ phải
Trích trong
Kỳ
Số khấu hao
TSCĐ giảm
Trong kỳ
=
-
Số khấu hao
TSCĐ tăng
Trong kỳ
+
Số khấu hao
TSCĐ đã trích
Kỳ trước
4.2Kế toán khấu hao TSCĐ
Để phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng (tình hình trích khấu hao) và các khoản tăng, giảm giá trị hao mòn khác. Kế toán sử dụng:
TK 214: Hao mòn TSCĐ (có kết cấu như sau):
Bên nợ: - Giá trị hao mòn TSCĐ giảm.
Bên có: - Giá trị hao mòn TSCĐ tăng.
Số dư có: - Giá trị hao mónTC SĐ hiện có.
TK 214 được mở thành 3 tài khoản cấp 2 (TK 2141, 2142, 2143).
Việc hình thành tăng, giảm và sử dụng nguồn vốn khấu hao cơ bản của doanh nghiệp được phản ánh trên TK 009 – “Nguồn vốn khấu hao cơ bản”. Ngoài ra, để kế toán khấu hao TSCĐ, kế toán còn sử dụng các TK liên quan khác như TK 627, TK 641, TK 642
Phương pháp hạch toán (Xem. sơ đồ 03)
5.Kế toán sửa chữa TSCĐ
TSCĐ hao mòn và hư hỏng dần trong quá trình sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy để đảm bảo năng lực hoạt động bình thường của chúng cần tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng.
Căn cứ vào quy mô, tính chất công việc sửa chữa cũng như mức độ chi phí sửa chữa và khả năng thực hiện mà các doanh nghiệp có thể tiến hành sửa chữa TSCĐ theo cách tự làm hay thuê ngoài.
5.1Kế toán sửa chữa TSCĐ theo cách tự làm:
Trường hợp này doanh nghiệp tự tổ chức sửa chữa. Trong quá trình sửa chữa doanh nghiệp phải chi ra các chi phí về sửa chữa nhưChi phí vật liệu,chi phí phụ tùng,chi phí về tiền lương công nhân sửa chữa, các chi phí bằng tiền Tuỳ theo mức độ chi nhiều hay ít để hạch toán .
Đối với sửa chữa thường xuyên
Đặc điểm của sửa chữa thường xuyên là chi phí bỏ ra ít, khi sửa chữa không phải ngừng sản xuất, thời gian sửa chữa ngắn Do đó, khi phát sinh chi phí sửa chữa này, kế toán phản ánh trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của bộ phận có TSCĐ sửa chữa, kế toán ghi:
Nợ TK 627, TK 641, TK 642
Có TK 152, 153, 111, 112, 334 , 338
Đối với sửa chữa lớn TSCĐ
Đặc điểm của sửa chữa lớn TSCĐ là chi phí bỏ ra lớn, được tiến hành sữa chữa theo kế hoạch, dự toán theo từng công trình sửa chữa. Vì vậy, để giám sát chặt chẽ chi phí và giá thành công trình sửa chữa lớn các chi phí này trước hết phải được tập hợp vào TK 241 (2413) chi tiết cho từng công trình sửa chữa lớn.
Phương pháp hạch toán (Xem sơ đồ 04)
5.2. Kế toán sửa chữa TSCĐ theo cách thuê ngoài
Theo cách này, doanh nghiệp phải ký hợp đồng với bên nhận thầu trong đó phải ghi rõ nội dung của công việc sửa chữa,giá, thời hạn hoàn thành bàn giao thanh toán và cách thanh toán.
Căn cứ hợp đồng sửa chữa và biên bản bàn giao công việc sửa chữa TSCĐ hoàn thành, kế toán ghi:
Nợ TK 241 (2413): Xây dựng cơ bản dở dang.
Có TK 331: Phải trả cho người bán.
Sau đó kết chuyển chi phí sửa chữa TSCĐ vào các tài khoản phản ánh chi phí của các đối tượng sử dụng TSCĐ. Tùy thuộc vào trường hợp doanh nghiệp có trích trước chi phí sửa chữa lớn hay không mà hạch toán theo các định khoản như đối với trường hợp sửa chữa TSCĐ theo cách tự làm (Sơ đồ 04).
chương II
Thực trạng kế toán TSCĐ tại
tổng Công ty xây dựng thuỷ lợi 1
I- Đặc điểm tình hình Công ty
1- Quá trình hình thành và phát triển
Tổng Công ty XDTL 1 là doanh nghiệp Nhà nước tổ chức theo quyết định 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ Tướng Chính phủ.
Tổng Công ty XDTL 1 được thành lập theo quyết định số 161 - NN - TCCB/QĐ ngày 7/2/1996 của Bộ nông nghiệp và PTNT ,trên cơ sở sắp xếp tổ chức lại liên hiệp xí nghiệp xây dựng thuỷ lợi 1, 2 và các doanh nghiệp trực thuộc Bộ ở phía Bắc
Khi thành lập cơ sở vật chất kỹ thuật của khu văn phòng Tổng Công ty không có gì. Trụ sở phải thuê của văn phòng Bộ Thuỷ Lợi cũ (cho đến nay vẫn thuê của tư nhân...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tình hình thực hiện các lĩnh vực quản trị của công ty đầu tư - Xây dựng Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 0
D Đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết số 30a 2008 NQ CP trên địa bàn huyện mù cang chải tỉnh yên bái Nông Lâm Thủy sản 0
D Chế định mang thai hộ theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và tình hình thực hiện trên địa bàn thành phố hà nội Luận văn Luật 1
D Báo cáo tổng hợp về tình hình thực tế công tác kế toán, quy trình hạch toán các phần hành kế toán tại Công ty may 10 Luận văn Kinh tế 2
D VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ LIÊN HỆ VỚI TÌNH HÌNH THỰC TIẾN Ở VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
K Phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH HAL Việt Na Luận văn Kinh tế 0
M Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty TNHH sản xuất và thương mại Lương Nông Luận văn Kinh tế 0
A Thực trạng tình hình tài chính doanh nghiệp Nidec Tosok Khoa học Tự nhiên 0
C Báo cáo thu hoạch lớp kế toán trưởng với tình hình thực tế kế toán tại Công ty vận tải Thủy Bắc Luận văn Kinh tế 2
A Thực trạng tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội trong thời g Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top